1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách chia nhanh lớp 4 có thành chia chậm?

Chủ đề trong 'Toán học' bởi demen123, 25/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. demen123

    demen123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Cách chia nhanh lớp 4 có thành chia chậm?

    Vừa rồi tôi phải hướng dẫn phép chia cho 2,3 chữ số cho học sinh lớp 4 mà thấy có điều gì đó không ổn, hay là mình già mất rồi chăng? Có các chuyên gia toán ở đây, xin các bạn chỉ giúp:
    Đối với phép chia cho 2,3.. chữ số tôi cũng nhớ rằng có 2 cách làm,
    1. Cách thứ nhất là ta tìm thương > nhân với số chia > dùng số bị chia trừ đi tích đó>được số dư rồi hạ tiếp các số rồi chia tiếp:

    5867:27=> số dầu tiên là 2
    2x27=54
    58-54=4
    rồi tiếp tục..

    2. Cách thứ hai tôi có nghe qua , nhưng chẳng bao giờ thực hiện, nhưng bây giờ sau 4-5 giờ dậy hs phép chia theo cách 1 liền chuyển sang cách này như sau:

    vd 5867: 27 => số đầu tiên là 2,
    2 x7=14, 18-14=4, viết 4 nhớ 1,
    2 x2=5, thêm 1 bằng 5, 5-5=0
    tiếp tục như vậy cho hết phép chia

    Vấn đề tôi muốn xin ý kiến các bạn là
    -Đối với cách 2, hs lớp 4 có hiểu được bản chất của phép chia không?
    -Dậy chia nhanh như vậy để làm gì? trong khi hs giỏi" thật" lớp 12 vẫn có lúc chia sai? hay là đây là cách tích kiệm giấy viết.
    -Liệu đây có phải cách biến hs thành thần đồng không?khi làm tính như cái máy mà chẳng hiểu gì cả?
    -Hs giỏi lớp 4 học 1 tuần, làm được bài tập SGK mà chẳng hiểu gì cả, bởi chưa rơi vào trường hợp khác vd là sẽ có nhớ 2,3,4,5.. chứ không còn là chỉ là nhớ 1, và khi số chia lớn thì còn nghĩ nát óc để tìm thương, mà có phải tìm thương 1 lần là ra đâu?

    vd 5867: 78 => số đầu tiên ví dụ là 6,
    6 x8=48, 56-48=8, viết 8 nhớ 5, (cái này SGK không đưa ra vd kiểu này, nên cô không biết, hoặc không nói để hs phải biết là số nhớ phải là số 5 chứ không phải là số 4, và tại sao?)
    6x7=42, thêm 5 bằng 47, 58-47=11,
    vậy số dư là 118 vẫn còn chia hết, nên phải tăng 6 lên thành 7 và làm lại.

    tiếp tục như vậy cho hết phép chia

    ....
    Xin các chuyên gia cho ý kiến

    Thanks!
  2. dawn_of_love

    dawn_of_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Về bản chất tôi thấy vẫn giống nhau thôi mà .Tuy nhiên cách thứ 2 thì sẽ chậm với những người nhẩm tính nhanh , nhưng lại nhanh với những người nhẩm tính chậm ,chỉ quen tính nhẩm với số nhỏ !
    Trong VD :
    vd 5867: 78 => số đầu tiên ví dụ là 6,
    6 x8=48, 56-48=8, viết 8 nhớ 5, (cái này SGK không đưa ra vd kiểu này, nên cô không biết, hoặc không nói để hs phải biết là số nhớ phải là số 5 chứ không phải là số 4, và tại sao?)
    -Ở đây số nhớ là 5 vì đã chọn 56 -48 chứ không phải 46-48
    -Tiếp nữa , để chọn được thương đầu tốt nhất , thì phải lấy xấp xỉ số chia để dự đoán : 7,8~8 , nên khi lấy 586 :78 sẽ đưa về 58 : 8 và lấy thương đầu là 7 , như vậy đa phầnsẽ không phải làm lại nữa . Nhưng cái này có lẽ cũng chỉ là tương đối ,ko biết có TH nào sai không ! Nên chọn chuẩn sẽ phải do người làm có xét được tương quan giữa số bị chia và số chia hay không . Vấn đề này thì bó tay vì hs mà xét được tương quan ý thì có lẽ nhân chia số có 2,34,.. chữ số cũng chẳng phải vấn đề khó
    Về mặt ý tưởng của PP2 tôi thấy khá hay , sẽ giúp hs hiểu được bản chất . Nhưng để giảng giải cho hs hiểu được cách làm này thì lại là cả một vấn đề đấy nhỉ . Vì vấn đề chọn chuẩn thương đầu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ chia , nhưng để giảng cho hs hết các mẹo tìm thì sẽ rất khó ,và làm cho hs bù đầu ý .

