1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách nào tinh chế Uranium và Plutonium ?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi NewGod, 01/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. GADAVANG8x

    GADAVANG8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2004
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0

    Nếu có xây thì cũng phải năm 2015-2020 mới xong bác ạ.
    Trong rác thải hạt nhân của các nhà máy cũng có lẫn Pu nhưng vô cùng ít. Trong đống rác thải này ko nhưng con Pu mà còn rất nhiều các nguyên tố khác la nhiên liệu tót chưa cháy. Pu ko đang kể. Nếu có tái chế thì chi phí còn đất hơn nhiều so với mua nhiên liệu mới.
    Có1 số nước cũng tái chế nhưng chỉ để thử và tiếp tục ngiên cứu thôi.Chứ còn ko nước nào tái chế công nghiệp cả.
    Hy vọng tương lai chúng ta sẽ có nhà máy Điện Hạt nhân!
  2. tieuphu81

    tieuphu81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    1
    Bác LẺ_LOI_DẺ_MỌN có vẻ kỳ vọng quá nhiều vào cái NMĐ nguyên tử, ở VN việc xây dựng NMĐ NT ko phải theo yêu cầu của bên bộ quốc phòng, mà là theo quy hoạch phát triển nguồn điện của Tổng công ty điện VN.
    Theo bài toán quy hoạch nguồn thì sẽ xảy ra 3 kịch bản:
    - Phương án phụ tải điện cao:
    202 tỷ kWh vào năm 2020, mặc dù đã tính toán với khả năng cung cấp khí cao: 15tỷ m3 vào năm 2020, đã sử dụng tới 12 triệu tấn than nhập, ĐNT vẫn xuất hiện trong hệ thốgn từ năm 2017 với 1 tổ lò AP-600, đến năm 2020, ĐNT vào hệ thốgn 5 tổ AP-600 & 2 tổ BWR-750. Tổng công suất ĐNT vào năm 2020 là 6140MW, chiếm tỉ lệ 16%. Nhưng cũng với phương án phụ tải cao này mà khả năng cung cấp khí chỉ đạt 10 tỷ m3 khí vào năm 2020 thì điện NT sẽ xuất hiện sớm vào năm 2016, đồng thời lượng than phải nhập khẩu là 20 triệu tấn, tổng kinh phí cho dự án này là 37,5 tỷ $.
    - Phương án phụ tải trung bình, khí trung bình:
    Với phương án phụ tải trung bình: 147 tỷ kWh vào năm 2020, nếu khả năng cung cấp khí chỉ đạt 10 tỷ m3 vào năm 2020 thì ĐNT sẽ xuất hiện vào năm 2019 với 1tổ lò AP-600, đến năm 2020 thì ĐNT vào hệ thống thêm 2 tổ lò AP - 600 -> tổng công suất ĐNT năm 2020 là 1800MW (nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là 1920MW). Than nhập khẩu sẽ phải sử dụng từ năm 2015 còn nếu khả năng cung cấp khí cao: 15 tỷ m3 vào năm 2020 thì ĐNT sẽ ko xuất hiện trong hệ thống, còn nếu la 7tỷ m3 vào năm 2020 thì ĐNT sẽ xuất hiện sớm hơn.
    -> Phương án phụ tải trung bình: 147 tỷ kWh & đạt 10tỷ m3 vào năm 2020 là phương án có nhiều khả năng xảy ra nhất -> mang tính thực tiễn cao và gọi là phương án cơ sở. Tổng kinh phí cho phát triển nguồn của phương án này là 22,5 tỷ $.
    - Phương án phụ tải thấp, khí thấp: 120 tỷ kWh vào năm 2020 và khả năng cung cấp khí chỉ đạt 7 tỷ m3 thì ĐNT xuất hiện vào năm 2020 với 2 tổ lò AP-600. Nếu khả năng cung cấp khí trung bình, khoảng 10 tỷ m3 thì sẽ ko xuất hiện ĐNT trong hệ thống. Tổng kinh phí cho phát triển nguồn của phương án này là 17,5tỷ $. Tuy nhiên đây là phương án mà ko ai trong chúng ta mong đợi

    Có những thứ không mua được bằng tiền... Thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền...
    Có những thứ không mua được bằng tiền... Thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền...
    u?c spirou s?a vo 00:43 ngy 02/04/2004
  3. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Bái phục bác GADAVANG8x , đúng là mình múa rìu qua mắt thợ . Bác nói nghe hay lắm , tựa như là GSư Nguyễn Chung Tú đang online vậy Cám ơn bác đã giúp anh em mở mang hiểu biết .
  4. GADAVANG8x

