1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề về sức khỏe và chấn thương khi chơi tennis

Chủ đề trong 'Tennis' bởi xipomos, 09/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. newpeace

    newpeace Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2007
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Đánh buổi chiều hè thì ai chả thế, có người còn mang 2 áo đi để thay. Những ngày oi bức, lượng ô xy trong không khí thấp phải há mồm mà thở , có những sét cuối đánh quáy quá cho hết vì quá oải. Đánh sáng thì mát nhưng đanhs lúc chưa nắng thôi chú nắng chiếu rồi khó đánh và chóng oải lém
  2. NguyHun

    NguyHun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    4.092
    Đã được thích:
    0
    Mang bệnh vì tập thể dục sai
    Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM mỗi năm phải điều trị cho hơn 1.000 ca viêm khuỷu tay do chơi tennis không đúng cách. Do đến muộn nên phần lớn bệnh nhân phải phẫu thuật.

    Chơi thể thao không đúng cách càng thêm bệnh. Ảnh: Corbis.
    Mục đích tập thể dục thể thao là để khỏe, nhưng tập luyện không theo đúng bài bản sẽ dễ gây chấn thương (thường là chấn thương ở gối, thắt lưng, cổ chân, vai, háng, cổ tay, khuỷu). Trường hợp sai nhiều sẽ dẫn đến các bệnh mạn tính như viêm khớp, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, nứt, gãy xương sống.
    Đau tay vì tennis
    Trong hơn 1.000 bệnh nhân điều trị viêm khuỷu tay do chơi tennis không đúng cách tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM mỗi năm, phần lớn phải mổ trong khi lẽ ra chỉ cần uống thuốc nếu được phát hiện sớm.
    Bác sĩ Trần Thanh Mỹ, Giám đốc bệnh viện, cho biết khi mới đau, bệnh nhân thường chủ quan, chỉ nghỉ chơi vài bữa, sau đó lại chơi tiếp. Vì thế, vết thương ngày càng nặng hơn. Theo các nghiên cứu, gần 50% số người tập luyện hằng ngày và 25% số người tập vài lần/tuần mắc bệnh này.
    Hội chứng tennis cũng có thể gặp ở người chơi các môn khác như golf, bóng chày, bóng bàn... Bệnh xuất hiện do người chơi không nắm vững các nguyên tắc tập luyện, do tập quá sức, do vợt hoặc quá nặng, cán vợt quá lớn so với bàn tay, mặt sân quá cứng.
    Bác sĩ Phan Vương Huy Đổng, Phó chủ tịch Hội Y học Thể dục thể thao TP HCM, cho biết môn tennis không đòi hỏi sức mạnh quá mức nên ngày càng trở nên phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, chơi tennis phải vận động liên tục, nhiều người thường chơi vào buổi trưa ở ngoài trời nên dễ mất nước.
    Không riêng gì tennis mà với những môn thể thao ngoài trời, nếu chơi giữa trưa nắng thì dễ dẫn đến say nắng, mất nước, rối loạn điện giải. Lâu dài, người chơi chẳng những không tăng thể lực mà càng mệt mỏi thêm. Rối loạn điện giải cũng dẫn đến chuột rút, tổn thương cơ... Những người lớn tuổi, có bệnh về tim mạch sẽ dễ bị ngất, té ngã, chấn thương hay đột quỵ nếu vận động liên tục ngoài trời vào buổi trưa.
    Đi bộ giảm cân coi chừng thoái hóa khớp
    Bà Trang (47 tuổi, TP HCM) đã thực hiện giảm cân bằng cách đi bộ nhanh trong công viên Lê Văn Tám mỗi ngày. Khi mới tập, bà hy vọng sẽ giảm cả lượng cholesterol, chứng đau lưng đau khớp, nhưng càng tập, bà càng thấy đau ở khớp gối. Bà Trang nghĩ rằng đây là triệu chứng tuổi già, nhưng khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán bà bị đau khớp do đi bộ quá nhiều trong khi đã béo phì.
    Theo bác sĩ Phan Vương Huy Đổng, ở những người béo phì, trọng lượng cơ thể tăng nhưng bộ xương không lớn thêm được nên phải chịu áp lực quá lớn từ cơ thể. Với người bình thường, đi bộ đều là cách tốt để giảm cân nhưng đối với những người có trọng lượng cơ thể quá lớn, loại vận động này gây đau bàn chân, các khớp và dễ gây chấn thương do cơ bắp yếu.
    Vì vậy, ngay cả chọn cách tập thể dục đi bộ cũng cần có tư vấn của bác sĩ về chấn thương chỉnh hình. Đôi giày đi bộ rất quan trọng, phải vừa chân (không rộng, không chật cho dù chỉ một chút), chất liệu nhẹ, đế mềm, mặt đế hơi cong. Mũi giày không nên quá nhọn vì khi đi máu dồn xuống có thể làm đau chân.
    Đi bộ có vẻ nhẹ nhàng nhưng nếu không được tư vấn kỹ sẽ dẫn đến bị đau gối, đau nhức và làm thoái hóa khớp. Nhiều người mắc bệnh loãng xương, càng cố gắng đi bộ thì hai gối càng bị đau, sau một thời gian không thể đi được nữa vì quá đau.
    Đặc biệt, bệnh nhân béo phì kèm theo rối loạn về chuyển hóa mỡ, tăng cholesterol, huyết áp cao, tiểu đường... cần có thêm sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

