1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp

Chủ đề trong 'Gia sư - luyện thi' bởi quyetdodo, 03/01/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quyetdodo

    quyetdodo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2017
    Bài viết:
    357
    Đã được thích:
    0
    Để đo nhịp tim, bạn chỉ cần dùng 2 ngón tay phải (bao gồm ngón tay trỏ, và ngón tay giữa) đặt vào cổ tay trái, vị trí mặt trong cổ tay và 1/3 phía ngoài và đếm số nhịp đập trong 10s rồi nhân kết quả với 6. Bạn cũng có thể tiến hành đo nhịp tim ở những vị trí khác như là bẹn, cổ (dưới hàm) hoặc ngực.
    https://goo.gl/LHwSzY - nhịp tim của người bình thường là bao nhiêu
    Thời điểm đo thích hợp nhất là khi bạn vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài, nằm yên trên giường và không vận động.

    [​IMG]
    Huyết áp và nhịp tim bình thường của người lớn là bao nhiêu?


    Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim

    Nhịp tim có thể thay đổi liên tục trong ngày, nó có thể tăng lên nhanh chóng khi bạn đang ở trong các trạng thái cảm xúc khác nhau như căng thẳng, áp lực, hồi hộp… hoặc đang ở trong trạng thái vận động thể chất cường độ cao.

    Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến nhịp tim bao gồm nhịp tim bình thường của người lớn là bao nhiêu http://bit.ly/2lI5hOo :

    - Nhiệt độ không khí: Khi nhiệt độ (độ ẩm) tăng cao, tim bơm máu kém hơn nên số lần tim đập phải tăng lên. Tuy nhiên, nhịp tim này thường không cao quá mức bình thường từ 5 – 10 nhịp/ phút.

    - Trạng thái cơ thể: Nghỉ ngơi, ngồi hoặc đứng, nhịp tim thường là như nhau. Một số người bệnh bị hạ huyết áp tư thế, nhịp tim sẽ tăng lên khi họ đứng dậy đột ngột (khoảng 15 - 20s đầu tiên) và trở lại bình thường sau vài phút.

    - Thể trạng: Những người béo phì có nhịp tim cao hơn người bình thường (nhưng không quá 100 nhịp/phút). Tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng đủ máu nuôi dưỡng một cơ thể “cồng kềnh” như vậy.

    - Thuốc: Các thuốc ức chế adrenaline (chất làm tăng nhịp tim) như thuốc chẹn beta làm chậm nhịp tim trong khi thuốc trị bệnh cường giáp (basedow) làm tăng nhịp tim.

    Về các số đo huyết áp gồm có 2 trị số: Huyết áp tối đa hay còn gọi là tâm thu, huyết áp tối thiểu hay còn gọi là tâm trương. Căn cứ vào 2 trị số này để chẩn đoán huyết áp thế nào là bình thường:

    Huyết áp bình thường: Đối với người lớn, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.

    Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì chẩn đoán là cao huyết áp.

    Tiền cao huyết áp: Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg) thì được gọi là tiền cao huyết áp.

    Huyết áp thấp: (Hạ huyết áp) huyết áp thấp được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg.

    Để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không người ta cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày. Do đó phải đo huyết áp thường xuyên, theo dõi trong nhiều ngày và mỗi ngày nhiều lần. Ở một số người huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng… chẳng hạn.


    Khi nào cần đi gặp bác sỹ tim mạch?
    Nhịp tim là một trong những chỉ số phản ánh tình sức khỏe tim mạch của bạn. Vì vậy, khi nhịp tim vượt ngoài giới hạn bình thường chính là lúc bạn nên đi gặp bác sỹ tim mạch để được kiểm tra sức khỏe, khám và phát hiện kịp thời các bệnh lý tim mạch nếu có.

    Nếu bạn đang dùng thuốc chẹn beta để giảm huyết áp hoặc điều trị rối loạn nhịp tim, suy tim… bạn sẽ phải theo dõi liên tục nhịp tim nghỉ ngơi của mình và ghi chép lại các dấu hiệu bất thường mà bạn cảm nhận được như mệt mỏi, trống ngực, choáng váng… Những thông tin này là căn cứ chính xác giúp bác sỹ điều chỉnh liều thuốc phù hợp hoặc chuyển qua sử dụng một loại thuốc khác để tránh tác dụng phụ này.

    Như vậy, nhịp tim bình thường của mỗi người http://ytevietnam.net.vn/huyet-ap-va-nhip-tim-binh-thuong-cua-nguoi-lon-la-bao-nhieu-b2074v.html có thể rất khác nhau. Nếu nhịp tim của bạn nằm ngoài khoảng giá trị bình thường từ 60 – 100 nhịp/phút, kèm theo các dấu hiệu bất thường, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Điều trị sớm sẽ giúp bạn lấy lại được nhịp tim bình thường, phòng tránh được các rối loạn nhịp tim nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng.

Chia sẻ trang này