1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách chăm sóc hậu sản cho mẹ

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi bamebimsua69, 30/09/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bamebimsua69

    bamebimsua69 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2016
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    1
    • NHỮNG THAY ĐỔI VỀ THỂ CHẤT, TÂM LÝ SAU KHI SINH
    • Sau khi sinh, cơ quan sinh dục nữ dần trở về cấu trúc và hình dạng như trước lúc mang thai, trừ bầu vú nếu mẹ có cho con bú bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, cơ quan sinh dục có thể bị sang chấn, tổn thương khi sinh nếu có mổ lấy thai hoặc cắt khâu tầng sinh môn.
    • Các biến đổi thể chất khác là mất nước, mất máu và mất sức khi sinh: Thường xảy ra 24 giờ sau sinh. Nặng nề với những trường hợp có băng huyết sau sinh, chuyển dạ kéo dài, rặn không chuyển….
      • Thay đổi tâm lý: sợ hãi, mệt mỏi sau cuộc vượt cạn. Đồng thời với việc cảm thấy sung sướng, hạnh phúc khi bế con, được làm mẹ, các bà mẹ còn lo lắng hơn khi chăm sóc cho con quá nhỏ. Một số bà mẹ bị trầm cảm sau sinh nhất là những trong trường hợp sinh khó.


      2. NHỮNG KINH NGHIỆM CHĂM SÓC DÂN GIAN KHÔNG CÒN THÍCH HỢP

      Kiêng tắm gội: Phụ nữ sau khi sinh không nên kiêng tắm.Việc tắm rửa hàng ngày là rất cần thiết, nhất là khi có cho con bú, tắm gội sớm làm sạch các tế bào chết trên da giúp da sáng khỏe.Tuy nhiên, miễn dịch của mẹ thường bị giảmsau khi sinh con, vì vậy các chị em nên tắm gội bằng nước ấm và không ngâm mình lâu trong nước.

      Xông hơ: Việc xông hơ không có ích lợi cho sản phụ mới sinh mà còn có nguy cơ gây bỏng, dễ bị mất nước và cảm lạnh vì sau xông hơ mồ hôi đổ ra nhiều, lỗ chân lông cũng bị nở lớn ra.

      Ăn uống kiêng khem: Kinh nghiệm dân gian thường khuyên các sản phụ kiêng nhiều món: một số loại thịt, cá, rau củ, trái cây…Tuy nhiên điều này không hợp lý bởi sản phụ sau sinh và cho con bú cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

      Thời gian ở cữ lâu: Thời gian hậu sản hợp lý là 6 tuần tính từ khi sinh con là hợp lý, không nhất thiết phải là 3 tháng 10 ngày như phong tục dân gian.

      Phải ở trong phòng kín, không có ánh sáng: Việc ở trong phòng kín, thiếu ánh sáng, không thông thoáng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Nhiệt độ phòng thích hợp tầm 25 – 27 độ.

      CHĂM SÓC BẦU SỮA MẸ TRONG THỜI KỲ CHO CON BÚ

      [​IMG]
      • Trước và sau mỗi lần cho con bú, cần sử dụng nước ấm cùng khăn mềm để lau rửa đầu vú và xung quanh bầu vú thật sạch sẽ, khô thoáng.
      • Cho bé bú đúng cách, bú xen kẽ đều hai bên vú.
        • Sau mỗi cữ bú bạn nhớ làm trống bầu vú bằng cách nhẹ nhàng vắt cạn lượng sữa để tránh tình trạng ứ đọng gây viêm tắc tuyến sữa.
        • Không nên cho con vừa ngủ vừa ngậm vú. Khi bé vừa bú vừa ngủ thường day, cắn vào đầu vú, có thể gây tổn thương dẫn đến viêm nhiễm đầu vú.
          • Sau khi sinh, bầu vú của bà mẹ thường căng, to và xệ, do đó cần mặc áo ngực vừa vặn, phù hợp với kích cỡ ngực, không nên mặc áo ngực có gọng kim loại để dòng sữa được lưu thông dễ dàng và tránh tổn thương vú do cọ xát.
          • Không nên dùng các thức uống có chứa các chất kích thích như trà, cà phê, rượu bia…
            • Trong thời gian cho con bú, nếu người mẹ cần dùng thuốc thì cần phải có sự tư vấn của bác sĩ.
    Nguồn : Website Hành Trình Làm Mẹ
  2. nhungthe

    nhungthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2016
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Việc xông hơ không có ích lợi cho sản phụ mới sinh mà còn có nguy cơ gây bỏng, dễ bị mất nước và cảm lạnh vì sau xông hơ mồ hôi đổ ra nhiều, lỗ chân lông cũng bị nở lớn ra.

Chia sẻ trang này