1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách đặt phiên hiệu các Sư đoàn của QĐNDVN ?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thuycon, 15/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cableguy

    cableguy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Hình như làm gì cho mệt. Danh sách các sư đoàn chủ lực đây nè:
    Sư đoàn 2: trước 1975, hoạt động tại Quảng Ngãi, đánh trực tiếp với với sư đoàn 2 VNCH. Năm 1978, tăng phái quân đoàn 4 đánh Khmer Đỏ.
    Sư đoàn 3: hay Sao Vàng, trước hoạt động tại Quy Nhơn, sau 1975 đổi ra Bắc, giữ trách nhiệm phòng thủ Lạng Sơn trong trận chiến biên giới Việt Trung (thuộc quân đoàn 14). Sư đoàn 4: chủ lực quân khu IX (cùng với các sư đoàn 8 và 330).
    Sư đoàn 5: từng hoạt động tại vùng Phước Tuy, sau 1975, là chủ lực quân khu VII.
    Sư đoàn 6: Trước 1975, thuộc quân đoàn 4
    Sư đoàn 7: tuy nói là được thành lập tại miền Nam trong chiến tranh Đông dương II Sau 1975, được biên chế vào quân đoàn 4.
    Sư đoàn 8: chủ lực quân khu IX, tăng cường cho quân đoàn 2 đánh Khmer Đỏ được thành lập đầu năm 1975.
    Sư đoàn 9: thuộc quân đoàn 4. Trước 1975, hoạt động ở Tây Ninh và biên giới Việt - Cam. Sư đoàn đầu tiên của QGP
    Sư đoàn 10: thuộc quân đoàn 3. Trước 1975, hoạt động tại Pleiku, Kontum, còn gọi là F 10.
    Sư đoàn 302: trước là sư đoàn 2 QGP, hoạt động trong vùng Hậu Nghĩa, Tây Ninh (khác với sư đoàn 2 ở Quảng Ngãi). Sau 1975, là chủ lực của quân khu VII. Sư đoàn 303: trước là sư đoàn 3 QGP, hoạt động ở Phước Long, (khác với sư đoàn 3 Sao vàng ở Quy Nhơn), sau là chủ lực quân khu VII. Gần đây trở nên chính quy trong quân đoàn 1.
    Sư đoàn 304: một trong những sư đoàn đầu tiên. Trong trận chiến Đông dương II, hoạt động trong vùng Đà Nẵng, Quảng Nam. Sau 1975, thuộc quân đoàn 2. Sư đoàn 306: thuộc quân đoàn 2. Chuyên hoạt động tại Lào
    Sư đoàn 308: sư đoàn đầu tiên của QĐNDVN từ 1950. Tham chiến trong mùa hè đỏ lửa. Thuộc quân đoàn 1 chính quy (bây giờ nằm trong biên chế QK ThủĐô),còn gọi là sư đoàn quân Tiên phong.
    Sư đoàn 320: có lẽ là cải danh của sư đoàn 10 sau 1975. Năm 1979, hoạt động tại miền đông bắc Campuchia.
    Sư đoàn 312: cũng được thành lập năm 1950. Thuộc quân đoàn 1. Còn gọi sư đoàn Chiến Thắng.
    Sư đoàn 316: sư đoàn Thổ, cũng là một trong những sư đoàn đầu tiên. Năm 1975 tấn công Ban Mê Thuột. Sau đó làm chủ lực quân khu II, phòng thủ Lào Cai.
