1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề về sức khỏe và chấn thương khi chơi tennis

Chủ đề trong 'Tennis' bởi xipomos, 09/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Các vấn đề về sức khỏe và chấn thương khi chơi tennis

    Cả nhà thân mến!!
    Các chủ đề về sức khỏe đã được mở ra từ rất lâu trong box ta, nhưng do TTVNOL chuyển server nên mọi người không thể tiếp tục bàn luận, tư vấn, chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình cũng như những kinh nghiệm tập luyện, cách chữa trị chấn thương trong tennis! Đây là một vấn đề cực kì quan trọng !! Nay em xin phép mở lại topic mới để mọi người tiếp tục có những đóng góp, trao đổi hữu ích về vấn đề này! Mong mọi người lưu ý hơn nữa! những vấn đề về sức khỏe trong tập luyện thể thao!! Các chủ đề cũ em link lại đây để mọi người cùng theo dõi!!
    _10 điều nên tránh trong thi đấu quần vợt
    _Vài điều lưu ý về "nạp năng lượng" khi chơi quần vợt
    _Dinh dưỡng cho người chơi tennis
    _Về chấn thương khuỷu tay và các khớp khi chơi tennis [​IMG]
  2. Le_Linh_Nhi

    Le_Linh_Nhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn XPM> topic rất hữu ích. Tặng bạn 1 vote. Bạn có thể viết thêm vế chế độ ngủ của những người chơi tennis nữa đc không? Vì theo nhu tôi biết chế độ và giờ giấc ngủ cũng ảnh hưởng tới phong độ khi thi đấu mà!
    u?c ndt_007 s?a vo 22:22 ngy 02/08/2006
  3. quietman76

    quietman76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2005
    Bài viết:
    520
    Đã được thích:
    0
    Hihihi, câu hỏi quá hay. Để xem Xipo trả lời sao đây. Công nhận là giấc ngủ rất quan trọng, ko chỉ cho chơi tennis mà cho sức khoẻ nói chung. Mình thường bị mất ngủ do chơi tennis muộn. Thể lực xuống rất nhanh nên chơi cũng không hiệu quả. Thỉnh thoảng mới được một hôm chơi buổi sáng thấy dễ chịu hơn nhiều.
    Còn về chấn thương, lại nhớ hồi mới vào Box là đang bị chấn thương, kêu suốt từ bên vnn sang đây. Xipomos còn khuyên nên nghỉ đến khi khỏi hẳn hoặc xem xét ... nghỉ hẳn chơi tennis . Nói thật là cũng hơi "cú" vì nghĩ chẳng nhẽ chưa gì đã thành phế nhân rồi sao. Lằng nhằng mãi cuối cùng cũng tìm đúng thầy thợ và chữa khỏi. Nguyên nhân một phần cũng là do ham chơi khi thể lực không đảm bảo, không khởi động kỹ trước khi chơi, bị chấn thương nhưng vẫn tiếp tục chơi ...
    Có một điều rất buồn cười là khi ra sân chơi, nếu một ông nào đó mà khởi động bài bản, chơi từ nhẹ nhàng (ví dụ như đánh mini tennis) rồi mới tăng dần cường độ thì sẽ bị "cười khẩy" hoặc la ó. Đó là 1 nhược điểm cố hữu của dân nghiệp dư cũng giống như dân ta học tiếng tây mà nói sõi và chuẩn quá thì nhiều lúc lại bị xem là "điệu" là "tinh vi". Một phần nguyên nhân cũng do các sân bóng của nhà mình thường đông người chơi nên cũng chẳng có mấy thời gian mà khởi động kỹ. Thế nhưng chỉ khi chúng ta gặp các vấn đề về chấn thương và suy giảm thể lực thì mới chú ý đến nó. Một điểm quan trọng nữa là khởi động tốt thì chơi cũng tốt hơn rất nhiều. Thế nhưng nó lại chẳng mấy khi được dân Amateur để ý.
    Bản thân tôi cũng đã gặp các vấn đề trên nên giờ đây cũng đã chú ý hơn đến khởi động. Có thể có nhiều đồng chí có thể lực tốt, vào chơi mà chẳng cần khởi động cũng ko thấy vấn đề gì lắm, nhưng chỉ khi gặp phải chấn thương, lúc đó mới có thể nhìn nhận đúng tấm quan trọng của nó.
    Đồng chí nào có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này thì chia xẻ thêm nhé. Tôi thấy đây cũng là vấn đề quan trọng chẳng kém gì yếu tố kỹ thuật đâu
    u?c ndt_007 s?a vo 22:25 ngy 02/08/2006
  4. NguyHun

    NguyHun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    4.092
    Đã được thích:
    0
    đây là chấn thương mà mình đang bị ... mình pót bài này lên.. cũng là 1 kinh nghiệm mong các bạn cẩn thận hơn khi chơi tennis....
    Thoát vị đĩa đệm cột sống
    Một nghiên cứu về mổ các tử thi trên 20 tuổi cho biết, có 1/3 ca bị thoát vị đĩa đệm. Tỷ lệ khá cao này nhắc nhở chúng ta cần phải sớm quan tâm đến cột sống ngay từ khi còn trẻ.