    Nói nhiều khéo thành nói dại .Túm lại tôi nghĩ khi giảng PP2 cho hs ko phải giỏi thì cứ báo nó lấy xấp xỉ số chia đề chọn thương đầu , nếu ko được thì mới làm lại ! Nhưng chắc chắn sẽ chỉ phải làm lại 1 lần là cùng . Ngoài ra cũng có thể lấy xấp xỉ của cả số bị chia nữa . VD : 586 : 78 thì đưa về 59 :8 .Tuy nhiên cần tránh TH số chia lấy xấp xỉ trên còn số bị chia lấy xấp xỉ dưới và ngược lại !

    Chúc chú demen123 dạy tốt , mà nếu có chỗ nào có hs thì cho tớ làm gia sư với .Đang muốn đi dạy thêm !
  3. demen123

    demen123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Sau khi được tôi hướng dẫn lại thì cháu tôi nó đã làm được, nhưng hiểu không thì đến tôi vẫn còn lơ tơ mơ nữa là.
    Đồng ý là cách làm đúng, phương pháp nhanh nhưng việc đưa những cách quá khó cho hs nhỏ học làm nó thành cái máy chứ không có tính giáo dục gì cả:
    Trong vd trên như xưa ta học là lấy 58-(2x27=54)=04 rõ ràng ta thấy phép nhân là ngược lại của phép chia, số dư còn lại là của hàng trên nên hạ tiếp các số trên xuống- đây mới là bản chất của phép chia. Đối với hs phổ thông thực hiện theo PP này dễ , kiểm tra lại được rõ ràng, ôn lại được cả phép nhân mà mới học. lại còn logic đơn giản nữa, bằng chứng là trong cuộc sống chúng ta đều nhẩm tính dựa theo cách này.
    Phương pháp 2 thì theo tôi hiểu là dùng (58=40+18) -[(2x20=40)+(2x7=14)]........... làm sao đây là bản chất được. Tôi nghĩ đây là máy tính thì có, máy tính làm theo các hàng và khi có nhớ thì nhảy sang hàng bên mà.
    Mới phân tích đã thấy lằng nhằng rồi, lại thêm phần chọn thương thế nào cho gần đúng... nên thằng con tôi học được 1 tuấn mà bài trong sách thì làm được vì toàn trường hợp đặc biệt mà, còn bài tôi ra thì sai bét nhè. Lạy trời tôi giảng lại cho nó giống như bác nói nên đến nay nó làm đúng rồi.
    Tôi cũng từng là dân mê toán nên thực tình tôi không muốn cho cháu học cách 2 (mặc dù nó làm tốt rồi) nhưng muốn đâu có được, sách rồi cô, rồi kiểm tra ..nên phải theo. Nhưng rõ ràng đây là việc biến cái đơn giản thành phức tạp. Việc đánh đố trong dậy học gây tâm lý nặng nề cho trẻ em nên tôi viết nên đây mong các bác chỉ giáo là tôi nghĩ có đúng không?
  4. dawn_of_love

    dawn_of_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Đánh đố chẳng qua là do giáo viên không có PP dạy hợp lý , thậm chí chính GV có khi cũng không hiểu bản chất của việc làm ,mà chỉ mơ hồ nói tắt quá trình rồi nhanh nhanh đưa ra kết quả
    Thực chất : (58=40+18) -[(2x20=40)+(2x7=14)] chính là việc chia 58 cho 27 nhưng viết về dạng 58 chia 2 mà ! Việc làm này nhằm đưa hs về việc tìm số dư khi chia cho số có 1 chữ số ! Hình như cái này thì hs đã làm quen với số bị chia lớn rồi
    VD : Lấy 15435 : 235 Chọn thương đầu là 7 nhưng không thoả mãn vì lớn quá nên rút về 6
    Nếu làm theo phép chia thông thường thì về nguyên tắc làm ,hs vẫn phải lấy 1543 : 235 và tìm số dư của phép chia này .Cái này thì có vẻ hs chưa được dạy
    Nhưng nếu đưa về tìm số dư trong phép chia 1543 : 6 , khi biết trước thương là 235 thì chắc là đã được dạy rồi ,Theo cách viết 2 chính là :
    6.5=30 , 33-30=3 , viết 3 nhớ 3
    6.3=18 , 24 -18 -3 =3 , viết 3 nhớ 2
    6.2=12 , 15-12-2 =1 ,viết 1 nhớ 1
    1-1 =0 --> Số dư là 133
    Về bản chất nó chẳng khác gì lấy 1543 - 235.6 =133 , chỉ là viết tường minh của phép toán đó !
  5. demen123