    Thể dục khi no dễ viêm dạ dày

    Những người tập luyện thể dục, chơi tennis hay đi bộ sau khi ăn no dễ bị viêm và sa dạ dày; triệu chứng ban đầu là đau tức ở bụng. Khi vừa ăn xong, máu tập trung ở dạ dày và ưu tiên cho cơ quan tiêu hóa. Nếu tập luyện, máu phải phân tán tới các cơ quan ngoại biên làm cản trở quá trình hấp thu thức ăn, dẫn tới tiêu hóa chậm, lâu ngày sẽ gây bệnh.
    Ngược lại, quá trình tiêu hóa cũng ngăn cản quá trình vận động chung của cơ thể, gây rối loạn tuần hoàn. Như vậy, cả sự tập luyện và tiêu hóa đều không có hiệu quả. Hơn nữa, tác dụng cơ học của vận động sẽ ngăn trở quá trình tiêu hóa của dạ dày.
  3. rulo75

    rulo75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    1.300
    Đã được thích:
    0
    Bài viết rất hay , chúng ta nên mỗ sẽ thêm vấn đề này :
    1. Chơi tennis thế nào là động tác sai kỹ thuật ? Và nó sẽ đau chỗ nào vì sao ? chỉ nói về tay thui nhé .
    Theo suy nghĩ của tui thì : đa phần dân chơi tennis hiện nay vì niêm đam mê và wá.........máu nên bỏ qua kỹ thuật căn bản , không chịu tốn tiền học thầy và hoặc thầy day không có chuyên môn . Theo tôi nghĩ phần lớn dân chơi tennis khi đánh cú Phải thì thay vì cong tay khép nách soay cả vai lên phía trước thì cánh tay thẳng , chỉ chú trọng lực của cánh tay , khi banh chạm vào mặt vợt làm tác động mạnh lên cùi trỏ nên làm đau .
    Có một chỗ mà dân chơi tennis hay bị đau nữa là đầu gối , Nhất là các bác trên 35t , khi đầu gối hoạt động tối đa , dây chằn đầu gối bị đứt, cứ thế hoạt động lấu ngày làm các khớp nối của đầu gối bị thoái hoá gây đau đớn .
    2.Vậy cách phònbg tránh như thế nào ?
    Tui đang lo , hiện nay tui chưa bị gì về vấn đề chấn thương cả nhưng thử nghĩ đến 1 lúc nào đó mà không được cấm vợt vì chấn thương thì ..........ôi thôi ...chẳng biết sống làm gì nữa ..........hihihihihi]
  4. rulo75

    rulo75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    1.300
    Đã được thích:
    0