    Đĩa đệm là gì? Là vật chèn giữa 2 đốt xương sống, giống như cái "gối sụn" hơi phồng lên ở trên và dưới, khớp với mặt lõm của đốt xương sống. Trong gối sụn chứa dịch nhầy đặc, ở giữa là phần nhân có thể di động. Nhờ thế, đĩa đệm có tính đàn hồi và có tác dụng như một vật chêm giúp giảm xóc khi có lực dồn ép đè lên cột sống. Ngoài ra, đĩa đệm còn có thể di chuyển ra bốn phía, nhờ đó mà cột sống có thể cong, ưỡn và nghiêng qua lại.
    Thế nào là thoát vị đĩa đệm?
    Khi mang vác vật nặng, cột sống phải chịu sự đè nén và tất nhiên đĩa đệm cũng phải nhận gánh nặng này. Những đĩa đệm ở vị trí thấp sẽ phải chịu nặng nhiều hơn, vì thế ta hay đau cột sống ở vùng thắt lưng.
    Nếu vật quá nặng, sức ép dồn quá mức, đĩa đệm sẽ phình ra và chèn ép lên dây thần kinh và gây cảm giác đau. Nếu đĩa đệm chỉ phình ra thì người bệnh chỉ đau vài ngày. Nếu vật nặng quá làm nhân đĩa đệm bị đẩy ra, làm vỡ bao gối sụn và lồi ra ngoài, các dây thần kinh bị chèn ép và gây đau dữ dội, có thể gây đau dây thần kinh toạ hoặc liệt chân.
    Vì sao thoát vị đĩa đệm?
    Có nhiều nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm nhưng phần lớn là do tư thế lao động không đúng như: cúi lưng, khom người cố gắng mang vác một vật nặng quá sức, đột ngột thay đổi tư thế trong khi di chuyển vật nặng hoặc bất ngờ làm động tác mạnh để vặn lưng, ưỡn người...
    Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm còn có thể gặp ở những người ít vận động, cơ bắp cùng cột sống trơ cứng, không mềm mại nên khi lao động với tư thế không đúng dễ bị cụp xương sống và gây chứng đau lưng cấp tính, đau rất dữ dội.
    Người bị chấn thương cột sống cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm. Người làm việc trong tư thế cúi lâu liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày như lái xe, thợ may, thư ký, thợ cấy... tuy cột sống chỉ chịu một áp lực nhẹ nhưng liên tục nên có thể ảnh hưởng đến đĩa đệm.
    Điều trị như thế nào?
    - Trường hợp nhẹ: Chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn và dùng thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, diclofenac hoặc dùng corticoid; tùy theo mức độ bệnh có thể kết hợp thuốc giảm co cứng cơ như decontractyl, carisoprodol... theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.
    Trong thời gian điều trị bệnh nhân phải nằm nghỉ ngơi hoàn toàn trong tư thế thoải mái 3-5 ngày. Khi trở lại làm việc phải dè dặt, nhẹ nhàng, không mang vác nặng, tránh những cử động đột ngột hay những cuộc đi xe, ngồi tàu lâu ảnh hưởng đến cột sống... Tuyệt đối tránh xoa bóp, kéo nắn trong thời gian điều trị vì có thể làm đau thêm hoặc đau thần kinh toạ.
    - Trường hợp nặng (nghĩa là sau khi thực hiện điều trị như trên từ 3 tháng trở lên mà không có hiệu quả: Phải mổ cột sống nhưng kết quả cũng rất giới hạn.
    Những năm gần đây, y học đã thực hiện giải áp đĩa đệm bằng laser qua da. Mỗi lần thực hiện chỉ mất 15-20 phút, kết quả giảm đau thấy ngay. Người bệnh có thể xuất viện ngay và sau một tuần có thể trở lại làm việc nếu là công việc nhẹ. Phương pháp này chỉ thực hiện ở những bệnh nhân bị rạn nứt hoặc rách đĩa đệm, các bệnh nhân bị viêm xương, gai cột sống hay ung thư đều không áp dụng được.
    Phòng bệnh:
    - Không làm việc quá sức, bố trí thời gian lao động, nghỉ ngơi hợp lý.
    - Tránh các tư thế làm việc bất lợi cho cột sống; không cong lưng, cúi gập hay nghiêng người về một phía khi mang vác vật nặng. Khi cần nâng vật nặng, nên gập khớp háng và khớp gối để ngồi thấp xuống rồi nâng lên theo tư thế cân bằng, thẳng lưng và từ từ đứng dậy.
    - Không làm việc ở tư thế cúi, nghiêng hoặc ngồi quá lâu. Thợ may, thư ký, lái xe... cần có chế độ nghỉ ngơi, vận động điều hoà và thay đổi tư thế một cách hợp lý.
    - Không thực hiện quá mức và đột ngột những động tác cong, ưỡn, nghiêng mình.
    - Tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường thể lực, tăng sức chịu đựng của cơ thể và cột sống.
    - Cần dinh dưỡng đủ, đúng và bổ sung calci hợp lý.
    Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng laser
    Y học hiện chưa thể "vá" vành xơ nên khi đĩa đệm rách hẳn thì phương pháp duy nhất là phẫu thuật nạo bỏ nhân đĩa đệm để giải ép chỗ thần kinh bị đè. Nếu đĩa đệm chỉ bị phình thì có thể áp dụng một trong ba phương pháp điều trị không cần mổ sau:
    - Tập vật lý trị liệu đúng cách: Đa số trường hợp có thể làm giảm áp lực lên nhân nhầy khiến đĩa đệm hết phình và bệnh nhân hết đau. Lưu ý là sau đó phải giữ gìn theo đúng phương pháp đã hướng dẫn vì bệnh rất dễ tái phát.
    - Tiêm vào đĩa đệm một chất chiết xuất từ cây đu đủ (Chymopapain) làm tiêu nhỏ chân nhầy. Nguy hiểm lớn nhất là gặp phản ứng quá mẫn (sốc do phản ứng quá mạnh của cơ thể) gây chết người như trường hợp tiêm pénicilline.
    - Cách thứ 3 là sử dụng laser - là một kỹ thuật làm tăng năng lượng, tăng sức mạnh của ánh sáng bằng cách kích thích ánh sáng. Năng lượng tập trung như vậy sẽ làm nhiệt độ lên cao và làm bốc hơi các mô được chiếu vào. Đặc biệt laser chỉ tập trung phá những mô có màu sậm, không phá những mô trong veo như thủy tinh thể.
    Trường hợp vành xơ chưa bị rách thì có thể áp dụng 1 trong 3 phương pháp kể trên, nhưng khi nhân nhầy lọt hẳn ra ngoài thì chỉ nên điều trị bằng phẫu thuật. Nếu đốt bằng laser hoặc tiêm Chymopapain thì có thể nguy hiểm vì vành xơ không còn nguyên, sức nóng hoặc thuốc có thể theo chỗ rách lan ra ngoài làm hại mô thần kinh. Phương pháp đốt bằng laser hấp dẫn cả với bác sĩ và bệnh nhân vì không phải phẫu thuật, không cần gây mê, lại thực hiện nhanh chóng, có kết quả tức khắc, người bệnh thường hết đau ngay và ra về trong ngày.
    Một lần phóng tia laser tốn khoảng 1800-2.000 USD. Để tránh hao tốn vô ích và không gây biến chứng cho bệnh nhân sau khi điều trị, ngoài việc chọn chỉ định điều trị đúng, thao tác của bác sĩ còn phải thuần thục, máy móc dụng cụ phải tốt, phòng mổ và dụng cụ phải bảo đảm vô trùng...
    TS Vũ Tam Tỉnh
  5. ndt_007

    ndt_007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    715
    Đã được thích:
    0
    ... em tìm đc một tài liệu rất hay nói về chấn thương cổ chân, up cả nhà cùng xem
    --------------------------------------------------------------​
    Tổn thương cổ chân ​
    Peter J.Rizzolo
    Tổn thương cổ chân là một trong những vấn đề chỉnh hình mà thầy thuốc gia đình thường gặp nhất. Tỷ suất mới mắc có thể sẽ tZng nữa với sự ham thích của công chúng tZng lên đối với các môn thể thao có tốc độ nhanh.
    Có hai điều mấu chốt để xử lý có hiệu quả:
    1. Hiểu biết đúng đắn giải phẫu chức nZng của khớp.
    2. Tiến hành có kế hoạch từ giai đoạn cố định ban đầu để điều trị đến những chương trình phục hồi chức nZng chủ động, sẽ đưa bệnh nhân quay trở lại sự hoạt động đầy đủ và bình thường một cách nhanh chóng và an toàn.
    01. XEM XÉT VỀ MẶT GIẢI PHẪU HỌC
    Ba xương tạo thành khớp cổ chân: xương mác, xương chầy ở cổ chân và xương sên ở dưới. Góc tạo bởi mặt xương chầy và xương mác được coi như mộng của cổ chân. Mặt khớp của xương sên hình cái chêm, với đường kính ngang-trước rộng hơn đường kính sau
    [​IMG]
    Khớp cổ chân và bàn chân, nhìn tù trên xuống​
    Vì vậy, khi bàn chân ở tư thế gập về phía mu bàn chân, phần rộng nhất của xương sên Zn khớp vào mộng một cách khít khao, tZng thêm sự ổn định của khớp vào. Nếu bàn chân ở tư thế gập về phía gan bàn chân, phần hẹp nhất của xương sên sẽ Zn khớp vào mộng, gây ra khớp lỏng lẻo hơn và tính ổn định của khớp giam xuống.
    [​IMG]
    Khớp có chân được ổn định bởi các dây chằng bên và giữa. Giây chằng bên là: giây chằng mác-sên trước, giây chằng mác-gót và giây chằng mác-sên sau. Giây chằng bên tương đối chùng và cho phép quay bàn chân vào phía trong rất nhiều.​
    Ở mặt giữa của cổ chân có các dây chằng delta nông và sâu, chúng nối xương chầy với xương sên, xương thuyền (navicular) và xương gót. Giây delta nông gồm ba dây chằng: giây chầy-thuyền, giây chầy-gót, giây chầy-sên nông. Giây delta sâu gồm có giây chằng chầy-sên trước và giây chằng chầy-sên sau. Các hình dưới trình bày các giây chằng giữa của cổ chân.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhìn giữa các giây chằng delta sâu​
    [​IMG]
    Nhìn giữa giây chằng delta nông ​
    Chạy qua khớp có một số gân giúp cho việc gấp, duỗi cũng như lật vào hay lật ra của bàn chân. Các gân này có tác dụng như một hệ thống phụ trợ cho khớp cổ chân.
