1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách làm bài thi môn văn đạt điểm cao ( phần 2)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi lightphantom, 24/12/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lightphantom

    lightphantom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2012
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    CÁCH LÀM BÀI THI MÔN VĂN ĐẠT ĐIỂM CAO ( PHẦN 2)

    Trung tam luyen thi dai hoc Thống Nhất​

    4. Mở bài và kết bài nhanh, ngắn

    Đã là bài văn, dù dài hay ngắn, đều phải có mở và kết bài. Cần tập trung rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài để có thể mở bài thật nhanh, kết bài thật ấn tượng.

    Không nên mất quá nhiều thời gian vào việc mở và kết bài, bởi mở bài giống như một chút rượu khai vị trước bữa ăn, còn kết bài giống một món tráng miệng, thân bài mới là bữa tiệc chính cần thưởng thức.

    Nên mở và kết bài ngắn, tránh dài như bài làm văn học sinh giỏi, vì bài thi đại học gần với bài thi tốt nghiệp THPT hơn là bài thi học sinh giỏi.

    Trong một bài thi đại học, với đề 3 câu, các bạn cần phải viết đủ 3 mở bài, 3 kết bài. Ở câu 2 điểm, nên mở và kết bài khoảng 2 - 3 dòng; câu 5 điểm, nên mở và kết khoảng 5 - 7 dòng; câu 3 điểm, nên mở và kết khoảng 3 - 4 dòng. Mỗi câu, nên mở và kết bài theo một cách riêng.

    Có nhiều cách mở và kết bài, nhưng các cách mở bài gián tiếp thường hay hơn, nên mang lại điểm số cao hơn. Ví dụ, với đề văn phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ, có thể có nhiều cách để mở và kết bài:

    - Mở bài 1: Vốn có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, truyện ngắn “Vợ nhặt” kết tinh tài năng phân tích tâm lí đặc sắc của Kim Lân, nhất là khi nhà văn thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ.

    Kết bài 1: Thể hiện thành công diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ , Kim Lân đã bộc lộ tài năng nghệ thuật độc đáo và tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, cảm động của mình.

    - Mở bài 2: Suốt một đời cầm bút, Kim Lân chỉ để lại vẻn vẹn có 2 tập truyện ngắn là “Con chó xấu xí” và “Nên vợ nên chồng”. Nhưng trong văn chương, “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, nên chỉ riêng truyện ngắn “Vợ nhặt” đã là niềm ao ước của nhiều người cầm bút.

    Ở thiên truyện này, diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ được nhà văn khắc họa vô cùng tinh tế và giàu ý nghĩa.

    - Kết bài 2: Với tâm hồn của một nhà văn “thuần hậu”, “nguyên thủy”, “một lòng đi về với đất, với người” (Nguyên Hồng), Kim Lân đã thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ vô cùng tinh tế, chân thực, và sâu sắc. Thành công ấy vừa chứng tỏ tài năng và bản lĩnh nghệ thuật độc đáo của nhà văn, vừa góp phần giúp cho “Vợ nhặt” trở thành niềm ao ước của nhiều người cầm bút.

    - Mở bài 3: “Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt diệu nhất vẫn là trái tim người mẹ” (B.Sô). Vẻ đẹp lớn lao kì vĩ của trái tim người mẹ và tình mẫu tử thắm thiết thiêng liêng cũng ngời lên trọn vẹn và sâu sắc qua diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân

    - Kết bài 3: Kim Lân đã thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ với tất cả nỗi nghẹn ngào, tình yêu thương và lòng mong mỏi của một người mẹ nhân từ, đồng thời thức tỉnh nơi tâm hồn mỗi người sức mạnh của tình nghĩa và đạo lí, cũng như ý nghĩa hạnh phúc lớn lao của tình mẫu tử thiêng liêng, đúng như một nhà văn từng khẳng định: “Sung sướng thay cho những ai có một bà mẹ nhân từ”.

    Các mở và kết bài 1 là trực tiếp, mở và kết bài 2, 3 là gián tiếp.

    Chỉ cần bám sát yêu cầu của đề bài, cùng với cách diễn đạt khéo léo và một vài câu danh ngôn ý nghĩa, là các em có thể viết nên một mở bài theo kiểu gián tiếp vừa nhanh, ngắn, lại vừa đúng và hay.