    GADAVANG8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2004
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi bác NewGod 1 chút. Có phải bác định nói đến PGS Nguyễn triệu Tú của Bộ môn Vật lí Hạt nhân Trường ĐH KHTN ko vậy?
    Nếu ko phải thì bác cho em biết GS Nguyễn chung Tú công tác ở đâu vậy.
  5. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Em xin đính chính 1 chút , Uranium 235 có thể phân hạch nhờ notron chậm là chính chứ ko phải là notron nhiệt . Lý do : trong lò phản ứng có các thanh có tiết diện hấp thụ notron cao dùng để kiểm soát số notron sinh ra ,gần như toàn bộ các notron nhiệt đều bị bắt lại .
    Về U238 nó hấp thụ notron nhưng cũng vẩn ko phải là N nhanh , mà là hấp thụ Notron nhiệt .
    Thang chia như sau :
    Notron nhiệt có năng lượng vài KeV ( vài ngàn eV
    1 eV = 1,6 * 10^(-19) Jun , Jun là đơn vị mà ta quen thuộc , vài KeV thì rất bé nhưng do Notron có khối lượng rất bé nên dù năng lượng nó mang là vài eV thì tốc độ nó rất lớn . 1 Notron mang khoảng vài MeV(vài triệu eV ) có tốc độ cở tốc độ ánh sáng .
    Notron chậm nó năng lượng khoảng 0,2 MeV (cở 200 ngàn eV)
    Notron nhanh thì khoảng vài MeV . Thằng Notron nhanh này ko có ý nghĩa trong lò phản ứng . Lý do : Uranium phân hạch là do hấp thụ notron nghĩa là nó bắt 1 notron đi qua nó và vì nó bắt 1 notron nên nó trở nên không bền , với U235 thì nó bị phân hạch tách ra làm 2 mảnh còn với hạt nhân U238 thì nó hấp thụ xong nó ở trạng thái kích thích , sau 2 lần phát bức xạ nó về trạng thái cơ bản và trở thành hạt nhân Pu239 .Còn với N nhanh thì nó có năng lượng cao nên bay ngang qua hạt nhân U luôn không bị bắt lại thế là kô có chuyện gì xảy ra cả .
    Về bức xạ positron bác GADAVANG8x hơi nhầm , positron là tên của bức xạ , bức xạ này là hạt electron mang điện dương hay còn gọi là phản electron . Bức xạ này còn gọi là Beta + .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  6. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Từ bé trong Nam NewGod đã rất thích các buổi nói chuyện trên TV của GSư Nguyễn Chung Tú về vũ trụ , người ngoài trái đất , nguyên tử ... Không rõ GSư Tú ở trường nào , nhưng nói giọng Bắc 100% , rất Hà Nội nên chắc là người ngoài kia .
    GSư Tú tuổi chắc đã cao lắm rồi .
    [​IMG]
  7. GADAVANG8x