    02. CƠ CHẾ TỔN THƯƠNG CỔ CHÂN
    Sự lật nghiêng cổ chân mạnh (trẹo chân) gây ra 90% trường hợp tổn thương cổ chân. Giây chằng chuyên biệt bị tổn thương sẽ tùy thuộc vào vị trí của bàn chân lúc bị thương.
    Nếu bàn chân ở tư thế gấp gan chân thì giây chằng mác-sên trước sẽ cZng ra. Đây là giây chằng có thể bị tổn thương nhiều nhất nếu bàn chân bị trẹo mạnh. Nếu bàn chân gập về phía mu chân thì giây chằng mác-sên sau bị cZng và việc trẹo này sẽ làm tổn thương giây chằng này. Nếu bàn chân ở thế trung gian, trẹo mạnh rất có thể sẽ làm tổn thương giây chằng mác-gót.
    Các giây chằng giữa của khớp cổ chân (giây chằng delta) rất chặt và cho phép vận động ít hơn nhiều so với các giây chằng bên. Do đó trẹo bàn chân mạnh kiểu này tính ra chỉ dưới 10% của tất cả các tổn thương cổ chân. Tổn thương các giây chằng delta gây ra bởi trẹo mạnh khớp cổ chân, thường kèm theo sự quay vào trong của xương chầy trên bàn chân. Vì lực quay này, các thành phần trước của giây chằng delta hay bị tổn thương trước nhất.
    03. PHÂN LOẠI TỔN THƯƠNG CỔ CHÂN
    Các tốn thương của cổ chân được phân loại theo 2 cách. Chúng ta có thể mô tả những thay đổi giải phẫu học trong các giây chằng của cổ chân, chẳng hạn rách một phần nhỏ, rách một phần lớn hay rách hoàn toàn giây chằng. Cách phân loại có ích hơn đối với thầy thuốc gia đình là dựa trên trạng thái chức nZng của khớp cổ chân. Cách phân loại này được trình bày dưới đây.
    - Tổn thương độ 1 : Rách một phần giây chằng nhưng không đủ mức để gây ra sự bất ổn của khớp.
    - Tổn thương độ 2: Rách một phần giây chằng, nhưng vận động khớp sẽ không bình thường khi cổ chân bị ép mạnh bằng tác động vào khớp.
    - Tổn thương độ 3: Rách toàn bộ giây chằng gây bất ổn định thực sự khớp cổ chân.
  6. ndt_007

    ndt_007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    715
    Đã được thích:
    0
    04. ĐÁNH GIÁ CÁC TỔN THƯƠNG CỔ CHÂN
    Đầu tiên hỏi tiền sử bệnh với câu hỏi mở về tai nạn xẩy ra như thế nào. Sự mô tả đầy đủ nên gồm những câu trả lời cho các câu hỏi sau đây: Bàn chân trẹo ra hay trẹo vào trong khi xẩy ra thương tích? Cẳng chân có bị vặn không? Bàn chân gập về phía mu chân hay về phía gan chân trong khi bị thương tích? Bị thương ở chỗ nào? (yêu cầu bệnh nhân dùng ngón tay chỉ vào).
    Hỏi bệnh nhân điều gì xẩy ra ngay sau khi bị thương. Nếu bệnh nhân có thể đứng đậy và đi chung quanh hay tiếp tục hoạt động, như vậy tổn thương giây chằng hay gẫy xương có thể ít nghiêm trọng. Nếu cổ chân sưng to và mất mầu một vài phút sau khi bị thương, có thể nghi ngờ tổn thương nặng phần mềm hoặc thậm chí gẫy xương.
    Khám thực thể gồm quan sát và sờ nắn. Lúc quan sát, tim chỗ sưng ở mắt cá trong và mắt cá ngoài. So sánh các điểm mốc với những điểm tương ứng ở chân đối diện. Nếu có sự biến dạng có nghĩa là bị sưng hay chảy máu tại chỗ và giúp cho việc xác định vùng tổn thương. Ngoài ra, da đổi màu chứng tỏ chảy máu ở trong tổ chức. Đổi màu ít nghĩa là tổn thương một phần giây chằng, còn mất màu nhiều thường là có gẫy xương hay tổn thương giây chằng lan rộng hơn.
    Sờ trên vùng đau nhức sẽ giúp khu trú cấu trúc bị tổn thương. So sánh các cử động thụ động của cổ chân bị thương với cổ chân bên lành. Nếu có tiếng lạo sạo thường là có gẫy xương. Một thao tác có ích là "dấu hiệu kéo về phía trước". Tiến hành thao tác này như sau: bàn chân bị thương đặt ở tư thế gấp về phía gan chân, một tay cố định xương chầy, tay kia đặt ở sau gót, và bàn chân kéo ra phía trước. So sánh với bên lành, nếu chuyển động ra trước thái quá, điều đó nói lên giây chằng mác sên trước bị đứt.