    Một trường hợp khớp gối bị tổn thương
    Thoái hóa khớp kéo theo những cơn đau kinh khủng cùng bước đi khó nhọc. Trị bằng cách nào?
    Lỏng khớp gối
    Bác sĩ Nguyễn Văn Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội) cho biết: khớp gối được cấu tạo đặc biệt để đảm đương vai trò hết sức đặc biệt, đó là khớp chịu lực (nâng đỡ cơ thể) và được níu giữ bằng hệ thống dây chằng chứ không được "lắp ghép" với nhau bằng những hõm khớp. Vì vậy, nếu dây chằng bị đứt sẽ khiến cho khớp gối bị lỏng. Lỏng khớp sẽ dẫn đến thoái hóa khớp. Có rất nhiều nguyên nhân gây hại cho dây chằng, cho khớp gối, gây thoái hóa khớp gối, liên quan đến thói quen trong sinh hoạt, nghề nghiệp và ngay cả làm đẹp hay tập luyện không đúng cách, làm việc gắng sức, mang vác nặng.
    Người bị thoái hóa khớp gối bị đau nhức, đi lại khó khăn. Nếu không được tìm nguyên nhân và điều trị, thì mức độ bệnh sẽ nặng dần lên khiến bệnh nhân không thể đi lại được. Vì khớp gối là khớp vận động, nên khi bị "hỏng", nó ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt cá nhân người bệnh.
    Khớp gối chịu trọng lực lớn của phần trên cơ thể
    Khớp gối bị thoái hóa sẽ biến dạng. Lớp sụån bề mặt khớp bị khô sùi (nổi gai khớp), cọ xát vào nhau khiến người bệnh rất đau đớn khi vận động. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho khe khớp ngày càng thu hẹp dẫn đến dính khớp. Bác sĩ Thạch cũng lưu ý: người béo phì không nên đi bộ, vì như vậy khiến cho khớp gối có nguy cơ bị thoái hóa rất cao. Vừa di chuyển nhanh, vừa phải cõng một trong lượng quá tải, khớp gối sẽ suy yếu là khó tránh khỏi.
    Vận động, chơi thể thao đúng cách để tránh bị hư khớp
    Thay khớp gối
    Chị Ng.T.H (48 tuổi, ngụ ở Hà Nội) bị thoái hóa khớp gối. Chị kể: "Sau hơn 3 năm điều trị nội khoa và tiếp đến là nội soi khớp, kết quả hồi phục rất ngắn. Đến cuối năm 2006, sau một cuộc hội chẩn, các bác sĩ đã chính thức thông báo: khớp gối của tôi đã hư hoàn toàn, không thể khắc phục. Tôi lo lắng và tiếp tục tìm hiểu về điều trị khớp, sau đó biết được phương pháp thay khớp gối nhân tạo tại Bệnh viện Việt - Đức. Tôi được thay khớp gối toàn phần bên trái hồi tháng 5 vừa qua và tiếp tục lần 2 vào tháng 10. Sau phẫu thuật, tôi cảm thấy cuộc sống đã thay đổi, việc đi lại đã dễ dàng hơn".
    * Luôn ghi nhớ "giảm tải" cho khớp gối. Những người ngoài tuổi 35 nếu có chơi tennis thì hãy lưu ý, vì đây là môn thể thao có thể gây thoái hóa khớp gối
    * Người béo không giảm cân bằng đi bộ, mà nên đạp xe đạp tại chỗ, giúp giảm cân nhưng không gây lực tỳ lên khớp gối
    * Thoái hóa khớp gối ơ ãmức độå nhẹ có thể điều trị bằng nội khoa hoặc nội soi làm sạch các tổ chức thoái hóa.
    Theo bác sĩ Nguyễn Văn Thạch: "Trường hợp thay cả hai khớp gối toàn phần như bệnh nhân H. nói trên là rất hy hữu, hầu như chưa thực hiện tại VN. Hầu hết, bệnh nhân chỉ thay một bên, vì thay khớp gối toàn phần là kỹ thuật rất khó, đòi hỏi sự chính xác vô cùng khắt khe, chỉ sai vài li đã có thể ảnh hưởng đến dây chằng". Khớp gối nhân tạo có tuổi thọ từ 20-25 năm. Khớp này được làm bằng chất liệu đặc biệt để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ thải ghép khi được đưa vào cơ thể. Sau 48 giờ phẫu thuật thay khớp, bệnh nhân sẽ bắt đầu các bài tập với khớp mới: đứng tỳ trên khớp mới với thời gian từ ít đến nhiều, trọng lượng tỳ từ nhẹ đến nặng, tập gấp gối, tập đi với xe... Sau khoảng 4-5 tuần, bệnh nhân có thể đi lại được bình thường.
    Coi chi tiết trong trang này :
    http://www1.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2007/10/31/214299.tno
  5. monconmat

    monconmat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2007
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, tôi cũng đang bị đau khớp gối do di chuyển nhanh và không đúng cách, đau nhức đến tận xương.Đọc thấy giống mình quá, ở HN ai biết chỗ khám chụp ở đâu là tốt nhất bảo hộ để tôi đi khám vì vừa bị hôm qua xong, cảm ơn nhiều.
  6. Hola16

    Hola16 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2006
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Ngay như bài viết trên đã nói địa chỉ Bệnh viện rồi đấy chị? BV Việt Đức mà.
    Nếu không thì chị có thể đến Bệnh viện Y học Thể thao ở phía sau SVĐ Mỹ Đình ấy. Đi xa 1 chút nhưng không đông bệnh nhân, vì chỉ chuyên chữa trị cho VĐV thôi.
    Em cũng bị cái khuỷu tay và đang điều trị ở đó (trong vòng 10 ngày), được 3 hôm thấy có vẻ ổn ổn. Ở đó cũng được trang bị nhiều thiét bị khá tốt, và do là viện y học thể thao nên BS có kinh nghiệm điều trị cho VĐV, nên tư vấn cho mình nhiều kinh nghiệm luyện tập phục hồi chức năng để có thể trở lại tập luyện tránh chấn thương sau này.
    Em nghĩ BV108 cũng có khoa điều trị như thế này.
    Chị cứ tham khảo xem nhé.
  7. OCHA

