1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách chữa tiêu xương răng hiệu quả nhất

Chủ đề trong 'Tìm bạn/thày/lớp học ngoại ngữ' bởi khietnguyen, 15/02/2020.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khietnguyen

    khietnguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2016
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Có 2 cách chữa tiêu xương chân răng hiệu quả là phẫu thuật ghép xương và nâng xoang giúp phục hình thẩm mỹ cho khuôn hàm và hỗ trợ cấy ghép Implant.

    [​IMG]

    ( Xem thêm: https://www.pexels.com/@niengrang-thammy-2108428)

    1. Tiêu xương chân răng là gì?

    Tiêu xương chân răng (hay còn gọi là tiêu xương hàm) là sự tiêu biến, suy giảm mật độ, chiều cao, thể tích, số lượng xương ổ răng và xung quanh chân răng. Cấu tạo chủ yếu của xương tại khu vực này là muối khoáng sinh học, dễ tạo khoảng rỗng hoặc bị tiêu hõm khi có bất kỳ tác động nào.

    Tiêu xương có thể diễn ra theo chiều ngang, chiều dọc, mức độ tiêu xương tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Trường hợp nghiêm trọng, xương có thể tiêu đến sát sống hàm, gần các dây thần kinh, gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

    2. Tác hại của tiêu xương răng

    Tụt nướu: Khi xương chân răng bị tiêu biến, khả năng nâng đỡ nướu kém, khiến vùng nướu bị tụt xuống thấp hơn so với thông thường.

    Gây nên sự lệch lạc trong cấu trúc răng: Các răng xung quanh có xu hướng lệch sang khoảng trống hõm xương, tạo nên sự lệch lạc trong cung hàm.

    Ảnh hưởng chức năng ăn nhai: Quá trình tiêu xương hàm diễn ra, khiến khả năng chịu lực của cung hàm cũng giảm sút đáng kể, khả năng ăn nhai cũng kém dần, dẫn đến việc giảm hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột, làm tăng nguy ngơ mắc các bệnh về tiêu hóa.

    Ảnh hưởng thẩm mỹ: Tiêu xương hàm lâu ngày, các dây chằng và cơ mặt hóp vào trong, xuất hiện dấu hiệu lão hóa trên gương mặt, già nua hơn so với tuổi thật.

    (Xem thêm: https://www.pexels.com/@niengrang-thammy-2108428)

    3. Nguyên nhân gây tiêu xương chân răng

    Có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tiêu xương chân răng:

    - Mất răng: Răng là yếu tố cần thiết cho sự ổn định của xương. Do sâu răng, răng hỏng cần nhổ bỏ hoặc do tai nạn, chấn thương khiến răng bị mất đi. Khi đó, không còn lực nhai tác động, không còn bất kỳ sự kích thích nào tại vùng xương hàm quanh răng đã mất, sự tiêu xương bắt đầu diễn ra. Thời gian mất răng càng lâu, mật độ xương bị tiêu càng nhiều.

    - Bệnh nha chu, viêm nướu: Mô nướu bị vi khuẩn tấn công, gây nên viêm nhiễm, khiến các dây thần kinh và mô mềm bị phá hủy. Lâu ngày, tình trạng này lan vào xương hàm, khiến mô xương bị tổn thương và phá hủy dần.

    Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?
    Mất răng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó đáng chú ý nhất là hiện tượng tiêu xương hàm. Vậy mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?

    4. Cách chữa tiêu xương răng

    Xương hàm không thể tự khôi phục khi bị phá hủy, đòi hỏi phải có sự can thiệp từ bên ngoài. Trong Nha khoa hiện có 2 cách chữa tiêu xương chân răng hiệu quả nhất, không chỉ giúp phục hình thẩm mỹ cho khuôn hàm, cải thiện chức năng ăn nhai mà còn tạo điều kiện để cấy ghép Implant (tạo “nền móng” vững chắc để nâng đỡ trụ Implant).

    Tùy thuộc vào tình trạng tiêu xương chân răng mà Bác sĩ có thể thực hiện độc lập hoặc kết hợp 2 cách sau:

    Ghép xương: Xương tự thân hoặc xương nhân tạo sẽ được cấy ghép vào vị trí xương hàm bị tiêu biến nhằm tái tạo lại cấu trúc xương hàm, bảo tồn xương hàm và các răng thật.

    Các hình thức ghép xương phổ biến:

    - Ghép xương tự thân: Lấy xương từ một phần khác của cơ thể (ví dụ như xương cằm, xương sọ, xương hông) để ghép vào phần xương bị tiêu trong ổ răng với mức độ an toàn cao, hạn chế nguy cơ bị thải trừ vật liệu ghép.

    - Ghép xương đồng chủng: Lấy xương từ cá thể khác cùng loài, lưu trữ ở ngân hàng như: mô sụn, mô xương, cơ quan nội tạng.

    (Xem thêm: https://chinh-nha-nieng-rang-tai-nha-khoa-paris-hai-phong.business.site/posts/5720012451000510672)

    - Ghép xương dị chủng: Lấy xương từ các cá thể khác loài, qua quá trình xử lý và tùy mục đích ghép, người ta cải thiện thêm các đặc tính sinh học cho phù hợp như: khử hữu cơ, đông khô, đông khô khử khoáng...

    - Ghép xương nhân tạo: Sử dụng xương sinh học (thành phần chính là Beta-tricalcium photphate hoặc Hydroxy apatite) gần giống với xương tự nhiên, mức độ an toàn cao, dễ cấy ghép, không cần phẫu thuật ở 2 vị trí khác nhau.

    Nâng xoang hàm: Khi xương hàm bị tiêu và hạ thấp dần, đồng nghĩa với việc mở rộng xoang hàm. Như vậy việc thực hiện ghép xương hay nâng xoang là cần thiết nhằm tăng thể tích xương hàm, phục vụ cho việc trồng răng Implant. Các hình thức nâng xoang phổ biến: nâng xoang hở và nâng xoang kín. Thông thường nâng xoang thường kết hợp với ghép xương.

Chia sẻ trang này