    Chụp X-quang không cần thiết đối với đa số các tổn thương cổ chân. Chỉ định chụp X-quang cho các trường hợp sau đây : (a) Ngay sau khi bị thương, bệnh nhân không thể mang nổi trọng lượng của mình; (b) Cổ chân thấy sưng to và đổi màu ngay sau khi bị thương tích; (c) Đau dữ dội khi vận động hay sờ nắn vào cổ chân và các vùng mà bạn cho rằng bị chấn động nhiều nhất sau khi bị thương tích; (d) Có tiếng lạo sạo khi sờ nắn hay vận động cổ chân; (e) Những trường hợp có thể gây kiện cáo, chẳng hạn tai nạn do xe cộ, bị thương ở nơi công cộng, hoặc nghi có sự lợi dụng.
    05. ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG CỔ CHÂN
    Điều trị tổn thương cổ chân bao gồm hai giai đoạn. (a) ChZm sóc cấp tính nhằm làm dịu đau và giảm sưng, (b) Phục hồi chức nZng.
    (a) ChZm sóc cấp tính
    Việc điều trị thường lệ tập trung vào bZng ép, chườm đá lạnh, nâng chân cao, chống đau, sử dụng dây đeo, nẹp kim loại, hướng dẫn cách dùng nạng. Tuỳ mức độ tốn thương mà thay đổi việc sử dụng cách điều trị nào trong số trên.
    BZng ép và nâng cao chân sẽ hạn chế việc rỉ máu và dịch ngoài tế bào xung quanh vết thương. Với cách giảm sưng, các biện pháp này giúp vết thương mau lành hơn. Thường thường bZng chun dãn được dùng để bZng ép, chẳng hạn khZn choàng hình con bài "át".
    áp lực tổng cộng lên cổ chân tuỳ thuộc vào độ kéo và số vòng cuốn xung quanh cổ chân. Nếu ép không đúng và quá mạnh lên cổ chân thì phù có thể xuất hiện ở cạnh chỗ bZng bó. Nâng cao chân bị thương sẽ thúc đẩy việc trở về của máu tĩnh mạch vì giảm áp lực tĩnh mạch ở ngọn chi dưới, do đó sẽ làm giảm phù. Khi ngồi, bệnh nhân phải ở tư thế cổ chân được nâng lên tới mức xương chậu. Một phương pháp có hiệu quả là kết hợp chườm lạnh và ép, bằng cách nhúng một hoặc vài bZng hình con "át", trong nước đá rồi áp ngay vào cổ chân sau khi bị lòn thương. BZng buộc vào cổ chân sau khi cuốn một hai vòng rồi đặt vào trong bZng một ít đá. Sau khi lấy đá lạnh ra, có thể tiếp tục bZng khô.
    Lựa chọn nạng thích hợp và hướng dẫn cách sử dụng đúng có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc điều trị và phục hồi chức nZng. Nạng chỉ giúp bệnh nhân di chuyển an toàn trong thời kỳ dưỡng bệnh nếu nó được sử dụng đúng. Nếu nạng quá ngắn đối với bệnh nhân thì sẽ không có tác dụng mang trọng lượng cơ thể. Đôi nạng quá dài Zn khít vào hố nách sẽ làm cZng nách và có thể gây ra tổn thương thần kinh-cơ. Việc điều chỉnh cho thích hợp cần được thực hiện bởi nhân viên có kinh nghiệm.
    Vì đi lại sớm là yếu tố then chết để hồi phục nhanh và hoàn toàn sau khi bị tổn thương cổ chân, đeo cổ chân sao cho vẫn gập về phí mu chân và cả về phía gan bàn chân, nhưng hạn chế xoay vào trong hay ra ngoài thì rất tốt. Giây đeo ép bơm hơi rất hữu dụng vì nó đủ chắc để giữ lực phía bên và giữa, trong khi vẫn có thể thích nghi về giải phẫu học khớp cổ chân và giảm phù nề. ở những bệnh nhân có tổn thương độ I và II, đi lại thường có thể bắt đầu ngay từ khi có thể đứng được mà không thấy đau. Ngoài ra, vì giây đeo có thể tháo ra một cách nhanh chóng nên đắp đá lạnh hay nóng cũng rất dễ dàng.
    Một điều quan trọng về điều trị nhưng thường không chú ý là phải chZm sóc liên tục và đầy đủ. Sau khi đánh giá sơ bộ, bệnh nhân cần được thZm lại vào 48 giờ sau và một đến hai tuần sau khi bị thương.
    Việc đánh giá lại tổn thương là phải khẳng định chắc chắn rằng bong gân đang lành và bệnh nhân đang chấp hành những điều cZn dặn.
    (b) Phục hồi chức nZng
    Việc chuyển từ giai đoạn cố định sang giai đoạn phục hồi chức nZng là một quá trình từ từ. Ngay khi thấy không còn đau lúc nghỉ, có thế bắt đầu tập vận động dần và thường được tập tZng dần lên với xoa lạnh hay nóng. Dần dần bệnh nhân tiến lên đi bộ hay chạy. Khi giây chằng đang lành, giữ trương lực cơ tốt sẽ hỗ trợ thêm cổ chân. Như vậy, phục hồi chức nZng nhằm giữ trương lực cơ bằng cách sử dụng những luyện tập đặc biệt.
