1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách làm bài thi trắc nghiệm và xử lý “bẫy” trong đề thi

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi lightphantom, 11/01/2013.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lightphantom

    lightphantom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2012
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Cách làm bài thi trắc nghiệm và xử lý “bẫy” trong đề thi

    Trung tam luyen thi dai hoc Thống Nhất

    Để làm tốt bài thi trắc nghiệm, cần phải có những hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về hình thức thi rất phổ biến và hiệu quả này.

    Những lời khuyên chung

    Sau đây là lời khuyên chung khi ôn tập cho mọi môn học và mọi hình thức thi:

    1. Nhìn lướt qua toàn bộ chương trình để nắm được các chủ đề và vấn đề trọng tâm cần giải quyết ở mỗi chủ đề.

    2. Xác định các khái niệm cơ bản và hiểu rõ định nghĩa của các khái niệm này trong từng chủ đề

    3. Hiểu rõ và thực hành thành thục các phương pháp (thông qua các công thức đã được chứng minh) giải quyết những vấn đề đã được đặt ra cho mỗi chủ đề

    Chỉ khi nào đã nắm vững những điều trên, các em mới có thể tiếp tục chuẩn bị sâu hơn cho hình thức thi trắc nghiệm, như sau:

    4. Tự kiểm tra sau mỗi bài học (mỗi chủ đề) bằng các bài trắc nghiệm đã được soạn sẵn. Các em có thể sử dụng các tài liệu do giáo viên môn học giới thiệu hoặc được cung cấp trên thị trường; điều quan trọng là thực hiện đều đặn hằng ngày.

    5. Thường xuyên trao đổi với bạn bè cùng lớp, các thầy cô; tham gia các câu lạc bộ, các diễn đàn để hỏi thêm về các khái niệm chưa hiểu rõ, hoặc trao đổi các cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề.

    6. Ghi nhận những lỗi sai của mình (có thể dễ dàng làm được bằng các loại sách ôn tập), tìm hiểu nguyên nhân, và thỉnh thoảng lại tự kiểm tra lại để xem mức tiến bộ của chính mình.

    Nói một cách ngắn gọn: cần tiến hành ôn luyện từ từ và đều đều; kiên trì, nhẫn nại, tự lấp đầy các lỗ hổng kiến thức; trao đổi với bạn bè, thầy cô; tự vạch ra một kế hoạch khả thi và tự mình thực hiện kế hoạch do chính mình đã vạch ra. Đó là những lời khuyên bao giờ cũng đúng cho các em với bất kỳ hình thức thi nào, mà đặc biệt là hình thức trắc nghiệm.

    Cách làm bài thi môn trắc nghiệm: Lý Hóa Sinh

    + Nhận đề xong xem qua xem đề có bao nhiêu trang, xem lướt qua hình thù các câu như thế nào.

    + Các em không nên bắt đầu từ câu 1, vì nhiều khì người ra đề cho câu 1 rất khó để đánh đòn tâm lý các em.

    + Làm trắc nghiệm một điều tối quan trọng là: phải đọc KĨ đề bài, không bỏ sót chữ nào, thật lưu ý đến các “từ khóa” , phải nắm được yêu cầu của đề, tránh tình trạng đề yêu cầu tính cái này thì lại đi tính cái kia. Phải chú ý các bài lý thuyết, tìm đáp án “Sai” hay “đúng” . Đọc xong đừng hấp tấp tính toán làm luôn, mà các em nên định hình bài toán, phát hiện ý đồ của đề: rồi sau đó mới bước vào tính toán, chỉ có như thế các em mới làm chắc chắn, hạn chế sai sót nhầm lẫn tính đi tính lại. Thời gian cho các em là đủ, nhắc lại một lần nữa, các em đừng có hấp tấp mà mất đi tỉnh táo, tính toán nhầm lẫn lung tung -> mất bình tĩnh.

    + Nếu làm đến câu nào mà cảm thấy khó khăn, các em cứ bỏ qua làm câu tiếp hoặc có thể bỏ hẳn 1 đoạn làm các câu mạn cuối. Đừng dại gì mà mất quá nhiều thời gian vào 1 câu, nếu không ra các em sẽ rất mất bình tĩnh. Hoặc nếu có ra thì lại mất quá nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến việc làm các câu khác.

    + Rất nhiều bài tập, nếu tư duy toán học tốt, các em cũng không nhất thiết sử dụng hết các dữ kiện là đã tìm ra phương án. Hãy tư duy thật nhanh nhẹn, luôn luôn chú ý vào 4 đáp án để có thể loại bớt, hoặc hạn chế đi sự tổng quát của bài toán. Rất nhiều bài toán ta dựa vào đáp án thì tìm được lời giải rất nhanh và độ chính xác cao

    + Nếu các em thấy mình đang làm hơi chậm thì có thể chọn toàn những câu lý thuyết làm tiếp để lấy tinh thần. Vì lý thuyết làm rất nhanh và đỡ tốn thời gian. Sau đó các em lấy lại bĩnh tĩnh, làm tiếp những câu bài tập sau. Như thế sẽ tránh được việc hết thời gian mà những câu dễ lại không làm kịp.

    + Trong khi làm luôn nhớ đến những công thức hay những bài tập mà các em đã được học, vì rất nhiều bài thi tương tự như thế. Đặc biệt là những bài toán quái có phương pháp giải cực nhanh.

    + Lưu ý các bài thi Lý về vân sáng tối, bụng nút sóng, số gợn sóng…. Các em hãy vẽ hình xét trường hợp đơn giản rồi suy ra trường hợp tương tự phức tạp hơn trong đề thi. Như thế sẽ dễ hình dung và tránh được sai đáp số, này giông như phương pháp đặc biệt hóa mà các anh đã hướng dẫn ở Môn Toán phần trước.

    + Bài toán về dao động, chẳng hạn con lắc lo xo, nhất là lo xo thẳng đứng, các em nên vẽ lo xo bằng 1 đường thẳng cho gọn, sau đó biểu diễn tất cả các dữ kiện bài toán ( vị trí cân bằng, deta l, biên độ ±)

Chia sẻ trang này