    Sư đoàn 317: được thành lập đầu năm 1979 để tăng cường mặt trận Campuchia, nòng cất từ các trung đoàn Gia Định và Quyết Thắng.
    Sư đoàn 318: thành lập cùng lúc với sư đoàn 317, sau tổng động viên.
    Sư đoàn 319: có lẽ được thành lập năm 1980 để phòng thủ biên giới Việt Trung.
    Sư đoàn 320: thành lập năm 1950, thuộc quân đoàn 3. Tư lệnh đầu tiên là đại tướng Văn Tiến Dũng. Năm 1965, tách ra làm 2. Sư đoàn 320A xâm nhập vào nam, hoạt động tại Pleiku, Kontum. Sư đoàn 320B hoạt động tại Quảng Trị. Từ 1975, 320A biên chế vào quân đoàn 3. Còn gọi là sư đoàn Đồng Bằng.
    Sư đoàn 324: trước 1975, hoạt động tại Thừa Thiên, Quảng Trị, sau biên chế vào quân đoàn 2, rồi làm chủ lực cho quân khu IV.
    Sư đoàn 325: thành lập từ trận chiến Đông dương I. Thuộc quân đoàn 2.
    Sư đoàn 327: thuộc quân đoàn 14 (?)
    Sư đoàn 330: Thành lập tại miền Nam rồi tập kết ra Bắc (lúc đó tư lệnh Đồng Văn Cống). Sau 1975, là chủ lực quân khu IX
    Sư đoàn 335: Trong chiến tranh Đông dương I, được gọi sư đoàn Thái, tuy nhiên sau này không thấy nhắc đến.
    Sư đoàn 337: sau 1975, thuộc quân khu IV ra tăng cường phòng thủ Lạng Sơn, biên chế vào quân đoàn 14.(?)
    Sư đoàn 338: cũng là một sư đoàn tập kết (tư lệnh Tô Ký). Năm 1975, thuộc quân đoàn 1, tấn công Sài gòn. Năm 1979, biên chế vào quân đoàn 14, phòng thủ cầu Khánh Khê, Lạng Sơn.
    Sư đoàn 339: đơn vị chiếm Kompong Speu đầu năm 1979, sau giữ việc phòng thủ Phnom Penh.
    Sư đoàn 341: thành lập tháng 7-1972 tại Nghệ An nhằm tăng cường mặt trận Quảng Trị sau khi các sư đoàn 304, 308, 325 bị tổn thất nặng trong mùa hè đỏ lửa. Năm 1975, được biên chế vào quân đoàn 4. Còn gọi là sư đoàn Sông Lam.
    Sư đoàn 345: phòng thủ Lào Cai, thuộc quân khu II. Sư đoàn 347: thuộc quân đoàn 14 phòng thủ Lạng Sơn.
    Sư đoàn 390: thuộc quân đoàn 1.
    Sư đoàn 411: được thành lập sau khi Hà nội tổng động viên.
    Sư đoàn 567: phòng thủ Cao Bằng trong chiến tranh biên giới.
    Sư đoàn 711: trong chiến tranh Đông dương II, hoạt động tại Quảng Tín, Tam Kỳ.
    Sư đoàn 968: hoạt động tại Kontum, Pleiku trong trận chiến Đông dương II. Sau 1975, trú đóng tại Lào.
    Được cableguy sửa chữa / chuyển vào 14:36 ngày 20/02/2008
  2. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Cái này chắc chắn là lấy ở vndefence.info. Mà ở trang vndefence.info , tác giả nói là lấy từ một trang web hình như của bọn *********. Cụ thể là trang web nào thì tác giả không nói.
    Xào nấu bài thì nhớ ghi lại cái nguồn.
  3. cableguy

