1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh: Đơn giản nhưng không phải mẹ nào cũng biết!

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi bamebimsua69, 16/06/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bamebimsua69

    bamebimsua69 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2016
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    1
    Trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tuổi rất thường bị nấc cụt kèm theo trớ sữa vì đó được xem là hiện tượng sinh lý bình thường. Vì thế các mẹ đừng quá lo lắng nếu con mình bị nấc cụt trong giai đoạn này. Tuy nhiên, việc nắm vững kiến thức về nguyên nhân và cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh sẽ giúp các mẹ yên tâm hơn và có những xử lý kịp thời khi trẻ bị nấc.

    [​IMG]

    Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt:
    Sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành lặp đi lặp lại khiến cho khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn đóng kín lại chính là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nấc cụt ở trẻ nhỏ.


    Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn đến nấc cụt ở trẻ sơ sinh các mẹ cần lưu ý đó là khi con mình thay đổi tư thế một cách đột ngột, khi ăn thì trẻ ăn quá nhiều hoặc vừa ăn vừa quấy khóc, ngoài ra việc giữ ấm trẻ không đúng cách, trẻ bị lạnh cũng dẫn đến hiện tượng trên.

    Bình thường thì trẻ có thể tự hết nấc trong một vài phút. Và với trẻ sơ sinh thì một ngày có thể bị nấc cụt vài lần (tùy thuộc vào cơ địa của bé). Hiện tượng nất cụt sẽ giảm dần khi trẻ càng lớn hơn.

    Tuy vậy, không phải bé nào cũng có thể tự hết nấc cụt. Do đó các mẹ nên trang bị một số kiến thức về cách chữa trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh để đế xử lý nhanh nhất tình trạng này, giúp bé mau chóng qua đi sự khó chịu khi bị nấc.

    Một số phương pháp trị nấc cho trẻ sơ sinh:
    1. Nếu bé nấc do ăn quá no. Các mẹ cần bế bé thẳng dậy, đặt cằm bé tựa vào vai, vuốt nhẹ sau lưng cho bé dễ chịu. Lặp đi lặp lại động tác này tới khi bé hết nấc.


    2. Cho bé uống nước hoặc sữa. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng khi bé đã cứng cáp, hoặc khi trẻ đang trong lúc đói cần uống thêm sữa hoặc nước. Bởi tránh trường hợp ép bé phải uống sữa và nước khi bé đã no. Lúc này nên áp dụng phương pháp 1 sẽ tốt hơn.

    3. Khi cho con ăn (hoặc bú) cần chú ý tư thế để sữa vào miệng bé không quá nhanh khiến con không kịp nuốt, không được đặt con nằm để ăn.

    4. Giúp bé ợ sau khi bú. Áp dụng cách 1 mẹ hãy chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ vào phần lưng trên của bé để giúp trẻ dễ dàng ợ hơi ngay. Cách này cũng giúp trẻ tránh khỏi nôn trớ rất hiệu quả.

    5. Đối với bé sử dụng sữa bình, các mẹ cần lưu ý sử dụng loại núm ti phù hợp với con mình, không nên quá to nhé!

    6. Có thể sử dụng mật ong nhưng đối với bé trên 1 tuổi nha các mẹ. Dùng khăn màn của bé quấn vào ngón tay trỏ, chấm một lượng nhỏ mật ong vào ngón tay, sau đó đưa vào miệng của trẻ.

    Đối với trường hợp các bé bị nấc mà mẹ đã sử dụng hết các cách trên mà vẫn không hết hoặc bé nấc liên tục trong vài giờ liền thì cần mang bé đến bác sĩ để thao dõi và chữa trị thêm nhé!

    Nguồn : http://quantamsuckhoe.com/cach-chua-nac-cut-cho-tre-sinh-don-gian-nhung-khong-phai-nao-cung-biet/

Chia sẻ trang này