    GADAVANG8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2004
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi các bác em đã quen chưa sử Beta+ thành Beta-.
    Nhưng bác Antey ạ.Có nhiều cách gọi neutron.VD có thể chia neutron thành 2 loai là neutron chậm và neutron nhanh.Hoặc chia làm 3 loại là neutron nhiệt, neutron trung gian(neutron cộng hưởng), và neutron nhanh.
    Nhưng trong phản ứng hạt nhân thì người ta thường chia làm 3 loại như trên.
    U235 không chỉ phân hạch với neutron nhiệt như bác nói mà phân hạch được với tất cả các loại neutron.Còn U238 chỉ phân hạch trực tiếp với neutron nhanh.
    Neutron trung gian còn được gọi là neutron công hưởng vì U238 có tiết diện bắt neutron ở năng lượng trung gian này rất lớn mà không phân hạch làm phí neutron.Muốn U238 phân hạch cần làm chậm neutron xuống Năng lượng neutron nhiệt
    để U238 biến thành Pu239 sẽ phân hạch được với neutron nhiêt.
    Còn nếu có neutron nhanh thì U238 phân hạch vô tư.Trên thế giới có rất nhiều lò phản ứng hạt nhân dùng Neutron nhanh(gọi là lò nhanh) trong đó nhiên liệu được dùng là U238.
    Bác cũng nhầm về NL của các loại Neutron.Neutron nhiệt có NL<=0.025eV thuộc vùng Neutron châm có NL <100Kev. Neutron nhanh có NL từ 100Kev đến20MeV.
    Trong giải NL neutron chậm còn có loại neutron cộng hưởng có NL từ 1eV đến 100KeV
  8. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Cái này thì em lười lấy sách ra coi và scan mấy tấm hình ,bác kiếm thử tấm đồ thị về tiết diệt bắt notron của U235 và U238 sẻ thấy .Lý do tại sao ko phải là N nhiệt thì em đã giải thích là nó bị hấp thụ hết lấy gì mà phản ứng .
    Còn U238 thì tiết diện bắt N cực đại của nó nằm trong phổ năng lượng của N chậm . N nhanh có tham gia dỉ nhiên nhưng tiết diện thấp . Trong nghiên cứu hạt vi mô cái quan trọng nhất là xác xuất của phản ứng hay ta hay biểu diển thông qua đại lượng tiết diện . Xác xuất xảy ra phản ứng của U238 với N nhanh có nhưng ko cao .
    Nhân tiện nói về xác xuất em xin giải thích vài điều :
    Khi 1 nguyên tử U238 hấp thụ 1 neutron nhiệt, nó sẽ bị kich thích nhưng không phân hach, và trở thành U239 sau vài ngay nó sẽ phân rã ra 1 positron(bêta âm hay chính là e-) để biến thành Np239(Neptunium239)không bền sau vài ngày nữa Np239 lại phân rã 1 positron để trở thành Pu239.Đây là 1 nguyên liệu thứ cấp sinh ra trong lò phản ứng hạt nhân bao gồm cả lò dân sự trong các nhà máy điện. Cái này mượn bài của bác GADAVANG8x tý xíu , bác trả lời ngay trong bài của mình là U238 bắt notron nhiệt . Còn về lò N nhanh thì từ từ ta sẻ đề cập sau .
    Trong nghiên cứu hạt vi mô luôn có tính thống kê do quá nhiều hạt . Khi U238 bắt 1 N thì nó ko tan ra ngay mà thành U239 1 nhân hợp phần giửa U238 và hạt N . Nhưng nhân hợp phần kô bền và nó sẻ phát ra bức xạ hạt nhân và trở về trạng thái bền .Tuy nhiên ko phải tất cả các nhân U239 đều bức xạ ngay và không phải tất cả U239 đều phát bức xạ cùng lúc .Chẳng hạn ta có 1 triệu nhân U239 sinh ra thì sau 1 tiếng có khoảng 10 ngàn nhân phát bức xa chuyển thành nhân Np239 . 1 tiếng sau có 12 ngàn rồi 1 tiếng sau có 8 ngàn . Sau khoảng 50 tiếng chẳng hạn thì chỉ còn 500,000 nhân U239 . Ta goi thời gian 50 tiếng là chu kỳ bán rả , nghĩa là thời gian để 1/2 số nhân ban đầu phát bức xạ , bị biến thành nhân khác . Từ khái niệm chu kỳ bán rả thì ta đưa ra khái niệm thời gian sống trung bình của nhân , chẳng hạn với nhân có chu kỳ bán rả càng lớn thì càng lâu bị phân rả hết số nhân ban đầu nghĩa là thời gian sống trung bình lớn .
    Khái niệm bác GADAVANG8x đưa ra sau 1 hay 2 ngày nhân U239 bức xạ rồi thành Np239 rồi 1-2 ngày thành Pu239 rất dể gây nhiểu nhầm . Thực ra 1-2 ngày ở đây là thời gian sống trung bình của nhân U239 , ngay khi vừa sinh ra đã có vài nhân U239 biến thành Np239 rồi nhưng cũng có nhiều nhân tồn tại đến vài ngày , nhìn chung thời gian sống trung bình của nhân U239 khoảng 1 ngày .
    Mà bác GADIVANG8X đang công tác ở đâu thế nhỉ , cái này em hơi thắc mắc .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 22:49 ngày 06/04/2004
  9. GADAVANG8x

    GADAVANG8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2004
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    [Cám ơn bác Antey đã hỏi thăm,Em hiện giờ vẫn là 1 Sinh viên Vật Lí ạ.
    Cái đồ thị biểu diễn "Tiết diện phân hạch phụ thuộc vào năng lượng Neutron" thì em phải thuộc lòng.Neutron nhanh tương tác với U238 có đỉnh cộng hưởng đấy.Tiết diện tương tác loại này tuy ko cao như Neutron chậm với U235 nhưng cũng đáng kể đấy.
    Em cũng bái phục bác Antey thật.Bác ko những hiểu biết về Vũ khí mà còn nhiều vấn đề khác nữa.Xin hỏi luôn chuyên môn của bác là gì vậy ạ?
  10. anbinh4u

    anbinh4u Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Mình thì không rành gì lắm, nhưng bạn hãy xem quyển THE SUM OF ALL FEARS của TOM CLANCY thử xem.
    Kỹ thuật tách Uranium là bí mật quân sự nhưng dễ kiếm ra tiền mà, ai mà bày không cho mình.

Chia sẻ trang này