    OCHA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2005
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Tình hình của em hiện nay là bị rất căng...cơ. Đã 10 ngày nay rồi. May quá tìm được topic này để hỏi các sư phụ xem giải quyết vụ này ra sao. Thấy đồng đội trên sân phán là nếu chơi tiếp nó sẽ ?onổ? cơ. Nghe hơi bị sợ nên em nghỉ mất hai buổi rồi.
    Trước khi đau em chơi bình thường. Mỗi tuần 2 buổi. Mỗi buổi 4 trận. Mỗi trận 4 ván.
    Dạo trước chơi kiểu ?odưỡng sinh? cứ cắt xẻo với ời ời thì không sao. Dạo này hăng hái chạy ngang tập rình bắt lưới. Hôm đánh đến khuya xong bình thường về hôm sau thấy căng cơ cả đùi trên và bắp chân bên trái. Hôm đó là trời bắt đầu rét đậm. Tiền sử em là chưa bao giờ bị chấn thương (vì đánh chưa máu lắm). Ngày xưa chơi bóng bàn thuộc loại luôn bị anh em cho chạy quanh bàn nên thích chạy chứ không thích đứng yên.
    Em đã uống thuốc giãn cơ nhưng chưa thấy tác dụng.
    Bây giờ em phải như nào?
    Có phải kiêng rượu bia không? Có phải ngủ riêng không?!!! Có nên tiếp tục chơi nữa không hay tạm nghỉ? Em thấy chơi vẫn không đau. Nhưng chơi xong nó mới đau. Đứng yên rất khó chịu.
    Chữa vụ này thế nào? Mong các sư phụ và anh em trong box Tennis giúp em sớm trở lại với sân bãi chứ lại sắp tất niên rồi. Đứng ngoài khó chịu lắm.
    Em xin cám ơn trước.
  8. OCHA

    OCHA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2005
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Đau quá!!! Các bác mải xem giải Úc mở rộng quên không tư vấn cho em à?
  9. Hola16

    Hola16 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2006
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Nếu bác ở HN thì chịu khó vào BV Y học thể thao nhé. Mấy hôm trước mình điều trị ở đó cũng thấy 1 đ/c bị căng cơ kiểu như thế. Có điều đ/c ấy căng cơ do đá bóng. Hiện tượng thấy có vẻ còn nặng hơn của bác, chân không thể duỗi thẳng ra được cơ. Thấy nói phải tập trên phòng tập phục hồi chức năng, dùng cả đến túi ép khí cho nó dãn cơ ra nữa,..
    Nói chung là bác nên đến BV để các bác sỹ khám và cho hướng điều trị cho nó chính xác.
  10. azazel

    azazel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    NƯỚC UỐNG TRONG THI ĐẤU TENNIS.
    Đây là kinh nghiệm bản thân thôi, rẻ tiền, dễ dùng,.. nhưng mấy lần áp dụng đều OK, post lên cho các bạn tham khảo, còn kết quả thì... tùy thể chất, cơ địa của từng người, chứ đừng có quy trách nhiệm nhé! Tôi sợ lắm.
    Tôi cũng thường tham gia các giải phong trào (chủ yếu là đánh đơn), trước khi đánh tôi thường dùng khoảng 2-3 gói trà sâm (Hàn Quốc) pha với khoảng 1/2 ca nước nóng (cho dễ tan trà), sau đó để nguội và pha chung vào chai nước suối 0,5 lít.
    Mang theo uống dần trong 1 ngày thi đấu, dĩ nhiên là phải uống thêm nước tùy nhu cầu mỗi người.
    Tôi thấy đánh rất khoẻ, ít mệt và mau lại sức hơn.
    Nhờ "bài thuốc" này tôi cũng đã làm cho nhiều đối thủ... buồn !
    Đảm bảo khi thắng giải cũng không phát hiện chất cấm (dopping)! Tuy có điều tối về ngủ sao mà nó nóng kinh! Vừa thải cái nắng cả ngày hứng chịu và có lẽ cũng có tác dụng của trà sâm nữa!
    Mem nào thấy được thì áp dụng, đảm bảo không có... phản ứng phụ, và nếu hiệu quả thì làm ơn rủ đi làm vài ve khi nhận giải nhé!
    AZ.
    Từ www.nhatkytennistumlumtala.com.

Chia sẻ trang này