    demen123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bác về vấn đề đánh đố bác nêu, bởi điều hiển nhiên là chúng ta còn đang tranh luận nữa là các thầy cô.
    (58=40+18) -[(2x20=40)+(2x7=14)] chính là việc chia 58 cho 27 , bác và em hiểu đây là 58:27 nhưng hs lớp 4 không hiểu bởi nó chỉ biết 58:27=2 dư 4 vì [58-(27x2=54)=4] còn cách nêu trên là phải tìm được thương là 2 rồi nhân với hàng đơn vị 2x7=14, lấy hàng trên (lúc này không phải hàng đơn vị là 8 nữa mà là 18! để trừ đi, và tiếp ...
    tất nhiên là nếu chỉ chia cho số chia có một chữ số 1543 : 6 thì 2 cách chia giống nhau, nhưng đối với nhiều chữ số thì khác, và hoàn toàn không lôgic với hs vừa nới học xong phép chia được ít ngày.
    Phần trên tôi đã nói cách 2 là cách làm của máy tính và bác đã cho thêm ví dụ 15435 : 235 . bác biết đấy máy tính nó chỉ biết 0 và 1 mà nó làm gì cũng được mà, vì chúng ta cài chương trình cho nó.
    Hs không thể tìm số 6 bằng cách lấy 1543:6 (hoặc là tìm 5 hay 7) ứng với số chia là 235, bởi 1543:6=256+.. .
    +Về bản chất hai phương pháp hoàn toàn khác nhau, P1 là làm theo cách phép chia là ngược lại của phép nhân và đây mới là bản chất của phép chia: 1543 : 235 =6+... bởi 6x235= 1410 và số dư là 1543-1410=133 hoàn toàn đơn giản và chính xác. Thông thường hs đoán số 6 bằng cách 5x200=1000; 6x200=1200: 7x200=1400 với một chút nhìn nhận thêm với số 35 hs đoán sát ngay là thương bằng 6 và dậy hs như vậy nó sẽ đoán phần lớn các số của thương trong phép chia là sẽ đoán đúng
    + P2 là các số tạo bởi tập hợp các hàng, lớp và làm phép chia trong từng hàng lớp một, và có liên hệ với nhau (=nhớ) ! bác có thấy khiếp không!
    Hàng đv: 6x5=30, lấy 33-30=3 (dư 3 ở hàng đv)
    Hàng chục: 6x3=18 thêm 3=21, lấy 24-21=3 (dư 3 ở hàng chục)
    Hàng trăm: 6x2=12, thêm 2 bằng 14, lấy 15-14=1 (dư 1 ở hàng trăm)
    vậy dư 133. Đúng là biến trẻ con thành máy tính! Phương án này còn không cho hs luyện tập lại phép nhân có nhiều chữ số cách đấy đúng 1 bài! Mặt khác vẫn phải dùng phương pháp đoán thương bằng 6 như cách 1 như vậy đối với trẻ con không logic, đoán thương 1 kiểu, thực hiện kiểm tra thương kiểu khác!
    ở đây tôi chỉ muốn nói rằng đây là phương pháp chia nhanh (thực sự là nhanh đối với người lớn) chưa phù hợp với đối tượng là hs tiểu học như các phân tích ở trên. Đặc biệt là đồng ý với bác là nó chia nhanh đối với hs nhẩm chậm, và chia chậm đối với hs nhẩm nhanh, điều này ảnh hưởng tới sự nhanh nhẹn của trẻ khi làm các phép tính
    Được demen123 sửa chữa / chuyển vào 08:12 ngày 29/12/2006
  6. vitaminc315

    vitaminc315 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Nói thật là em không nghĩ học sinh lớp 4 có thể hiểu được bản chất phép chia đâu, toàn là sách hướng dẫn sao thì làm vậy, chứ không biết được tại sao làm thế nó ra được kết quả đúng. Cái này lên cấp 2 chắc mới hiểu được.
    THế nên sách có sao bác cứ giảng thế.
  7. dawn_of_love

    dawn_of_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Với những hs ko nhanh nhẹn cho lắm thì việc chia theo cách 2 em nghĩ là rất tốt , vì trong 1 phép tính nó sẽ phải làm nhiều việc trên giấy hơn , đó cũng chính là rèn luyện mà ! Còn nếu không muốn phải tính toán nhiều thì bấm máy cho xong .
    Mà em thấy cái gì cũng có lợi cả bác ạ .Hồi nhỏ em wen nhẩm nhít trong đầu , ít khi dùng máy tính .Đúng là có lợi thật , nhưng đến khi phải tính toán cường độ cao như trong môn PPT thì chịu , bấm máy chậm không làm kịp bài .(Cũng may mà qua )
    Nhưng ý kiến của bác thì cũng ko phải sai , bắt trẻ con làm thế mà không hướng dẫn đúng kiểu thì sẽ phản tác dụng mất . Nhưng chỉ làm nó sợ thôi , đâu làm cho sự nhanh nhẹn của trẻ giảm đi được .Em nghĩ nếu đã làm được thì chỉ có nhanh nhẹn hơn thôi . Thao tác chia nhỏ việc để làm
    Mà ở trường thì có bắt buộc tất cả phải làm theo cách 2 không hả bác ? Chắc là không chứ ?
  8. demen123