    Cũng như việc điều trị cấp tính, những luyện tập phục hồi chức nZng phụ thuộc vào mức độ tổn thương. Với tổn thương độ I, phục hồi bắt đầu trong lần đến khám đầu tiên. Bệnh nhân thực hiện đi nạng và được hướng dẫn lự giữ trọng lượng cơ thể một phần. Điều này giúp duy trì sức mạnh của các cơ gấp và cơ duỗi. Sau 48 giờ, bệnh nhân được hướng dẫn vận động nhiều hình thức và tập luyện đẳng trường (isometric exercises)1.
    Với trẻ em, luyện tập nhiều loại động tác có thể dễ dàng thực hiện bằng cách yêu cầu chúng viết bằng chân bị thương trong không khí, tưởng tượng như là có đặt một chiếc bút chì giữa các ngón chân. Hoạt động này bắt cổ chân phải qua một loạt các hoạt động và chúng phải làm bốn lần một ngày. Cần làm nhẹ nhàng, không cử động đột ngột và dữ dằn.
    Các tập luyện đẳng trường cũng có thể được bắt đầu. Bản thân khớp cổ chân không di chuyển trong quá trình tập luyện, nhưng lực tác động qua bàn chân y như có thể di chuyển cổ chân theo hướng đặc biệt đó. ChZng hạn, để tZng cường các cơ đảo trong (invertors) với động tác đẳng trường, buộc bàn chân sát vào chân giường và dùng sức đẩy chân vào trong. Hoạt động này không cho phép bàn chân chuyển động, nhưng nó làm cơ bàn chân mạnh lên. Giữ nguyên lực đẩy trong 5 giây đồng hồ. Tương tự như vậy, mặt bên của bàn chân có thể đặt vào chân giường và lực đảo ra y như lúc đảo trong bàn chân.
    Cùng một cách như thế, người nằm ngửa, bàn chân có thể móc vào dưới mép của song giường và cố đẩy theo hướng gấp bàn chân theo hướng mu chân. Rồi bàn chân có thể lại đặt ở phía trước song giường và đẩy theo hướng gấp vào phía gan bàn chân. Lực được giữ mỗi lần trong 5 giây. Khuyên bệnh nhân mỗi động tác làm nhắc lại 5 lần theo 4 hướng và mỗi ngày làm bốn lần.
    Hai tuần sau, bệnh nhân với tổn thương độ I phải tiến bộ để có thể mang đầy đủ trọng lượng cơ thể. Rồi việc luyện tập đẳng trường có thể bắt đầu. Trong trường hợp này, bàn chân phải chuyển động theo kiểu chống lại một trọng lượng hay một lực cố định. Để làm việc trên một cách đơn giản, có người bắt đầu bằng chạy theo hình số 8. Khi người ta chạy quanh một vòng theo hướng này thì sẽ làm hồi phục những cơ làm quay bàn chân ra và khi chạy vòng mà chạy quanh một hướng khác, họ sẽ làm hồi phục những cơ quay bàn chân vào trong. Với những vận động viên chạy, để tránh tổn thương lại cổ chân yêu cầu họ chạy trên một đoạn thẳng trong một số tuần lễ.
    Với những tổn thương độ II, không chấp nhận việc mang trọng lượng cơ thể trong khoảng 48 giờ hay cho đến khi đứng không còn thấy đau nữa. Vào lúc đó, khuyến khích mang trọng lượng một phần với nạng. Cũng như với tổn thương độ I, nếu thấy khó chịu hay sưng thì dừng lại các luyện tập đẳng trương. Một khi đau và sưng giảm xuống, thường trong ít ngày, luyện tập đẳng trường có thể bắt đầu như đối với tốn thương độ I.
    Xử trí các tổn thương cổ chân độ III phải thực hiện theo ý kiến các chuyên gia chỉnh hình thích hợp.
  7. ndt_007

    ndt_007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    715
    Đã được thích:
    0
    ... tổn thương cổ chân ( tiếp )
    06. CÁC KỸ THUẬT XỬ TRÍ KHÁC
    Sử dụng một miếng nước đá để xoa vào nơi tổn thương đang lành được nhiều thầy thuốc chuyên khoa thể thao ủng hộ mạnh mẽ. Miếng đá có thể được làm bằng cách đổ nước vào một phần chiếc chén bằng giấy, đặt vào ngZn đá của tủ lạnh. Miếng đá có thể lấy ra từ chiếc chén bằng giấy khi cần thiết. Vùng bị tổn thương được xoa nhẹ bằng miếng nước đá trong 10 đến 15 phút, ba hay bốn lần mỗi ngày hay sau khi luyện tập. Vì nóng có thể làm dãn mạch ngoại biên, ẩm nóng thực tế có thể gây ra chẩy máu trong một hai ngày đầu sau khi bị thương tích. Thực sự là khi nào đắp ẩm nóng còn là vấn đề tranh cãi, nhiều người không tán thành sử dụng sức nóng khi mà sưng chưa khỏi hẳn.