    cableguy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ... tui biết ở đây kiêng với ********* nên ko nói ra nguồn. Qua bên ích cà có mà đầy, đưa link ra mắc công quảng cáo cho nó. Còn cái trang gì thì tui chưa biết.
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Đây là từ cuốn Chiến tranh Đông Dương 3 của Hoàng Dung. Tác giả cái list này là 1 người ở hải ngoại nên nhiều cái hơi bị thiếu chính xác.
    được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 16:46 ngày 20/02/2008
  5. nhoccongsan

    nhoccongsan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    1.551
    Đã được thích:
    101
    Bác cho cái link xem nào
  6. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Bác cho cái link xem nào
    [/quote]
    http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=398
    Soi xem có sai chữ nào không?
    +Tác giả: tkhanh.
    +Xem: 932.
    +Bài gửi sau cùng ngày 18 tháng 2 năm 2008 bởi redsaigon.
    Nữa thì vào xem.
    Được hungsheva2004 sửa chữa / chuyển vào 02:04 ngày 21/02/2008
  7. selene0802

    selene0802 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    688
    Đã được thích:
    0
    tay Hoàng Dung này là 1 bác sĩ, trong phần tựa của cuốn sách, 1 tay nào đó ca ngợi hết mình rằng Hoàng Dung víêt về kẻ thù khách quan này nọ nhưng đọc cuốn sách thì thấy rõ ràng vẫn là giọng văn hằn học, khiêu khích...
    Còn nếu cái list các sư đoàn mà lấy từ trong đó ra thì thíêu 1 chút lời bình của tác giả về tính đa nghi của CS và nếu em nhớ ko lầm thì trong cái list đó có 1 sư đoàn dc chú thich là bị VNCH đánh tan ở trận Xuân Lộc hay gì gì đó ( đọc từ hồi lớp 11 nên các bác thông cảm )
    Được selene0802 sửa chữa / chuyển vào 07:52 ngày 21/02/2008
  8. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Rất cám ơn bác cableguy đã cho mọi người cái list này nhưng trong bài của bác thiếu một đoạn sau so với nguyên bản của cuốn chiến tranh đông dương 3:
    ...
    Theo dõi về những đơn vị quân sự Việt nam là một điều khó khăn. Vì những yếu tố quân sự và chính trị, nên danh hiệu các đơn vị của họ luôn được giấu kín hay thay đổi. Những trung đoàn nằm trong các sư đoàn cũng luôn hoán chuyển. Vì thế, với khả năng hữu hạn của tác giả, bảng sơ lược này đã không thể hoàn hảo như ý muốn.
    ...
    Các bạn có thể theo dõi nguyên bản tại đây :
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4n1n1n4n31n343tq83a3q3m3237nvn3n
    Và đọc hết cuốn sách này tại đây luôn .
    Tuy nhiên trong cái list này cũng không chính xác được ,mình đã thử lò dò theo một số phiên hiệu các sư đoàn lạ và không nổi tiếng ở danh sách trên và phát hiện một số điều sau .Xin trích từ một bài báo tại địa chỉ :
    http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=81&cat=1011&ID=1484
    Như vậy ta có thể thấy trong cái bài báo trên lòi ra một anh sư đoàn 384 được lên mặt báo vì có thành tích tốt trong công tác y tế,sư đoàn này chắc chắn còn tồn tại đến hôm nay ,mà trong list bác cable guy hoàn toàn không có đá động gì đến anh này .. Trong list của bác cable guy còn có sư 411 trong chiến tranh biên giới ,tuy nhiên tất cả tài liệu về công tác phòng chống bão lụt ,quân dân y kết hợp ,kinh tế quốc phòng ,tăng gia sản xuất mình đều không tìm được mà chỉ thấy tài liệu nói về những năm 80 ở biên giới phía bắc ,tài lệu 9x không có ,như vậy có thể đoán rằng sau 89 và đổi mới sư này đã bị giải thể.
    Nói thêm một điều là trên diễn đàn này chắc chắn có một bác nổi tiếng đã từng tham gia sư 411 ,nếu bác biết thì lên tiếng cho anh em biết nhá .
    Ngoài ra hôm trong chương trình tôi là chiến sĩ ,còn có cái ''Binh đoàn 15" nữa thì phải ,không biết là gì .
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Danh sách các sư đoàn trong KCCM thì ở đây : http://www.quansuvn.net/index.php?topic=113.0
    Còn danh sách thời CTBG thì khuyên các đ/c nên dừng lại trước khi tẩu hoả nhập ma
  10. nvhungntg

    nvhungntg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    - Binh đoàn 11 (công ty Thành an) : thằng này chuyên đi xây nhà và một số công trình liên quan cho quân đội
    - Binh đoàn 12 ( công ty xây dựng Trường Sơn) : chuyên về xây dựng đường xá, cầu cống hơn thì phải ()
    - Binh đoàn 15 ( tổng công ty kinh tế quốc phòng) : bác này là một đơn vị quân đội nhưng nhiệm vụ chính là xây dựng, phát triển các vùng kinh tế mới, đặc biệt là ở vùng biên ( hình như bây giờ đang đóng ở Tây Nguyên)
    - Binh đoàn 16 :... (chưa rõ, mời các bác tiếp)

Chia sẻ trang này