1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các yếu tố để thành công

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi a_phi, 31/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. a_phi

    a_phi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Các yếu tố để thành công

    Giả sử có một thanh niên khoảng 20 tuổi, muốn trở thành một người giỏi võ thực sự. Cái gì là yếu tố quan trọng đây? Chọn đúng môn võ phù hợp? Tìm được ông thày giỏi, có khả năng và tâm huyết? Có năng khiếu võ thuật? Có đầy đủ điều kiện về thời gian, tài chính, thể lực?
    Tất nhiên, có đầy đủ tất cả thì chẳng nói làm gì. Nhưng nếu ko có tất cả được, thì yếu tố nào sẽ là yếu tố chi phối kết quả đây?
  2. nguoncon

    nguoncon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Theo em thì :
    - Chọn đúng môn võ phù hợp : hình như môn võ nào cũng là sự vận hành của thân thủ bộ nghĩa là qui luật tất nhiên của cơ thể nên điều này không quan trọng .
    - Có năng khiếu võ thuật : không quan trọng vì khi không có năng khiếu nhưng nếu mình muốn thì vẫn đi đến đích được .
    - Có đầy đủ điều kiện về thời gian , tài chính và thể lực , cũng không quan trọng .
    - Gặp thầy giỏi , có khả năng , cũng chưa đủ vì các bác cũng biết là có một số thầy rất giỏi nhưng chẳng đào tạo ra được 1 môn sinh nào ra hồn vì không có tâm hyết và không thật lòng .
    - Gặp thầy tâm huyết : em nghĩ điều này quan trọng nhất đê ! Người thầy tâm huyết sẽ không dấu nghề , sẽ chỉ cho mình phương pháp tốt nhất hợp với thể tạng của mình , như vậy sẽ vượt qua được những cửa ải : môn võ phù hợp + năng khiếu + tài chính + thể lực .
  3. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    Nhìn A_phi quen quen ..... như là hồi vừa rùi chính mình bầu A_phi vào đội ngũ Mod Box Võ Thuật thì phải ?
  4. a_phi

    a_phi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Hì, thế hả anh?
    Em mới vào mà, sao anh lại nói thế, định không cho em tham gia đấy à?
  5. a_phi

    a_phi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Tôi lại nghĩ, chọn đúng môn hợp với mình là điều quan trọng nhất. Bạn có thể tiếp cận được thành công nếu bạn thực sự phù hợp với nó.
    Tiếp nữa mới đến ông thày có khả năng và tâm huyết với đệ tử.
    Sau đó chính là yếu tố nội tại, hì hì, con người của bạn có năng khiếu không, có phải là nhân tài tập võ ko?
    Tiền thì sao nhỉ? Không có nó cũng chẳng sao, nhưng bị nó bao vây thì càng tốt.
    Em nói thế có đúng ko?
  6. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    20 tuổi mà muốn trở thành 1 người giỏi võ thực sự thì cực kỳ khó, nếu không muốn nói là viển vông ở thời đại ngày nay. Tôi nhắc lại là thời đại ngày nay nhé. Quá nhiều thứ chi phối bạn ạ. Nếu muốn học để có 1 bản lĩnh và sức khoẻ thì cứ học thôi. Đừng đặt ra vấn đề to tát , giỏi giang làm gì
    Được arcvubale sửa chữa / chuyển vào 02:19 ngày 01/04/2006
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    khó mà nói là yếu tố nào quan trọng nhất.
    Tôi cho là các yếu tố đó phải đi với nhau.
    Nhưng các bước lựa chọn thì:
    1. Chọn môn võ phù hợp mình. Ví dụ bạn đã lớn, xương cứng rồi mới bắt đầu đi học võ thì không nên chọn môn đòi hỏi mềm dẻo. Hoặc cơ thể bạn yếu thì không nên học môn đòi hỏi tốn quá nhiều sức....
    2. Tìm ông thày giỏi và có cách đào tạo phù hợp với sự phát triển của mình.
    3. Cố gắng luyện tập đều đặn ở nhà và ở lớp. Không vì một chút mệt mỏi hay trời mưa, trời lạnh,...mà bỏ tập.
    4. Có chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp để tránh phản tác dụng khi tập võ.
    5. Về năng khiếu thì trời cho ai nhiều người đó được hưởng. Ngoài ra trong quá trình luyện tập cũng bộc phát những năng lực tiềm ẩn.
    6. Có thái độ trân trọng ông thày mình và môn võ mình đang học, tâm huyết với môn phái. Đấy cũng là một yếu tố khiến cho ông thày đặt niềm tin vào mình.
    7. Tập võ với một tinh thần hướng thượng. Ví dụ có nhiều trường hợp tập võ muốn nhanh chóng học nhiều đòn thế để trả thù, nên không đạt kết quả mĩ mãn.
    còn nhiều vấn đề khác, nào xin mời các bác bổ sung !
  8. sihyeu

    sihyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Tập với động cơ trả thù thì mới hăng say, nhanh tiến bộ chứ nhỉ?
  9. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    - Có bao giờ bạn quan niệm võ là 1 NGHỆ THUẬT không ?
    - NẾU có, thì nó cũng giống như các nghệ thuật khác , cầm, kỳ, thi họa, vũ ***y, đánh golf, nấu ăn ...., cần phải có sự ĐAM MÊ trong đó . Đam mê cái nghệ thuật chứ không phải đam mê "sinh hoạt môn phái" như mấy ông môn sinh ... Kế đến, cần phải biết người nghệ sĩ đam mê nghệ thuật đó không lo nghĩ gì đến việc mình "giỏi" tới đâu hay giỏi hơn ai mà chỉ chú tâm đến cái việc "đạt" được nghệ thuật và sau cùng sẽ khám phá ra là cái nghệ thuật không có tuyệt đối, ...mà cũng không có tương đối luôn, tại nó vậy đó . Bạn hãy đọc Thạch Kiếm - Cung Bản Vũ Tàng - của chú Vove .
    - Trong võ VN ngày xưa, 3 năm thường chỉ mới xong phần căn bản sơ đẳng cho 1 người trung bình . Ng có năng khiếu thì nhanh lắm cũng mất 1 năm . Bạn hỏi 1 học sinh trường Tiểu Học lớp 3 xem em biết được những gì ? Xong PHD về Khoa Học, Triết Học, Luật Hoc... thường mất khỏang 20 năm, sau đó các ông Tiến Sĩ này vẫn thường phải tự học thêm cả đời dù họ đã là Giáo Sư Đại Hoc.
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Rất đồng ý với bác gừng cay. Chỉ với đam mê con người mới đạt đến cái đích. Tuy vậy đó cũng chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ.
    Còn ở VN, nhiều môn phái vẫn còn mang nặng tâm lý môn phái, nên việc tâm huyết phát triển môn phái sẽ còn hữu ích cho cả việc duy trì và phát triển môn phái đó sau này. Ông thầy nào đó muốn truyền nhiều cho học trò,nhưng học trò chỉ xem đi học môn đó như là một phương tiện để làm một việc gì đó, sau dăm năm thấy ổn ổn rồi hoặc vợ con vào rồi thì nghỉ tập thì ông thày sẽ có cách dạy khác. Trong trường hợp mà ông thầy biết một học trò có năng lực và có khả năng duy trì mônphái về sau này thì ông ấy sẽ chăm chút, phải không thưa bác?

Chia sẻ trang này