    Sau khi cổ chân đã khỏi, quấn bZng vào cổ chân trước khi hoạt động mạnh có thể mang lại sự ổn định và có thể phòng tổn thương tái lại. Quấn bZng rất cần đối với những ai bị tổn thương tái diễn ở cổ chân. Kỹ thuật quấn bZng cổ chân đơn giản nhưng thực sự cần chút thực hành. Hình dưới trình bày một cách tiến hành quấn bZng cố chân.
    [​IMG]
    Kỹ thuật quấn bZng cổ chân. (A) Bệnh nhân dùng đoạn bZng hay một giây đeo để giữ cổ chân gập lên phía mu chân 90? (B). Rồi bắt đầu gần gót chân, quấn lần lượt những đường khác. (D) tạo ra một sự chống đỡ chặt bởi lớp nọ chồng lên lớp kia.​
    07. KIẾN NGHỊ VỀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
    + Các tổn thương độ I
    1. Đắp đá lạnh càng sớm càng tốt, trong 20 phút, cứ 2 đến 4 giờ một lần, đối với 48 giờ đầu
    2- Dùng khZn chun dãn hay giây đeo ép bơm hơi.
    3- Nâng bàn chân lên (bằng mức hông) khi ngồi.
    4- Dùng nạng để hỗ trợ đỡ trọng lượng cơ thể trong 48 giờ đầu hoặc cho đến khi đứng mà không thấy đau.
    5- Dùng thuốc giảm đau, acetaminophen hay aminophen với codeine chống đau.
    6- ThZm lại sau 48 giờ. Lúc này khuyên bệnh nhân:
    -- a, Bắt đầu vận động nhiều loại và tập luyện đẳng trương.
    -- b, Dần dần mang đầy đủ trọng lượng cơ thể khi thấy chịu đựng được (có thể dùng gậy để đi lại)
    -- c, Thỉnh thoảng chườm ẩm nóng (bỏ chườm túi đá)
    7- Trong 1 tuần đánh giá lại. Nếu triệu chứng còn rất ít, cho phép mang trọng lượng cơ thể như bình thường. Bắt đầu tập để tZng cường cho cơ bụng chân và kéo giây gót. Mục đích nhằm hoạt động đầy đủ sau 2 tuần. Quấn bZng thường giúp ích cho các hoạt động thể thao mạnh.
    + Tổn thương độ II
    1- Chườm đá ngay, trong 20 phút, cứ hai đến bốn giờ chườm một lần.
    2- BZng khí ép hoặc hình "át", bó bột còn tranh cãi.
    3- Dùng nạng và không để mang trọng lượng cơ thể trong 48 giờ hoặc cho đến khi đứng không còn thấy đau nữa. Rồi cho phép mang một phần trọng lượng (với nạng) và di chuyển dần dần.
    4- Bắt đầu chương trình luyện như đã được mô tả cho tổn thương độ I.
    5- ThZm lại vào 48 giờ sau khi bị thương và khoảng hàng tuần sau đó.
    + Tổn thương độ III
    Mọi tổn thương độ III đều có chỉ định đến khám thầy thuốc chuyên khoa chỉnh hình. Việc chọn cách xử trí phẫu thuật hay không phẫu thuật tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuổi bệnh nhân, tình trạng sức khỏe chung, các hoạt động thể lực thường xuyên và nghề nghiệp đều phải xem xét đến. Có một thời, mọi tổn thương độ III đều nghĩ đến yêu cầu điều trị phẫu thuật mở. Tuy nhiên ngày nay, nhiều phẫu thuật viên chỉnh hình đang chọn cách điều trị cho các tổn thương này theo các yếu tố đã ghi nhận được.
    Gẫy xương
    Mọi giây chằng đều nối hai xương với nhau. Hãn hữu, bản thân xương yếu hơn giây chằng và dẫn đến gẫy xương. Điều này đặc biệt hay thấy ở trẻ em, nơi các đĩa đầu xương đang lớn thường yếu hơn các giây chằng tương ứng. ở mọi lứa tuổi, các thương tích nặng có thể làm ảnh hưởng đến cả giây chằng và xương, thường dẫn đến sự không ổn định của khớp, sưng nhanh và đau khi mang trọng lượng cơ thể. Đau nhức khư trú ở xương, sau thương tích sưng rất nhanh, đau dữ dội khi đứng im và xương bị dị dạng rõ ràng báo hiệu gẫy xương và nên chụp X-quang ngay. Mọi trường hợp gãy xương đều phải cố định, loại cố định và thời gian cố định thay đổi theo độ trầm trọng của thương tích và tuổi của bệnh nhân.
    Ví dụ trường hợp 1
    Một người phụ nữ 30 tuổi, béo quá mức trung bình, mới đây bắt đầu tập chương trình thể dục nhịp điệu, tới thZm bạn vì đau ở cổ chân. Trong lần thứ hai đến trung tâm thể dục nhịp điệu, khi cô ta lùi ra sau thì bước chân vào chân của người khác và khớp cổ chân trái của cô ta bị xoay đi. Cổ chân xoay về hướng đường giữa làm đau dữ dội và có cảm giác như xé ở mặt ngoài cổ chân. Sau mấy phút cổ chân sưng và đổi màu. Một người bạn đã đưa cô ta về nhà. ở nhà cô dùng hai viên aspirin và đắp nóng vào cổ chân bị thương, Bạn là thầy thuốc của cô, đến thZm cô sáng ngày hôm sau, 16 giờ sau khi bị thương. Bạn hỏi tiền sử cơ chế bị thương một cách chi tiết, sự xuất hiện các triệu chứng và quá trình diễn biến tiếp sau đó.
