1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách đọc bản vẽ thiết kế mặt bằng công trình nhà ở

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi thuyhanh2017, 16/03/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuyhanh2017

    thuyhanh2017 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/10/2017
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    1
    Khi lên kế hoạch và bắt tay vào quá trình xây sửa tổ ấm cho gia đình, không sớm thì muộn bạn sẽ phải làm quen với bản vẽ kỹ thuật xây dựng – công cụ giao tiếp và truyền đạt ý tượng giữa các kiến trúc sư, kỹ sư và thợ xây. Điều đó có nghĩa là nó mang tính chất chuyên ngành, riêng biệt và khó hiểu đối với số đông.

    [​IMG]

    Không gian có ba chiều. Ai cũng hiểu và dễ dàng tưởng tượng nó. Tuy nhiên làm thế nào để thể hiện nó trên giấy? Những bản vẽ phối cảnh hay 3D, mô hình chỉ thể hiện được một phần của không gian và không mang đủ thông tin khoa học để biến nó thành những ngôi nhà được xây dựng trong thực tế.


    Để thể hiện không gian ba chiều lên giấy phẳng, người ta sử dụng các hình chiếu. Đây là dạng nguyên sơ cơ bản của mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng trong kiến trúc.


    Mặt bằng là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên mặt phẳng hình chiếu sau khi đã bóc mái. Tuy nhiên, nếu chỉ có thế thì sẽ không truyền tải được nhiều thông tin (như cửa sổ, cửa đi, cột,… ) nên người ta thường cắt ngôi nhà bằng một mặt phẳng tưởng tượng song song với mặt phẳng hình chiếu. Như vậy, mặt bằng truyền tải cho người đọc vị trí, kích thước chính xác của cột, tường, dầm, cửa sổ, cửa chính, vị trí các đồ nội thất và kích thước của chúng.

    [​IMG]

    Hãy quan sát bản vẽ mặt bằng ví dụ này. Bạn có để ý tới bảng ghi chú ở lề phải của bản vẽ? Đây là nơi bạn có thể tìm kiếm các thông tin như: tên công trình, Kiến trúc sư, chủ đầu tư, nhà thầu, diện tích và kích thước công tình, mật độ xây dựng, tỉ lệ bản vẽ, ngày tháng lập bản vẽ, và ghi chú chỉnh sửa… Trong đó bạn cần đặc biệt quan tâm tới thông tin về tỉ lệ bản vẽ, thông thường trong kiến trúc nhà ở là 1/100, 1/50 hoặc 1/10 với các bản vẽ bổ kỹ thuật chi tiết.


    Bản vẽ này thể hiện 2 mặt bằng: gồm mặt bằng tầng trệt và mặt bằng tầng 1 của một công trình nhà ở. Mặt bằng nhà phố 2 tầng được định hướng bởi một hệ thống lưới trục xác định bằng các đường tim tường, các đường nét đứt mờ nối liền các cột. Nhìn trên bản vẽ, hệ thống lưới này được ký hiệu theo chiều dọc theo bảng chữ cái từ A đến J và đánh số theo chiều ngang từ 1 đến 9. Ví dụ, khi nói về cột ở cầu thang, bạn sẽ nói cột ở vị trí F4, F8. Điều này giúp ích cho kỹ sư và người xây dựng nắm vững vị trí, cấu tạo và dễ dàng kiểm soát tiến độ khi hiện thực hóa bản vẽ thành ngôi nhà thực sự. Có thể hiểu đơn giản, hệ thống lưới trục đánh số ký hiệu này giống như một hệ tọa độ trên mặt phẳng xác định vị trí cho ngôi nhà.


    Ngoài ra trên mặt bằng, kiến trúc sư thường thể hiện cả nét cắt của bản vẽ mặt cắt. Hãy để ý các đường nét đứt dọc theo bản vẽ và ký hiệu bởi ô tròn có dấu tam giác chỉ hướng nhìn. Đây chính là ký hiệu chỉ ví trí của mặt phẳng tưởng tượng cắt dọc ngôi nhà, song song với mặt phẳng hình chiếu. (tương tự như mặt bằng nhưng theo chiều đứng)

    [​IMG]

    Cách viết kích thước được quy định trong bản vẽ kiến trúc là tính từ đường tim, trục chứ không tính từ mặt phẳng 2 bức tường. Ví dụ, khoảng cách giữa 2 bức tường trục E và F thể hiện trên bản vẽ là khoảng cách giữa 2 đường tim tường. Ngoài ra, theo quy chuẩn xây dựng, kích thước của bản vẽ kiến trúc thường được thể hiện bằng đơn vị mm. Ví dụ, khoảng cách giữa 2 bức tường là 6m, thì trên bản vẽ số liệu thể hiện sẽ là 6000, cũng như vậy, kích thước thể hiện 1500 tức là 1.5m trên thực tế. (mách nhỏ cho bạn, thường người ta hay dùng tỉ lệ 1/100, do đó 6m trên thực tế sẽ bằng 6cm trên bản vẽ)


    Trên bản vẽ, các ô chữ nhật đậm thể hiện cột chịu lực, nối liền nó là lớp tường ngoài, tường ngăn được ký hiệu bằng các đường chéo nghiêng 45 độ – thể hiện rằng những bức tường này được xây bằng gạch.

    [​IMG]

    Trong một số trường hợp, người ta không thể hiện rõ kích thước mặt bằng mà thay vào đó sử dụng thước đo tỉ lệ xích. Cách này dùng nhiều trong những bản vẽ ý tưởng ở thời kỳ sơ khai, khi đã chốt phương án, các kiến trúc sư sẽ bắt đầu bổ kỹ thuật và lập hồ sơ xây dựng chi tiết.

Chia sẻ trang này