    Trong trường hợp quá bí, các em có thể lấy ngay việc nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm làm mở bài, tất nhiên phải nêu một cách thật khéo léo và tinh tế.

    Quan trọng nhất là mở bài phải bám sát được yêu cầu của đề, giới hạn được nội dung và phạm vi của vấn đề cần giải quyết; kết bài cần phải khái quát lại và phát triển, nâng cao hơn vấn đề đã giải quyết ở thân bài. Không làm được điều đó, thì dù mở và kết bài có ngắn, nhanh và khéo léo đến đâu chăng nữa cũng trở nên vô ích.

    5. Tìm ý (luận điểm) nhanh, đúng, đủ và sắp xếp triển khai ý hợp lý

    Bài văn hay, đạt điểm cao, thậm chí điểm tuyệt đối là bài văn có một hệ thống ý đầy đủ, sáng tạo, chặt chẽ, đáp ứng toàn diện yêu cầu của đề, được thể hiện qua một hình thức trình bày và diễn đạt chính xác, trong sáng, rõ ràng, tinh tế, khéo léo, có hình ảnh và cảm xúc.

    Các giám khảo chấm văn cũng phải so sánh giữa hệ thống ý của bài văn và hệ thống ý mà Bộ đề ra trong đáp án và biểu điểm chấm thi để cho điểm. Vì vậy, khi giải quyết một đề văn, điều quan trọng nhất là phải tìm ra ý.

    Thí sinh nào tìm được hệ thống ý đầy đủ hơn, sâu sắc và mới mẻ hơn, sắp xếp và trình bày ý mạch lạc, chặt chẽ hơn, thì bài làm của thí sinh đó có điểm số cao hơn.

    Quá trình tìm ý (luận điểm) cho bài văn, thực chất là đi ngược lại quá trình sáng tác của nhà văn. Khi sáng tác, trước hết nhà văn có ý tưởng trong đầu, sau đó thể hiện ý tưởng ấy qua hệ thống hình tượng và thế giới nghệ thuật của tác phẩm, mà hệ thống hình tượng và thế giới nghệ thuật này lại được xây dựng từ các chi tiết nghệ thuật.

    Ngược lại, khi làm văn, các bạn nên xuất phát từ chi tiết nghệ thuật để phân tích hệ thống hình tượng và thế giới nghệ thuật của tác phẩm, từ đó tìm ra ý (luận điểm) theo yêu cầu của đề bài. Khác với nhà văn, sau khi tìm ra ý, các em còn phải diễn đạt hệ thống ý đó thành một bài văn hoàn chỉnh.

    Để tìm ra ý cần dựa vào yêu cầu của đề bài, kết hợp với kiến thức mà các em đã học, hoặc đã đọc. Sau khi đã tìm ra các ý, cần xác định xem ý nào là ý chính, có vai trò quan trọng, để tiến hành phân tích kĩ lưỡng; ý nào là ý phụ, chỉ cần phân tích ngắn gọn hoặc lướt qua; cũng như mối quan hệ qua lại giữa các ý trong hệ thống, đồng thời sắp xếp ý theo một trình tự hợp lí và có ý nghĩa nhất.

    Chẳng hạn khi phân tích nhân vật Huân trong “Mùa lạc”, cần làm nổi bật các ý và trình tự sắp xếp các ý như sau:

    - Vẻ đẹp ngoại hình với nhiều nét hoàn mĩ tới lí tưởng.

    - Tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa (thổi tiêu, vẽ tranh, “tay hề đại tài”)

    - Đẹp trai, có tài, nhưng Huân không kiêu ngạo, mà có tâm hồn nhân hậu, biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông.

    - Trải qua năm tháng, chiến tranh, gian khổ, Huân có một tâm hồn trong sáng, nghị lực phi thường và lí tưởng sống cao đẹp.

    - Không chỉ cao đẹp trong lí tưởng chung, nhiệm vụ chung, Huân còn hiện lên rất cao đẹp trong tình yêu riêng tư.

    - Qua nhân vật Huân, Nguyễn Khải đã gửi gắm nhiều quan niệm riêng về con người và cuộc sống.

    Xin nhắc lại rằng, nói như người xưa, ý là “bột”, bài văn là “hồ”, còn quá trình diễn đạt ý thành bài là “gột”. “Có bột mới gột nên hồ”.

    Trung tam luyen thi dai hoc Thống Nhất​

Chia sẻ trang này