1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách đọc một dự luật

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 06/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Cách đọc một dự luật

    đây là 1 chương trong cuốn "Xem xét dự án luật, cẩm nang dành cho nhà lập pháp". Tuy em chả phải là nhà lập pháp , nhưng thấy chương này hay , viết cũng vui vui và dễ hiểu nên post lên , cũng là để cho mọi người trong box thư giãn:
    -------------
    Văn bản dự luật trông thất khác biệt với những loại ấn bản tiểu thuyết , tập san tài liệu khoa học hoặc lịch sử. Đa số câu bắt đầu bằng 1 con số hoặc 1 chữ cái . Dấu chấm câu dường như đặt ở giữa câu, và tiếp theo là 1 tiểu đoạn mới được đánh số thứ tự. Nó được viết với kiểu ngôn ngữ khác lạ, và nhiều từ dường như không thể nhận ra. Một số có vẻ quá lộn xộn, làm bạn phải giải trò đố chữ mới đoán ra được

    Một đạo luật qui định cách thức ứng xử của 1 đối tượng giữ vai trò chủ chốt do các cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Nó bao gồm 1 loạt những qui tắc . Mỗi một câu văn của văn kiện lập pháp qui định những gì mà một người phải, không được, hoặc được làm
    Bạn có thể xem một dự luật như một củ hành , để đến được ý nghĩa cốt lõi của nó,bạn phải bóc từng lớp vỏ. Để giúp bạn bóc những lớp vỏ đó , chương này sẽ giải thích những vấn đề sau :

    A- Tại sao trong thực tế người soạn thảo lại đánh số tất cả các câu , và bố cục chính của một dự luật thành các Phần -Chương-Mục
    B- tại sao hầu hết các luật sư (kể cả những nhà soạn thảo luật) thường sử dụng một thứ ngôn ngữ chuyên biệt khác lạ ("thuật ngữ pháp lí chuyên biệt ")
    C- ý nghĩa của những phần "kỹ thuật" của một dự luật , trong đó những phần được đánh số độc lập -mội phần chứa một mệnh lệnh, qui định cấm hoặc cho phép đơn hẹp -cấu thành các bộ phận cơ bản của dự luật
    D- Trong bối cảnh hệ thống pháp lí hiện hành , các qui định về hành vi của dự luật chứa đựng lực đẩy thật chất của dự luật: nội dung lập pháp của nó
    (còn tiếp)
  2. boy_deptrai_cuoinhu_hoadai

    boy_deptrai_cuoinhu_hoadai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    em cũng đã đuợc đọc một số dự thảo luật rồi. cũng thấy nó chưa chuẩn nhưng mà cũng không đến nỗi khó hiểu quá. tuy nhiên mình cần có một cây bút để khii cần thì ghi nhớ ở bên cạnh những vấn đề mình thấy sai, phải sửa hoặc quá hay..
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    nghe văn phong, hình như là người quen nhưng không biết là ai, em có gặp bác lần nào chưa nhẩy. Nếu bác có tài liệu về vấn đề này thì bác post lên luôn cái nhẩy, tài liệu của em dùng là sách dịch, văn phong dịch nên có nhiều chỗ khó hiểu
    --------------------------------
    A các yếu tố hình thức của một dự luật
    Trong một dự luật , các con số hoặc chữ cái biểu thị những tiêu đề , phần, bộ phận(hoặc chương), và các mục (điều)
    hệ thống đánh số của một dự luật xác định những mệnh lệnh riêng biệt tập hợp lại thành dự luật. Người soạn thảo đánh số từng mục (điều) để trong quá trình tranh luận lập pháp hay xét xử, những nhà làm luật hay thẩm phán có thể dẫn chiếu đến từng mục (điều) cụ thể. Các nhà soạn thảo nhóm các mục cùng đề cập một vấn đề vào một chương, và nhóm các chương có chung một vài thuộc tính vào một phần
    Phần 1:
    chương 1
    mục 1
    mục 2
    tiểu mục 1
    tiểu mục 2
    mục 3
    chương 2
    ............
    1- Mục: một số nơi gọi là điều , cấu thành một nguyên tố cơ bản của dự luật , một mục không nên chứa đựng nhiều hơn 1 quan điểm lập pháp
    2 Chương (hoặc Bộ Phận): Đây là nhóm các mục trong mỗi phần. Có nơi gọi là "chương", trong khi nơi khác gọi là "bộ phận". Hầu hết các khu vực tài phán đều đánh số liên tục các Chương trong toàn bộ dự luật . Nhiều dự luật đơn giản chỉ đến bậc Chương, thận chí có dự luật đơn giản hơn chỉ đến bậc Mục
    3-Phần: theo qui ước , phần thường được đánh số liên tục theo chữ số La Mã. Các phần cấu thành những bộ phận lớn nhất của dự luật . Nếu 1 dự luật chứa nhiều phần, thì mỗi Phần có thể đứng độc lập, và bạn có thể cân nhắc xem có phải những người soạn thảo cố gắng giải quyết quá nhiều vấn đề khác hẳn nhau trong một đạo luật( còn gọi là nhồi nhét 1 dự luật)
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này