1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

các yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác khi bắn.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi smallarms, 20/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. smallarms

    smallarms Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2004
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    các yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác khi bắn.

    Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác khi bắn: các yếu tố tự nhiê (nắng, mưa, gió, nhiệt độ...) yếu tố con người (tâm lý xạ thủ, trình độ xạ thủ) và các yếu tố thuộc về vũ khí.Ở đây chỉ xin bàn đến các yếu tố thuộc về vũ khí.
    Trước hết xin bàn về đạn. Để bắn được chính xác, đạn sử dụng nhất thiết phải là đạn tiêu chuẩn. Thế nào là đạn tiêu chuẩn? Đầu tiên đó phải là đạn do các nhà SX chuyên nghiệp chế tạo ra chứ không phải là loại đạn mà người dùng tự nhồi thuốc (bọn Tây có bán máy nhồi cho người ta nhồi theo ý thích). Đạn còn phải còn nguyên vẹn hình hài, không móp méo, rỉ sét, đầu đạn phải được giữ chắc vào đai đạn. Nếu có bất cứ một yếu tố nào trên đây thì viên đạn đó nhất thiết phải được loại ra, bởi không những ta không thể bắn được chính xác với những viên đạn như thế mà nguy cơ rủi ro khi dùng cũng rất cao(cao đến chừng nào thì có lẽ các bác cũng biết). có nhiều trường hợp đầu đạn bị kẹt trong lòng nòng, nếu áp suất khí thuốc quá lớn có thể gây nổ vỡ súng hoặc vỡ nòng, nếu nhẹ thì cũng phải thay nòng mới (nếu là súng chiến đấu thì còn có thể thay được vì có nòng phụ. Còn không thì chỉ có mà đi Thái Nguyên).
    be continue!


    cái gì đã vỡ là đã vỡ ...
  2. smallarms

    smallarms Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2004
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Yếu tố thứ 2 phải kể đến đó là nòng súng. Nói đến nòng chắc các bác đã tưởng tượng ra các yếu tố gây ảnh hưởng tới độ chính xác khi bắn của nòng.
    Qua một thời gian sử dụng nhất định, lòng nòng bị mòn do ma sát khi viên đạn chuyển động xoáy trong lòng nòng kết hợp với sự xâm thực của khí thuốc lên bề mặt lòng nòng. Sự kết hợp của hai yếu tố này làm cho lòng nòng bị mòn rộng ra. Ở một mức độ nào đó gây ra sự tụt áp suất khí thuốc khi bắn dẫn tới sự hụt tầm (tức là viên đạn không bay tới độ cao và tầm xa mà lẽ ra nó phải tới) tức là không tới đích ngắm. Người ta sử lý vấn đề này bằng cách mạ lại nòng nòng. Đây có lẽ là cách duy nhất phục hồi được hiện tượng mòn lòng nòng.
    Ngoài yếu tố kể trên, nòng còn có thể bị cong, do va chạm hay do tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn. Khi nòng bị cong gây ra hiện tượng đổi hướng đường bay của đạn khi bắn. Người ta khắc phục bệnh này bằng cách nắn lại nòng. Khi nắn lại người ta kiểm tra độ thẳng của lòng nòng bằng cách sử dụng một dụng cụ kiểm thẳng hình trụ có đường kính tối đa bằng đường kính min của lòng nòng.

Chia sẻ trang này