    demen123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Rất cám ơn sự chia sẻ của các bác. Tôi cũng luôn phải hướng dẫn lại mà phải nói chính xác là hướng dẫn mở rộng để con làm được các bài tập và kiểm tra về toán. Rất may là hồi nhỏ tôi học từ TB lên giỏi toán nên hướng dẫn cũng không đến nỗi. Chính vì hướng dẫn nó học nên tôi gặp hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Tất nhiên là tôi không nói với nó rằng đó là toán của lớp cao hơn đem cho lớp dưới thì để tôi ra bài cho thầy thì thầy cũng tịt luôn, mà luôn giáo dục nó là phải làm theo cách thầy cô dạy và như cả cách chia phải thực hiện như cách hai đối với toàn bộ hs vn nữa. Có rất nhiều vấn đề gây căng thẳng hay có thể nói thô là đánh đố hay doạ bố mẹ học sinh được đưa vào bài học, một số do sách GK như vd trên, một số do thầy cô phát triển thêm-không hiểu có phải là để dậy hoặc bồi dưỡng thêm vào ngày T7 hay CH không nữa?
    -Vd lớp 3 sau khi học công trừ cháu có bài KT: 6-8+5=?: cháu trả lời là làm sao 6 trừ được 8????...còn tôi lúc đó chưa biết là đó là toán lớp nào nữa, chả nhẽ lại là đại số!
    -Vd khi vừa học song phép chia, KT thầy cho ngay bài : 25:4=? con nói làm sao 25 chia được cho 4, chỉ có 24:4=6 thôi chứ.....đến 1 năm sau nó mới học phép chia có dư mà
    -ngày hôm nay tôi vừa đọc được trên Vietnamnet, mời các bạn tham khảo về công nghệ doạ trẻ con: http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2007/01/650609/
    Trẻ con, nếu nó chữa lĩnh hội được kiến thức cơ bản mà cứ dùng cái "nâng cao" để làm nó sợ thì liệu nó còn say mê học tập được nữa không? có hăng tung tăng vui vẻ để đi đến trưòng hay không? Đã có đứa báo thầy ốm 1 tuần để đi chơi Au***ion rồi đấy.
    Toán học là môn học rất hay đối với hs phổ thông, bởi nó dậy hs biêt tư duy lôgíc, biết nói đúng và sai thôi chứ không có nói dối,
    Con tôi đọc chuyện tranh về Nưu Tơn vẫn nhớ lời ông khi vào đại học chọn ngành là phải học toán trước để rồi áp dụng vào nghiên cứu vật lý ứng dụng.
  9. dawn_of_love

    dawn_of_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    À bác Demen123 này , hôm nọ tình cờ em mới phát hiện ra tại sao họ gọi cách chia đó là "chia nhanh" .Trước toàn cứ dùng cách chia 1 để giải thích cho cách 2 nên ko nói lên được tại sao nó là chia nhanh . Nhưng trước hết phải nhắc lại rằng tất cả các phép toán *,/ trên các số nguyên đểu được xây dựng trên bảng cửu chương .
    Nhắc lại VD bác đưa ra là 5867 :78
    - Theo cách chia thứ nhất và cũng là thông thường thì sẽ tìm thương trước là 7, rồi lấy hiệu : 586 - 78.7 là số dư . Tổng số phép tính(dùng bảng cửu chương) trong phép tính 5867 -78.7 là
    10 (3 trong phép nhân và 7 trong phép trừ ) .
    -Theo cách thứ 2 , họ cũng lấy thương trước là 7 , nhưng để tìm số dư thì nhân đến đâu trừ đến đấy chứ không phải nhân hết lên rồi mới trừ . Là thế này
    7.8=56 ; 56-56=0 ;nhớ 5 (4 phép tính )
    7.7=49;58 -49-5=4 (5 phép tính )
    Tổng là 9 phép tính !
    Vậy là bớt được 1 phép tính
    (Chú ý mỗi phép tính là cho 2 số có 1cs , VD 56-56 là 6-6=0 , nhớ 0 , 5-5-0=0 :3 phép tính )

Chia sẻ trang này