    Bạn xác định được là cô ấy không phải là nhà thể thao, tiền sử không có tổn thương cổ chân, nay cổ chân trẹo vào phía trong và có lẽ phải chịu đựng một tổn thương rách giây chằng khá nặng dựa trên các triệu chứng nặng nề và sự xuất hiện sớm sưng và thâm tím. Khi khám thực thể, bạn tìm ra những điều có ý nghĩa gồm đau nhức khi bạn sờ trên giây chằng mác-sên trước và mác-sên gót của cổ chân trái của cô ta. Vận động có thể đoán trước sẽ làm cho các giây chằng trên bị chấn động và làm đau tZng thêm. Vì trọng lượng của cô ta quá nặng, đau nhiều, xuất hiện sưng và thâm tím nhanh, bạn quyết định cho chụp X-quang nhưng không phát hiện ra một biểu hiện nào của tổn thương xương.
    Bạn chẩn đoán là một tổn thương cổ chân độ 2 và bắt đầu chống đau bằng acetaminophen, bZng ép với một chiếc khZn bọc hình con "át", nâng bàn chân ngang với hông, chườm lạnh bằng đá trong vòng 20 phút, cứ 4 giờ một lần. Không mang trọng lượng người bằng nạng trong 48 giờ đầu, là lúc anh hẹn cô ta quay lại khám.
    Khi khám lại lúc 48 giờ phát hiện ra dấu hiệu đau nhức khi sờ trên các giây chằng bên. Cô ta lo lắng về việc trở lại chương trình luyện tập vì tin rằng cô ta sẽ tZng 5 kg nếu ngồi quanh quẩn trong nhà. Sau khi chứng minh tại phòng khám rằng cô ta có thể đứng thẳng trên khớp cổ chân mà không thấy đau thêm, bạn khuyên cô ta mang trọng lượng cơ thể một phần dựa trên cổ chân của mình. Cô được hướng dẫn về cách mang trọng lượng một phần bằng nạng và đắp nóng khi dấu hiệu sưng đã hết. Bạn khuyên hoặc dùng chai nước nóng áp vào trong 20 phút, cứ 4 giờ làm một lần, hoặc một miếng đệm nóng với cùng thời gian và tần số. Cô sẽ tiếp tục dùng bZng ép và sẽ quay lại khám sau một tuần (khoảng 9 ngày tiếp sau khi bị thương).
    Lần quay trở lại khám này, các triệu chứng đỡ nhiều và cô đã có thể chịu đựng những cử động nhẹ nhàng khác nhau. Cô không yêu cầu thuốc giảm đau. Bạn hướng đẫn cô tập luyện đẳng trương và làm trong 1 5 phút, bốn lần một ngày. Cô cũng được nhận bản hướng dẫn cách tập luyện và được huấn luyện cách chuyển từ nạng sang gậy để mang trọng lượng cơ thể một phần. Cô cũng được hướng dẫn cách sử dụng gậy cho đúng.
    Cứ khoảng 2 tuần một lần cô được thZm khám lại cho đến khi khỏi hoàn toàn. Khi cổ chân được vận động nhiều cách mà không gây đau, lúc đó bạn có thể bắt đầu cho luyện tập đẳng trương để giúp tZng sức mạnh cơ. Tiếp đó là chương trình phục hồi chức nZng gồm đi bộ, rồi chạy trên một bề mặt phẳng, nằm ngang, sau đó chạy theo hình số 8. Sau mỗi lần tập, chườm đá lạnh 20 phút. Vào lúc đó, cô ta có thể trở lại hoạt động bình thường, kể cả chương trình luyện tập của mình.
    --------------------------------------------------------------​
  8. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của Toàn rất hữu ích!! cảm ơn em nhé! Hôm nay XPM đã chuyển bài này cho một anh bạn vừa bị chấn thương cổ chân do đá bóng... Hình như T cũng đang bị chấn thương cổ chân phải không? 2 năm trước a cũng mất gần 1 năm khập khiễng vì vụ này... Chơi thể thao cần đặc biệt lưu ý đến chấn thương... Chúc em chóng khỏi!! thôi có gì PM hoặc YM nhé...
  9. And_One

    And_One Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2006
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Ai cũng nói chơi thể thao về nhà tinh thần sảng khoái, làm việc hiệu quả; vậy mà không hiểu sao mỗi lần tui chơi tennis xong về nhà là mệt mỏi, lúc nào cũng buồn ngủ, ham ngủ kinh khủng, nhiều khi bỏ lỡ việc luôn.
    Đến khi nghỉ chơi 1 hay 2 buổi thì lại trở lại bình thường.
    Không biết tại sao lạ thế các bác nhỉ ?
  10. MDX

    MDX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Trước khi bước vào 1 giải tennis với những trận đánh đơn thì các tay vợt cần chuẩn bị gì về khía cạnh sức khỏe hay nói chính xác hơn là thể lực nhỉ? [​IMG]

Chia sẻ trang này