1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách ngồi thiền không bị tê chân

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi thiendoannhan, 08/11/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thiendoannhan

    thiendoannhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2017
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    1
    Cách ngồi thiền không bị tê chân đây là thắc mắc của nhiều người trong thời gian đầu học thiền. Một phương pháp ngồi thiền đúng, tư thế đúng mới có thể giúp bạn khắc phục những khó khăn trong khi thiền định.

    [​IMG]
    Cách ngồi thiền không bị tê chân
    Nếu mới học thiền thì chưa ngồi quen xếp bằng được, để làm được cần một thời gian cố gắng. Một số khó chịu chắc chắn sẽ xảy ra nhưng tùy theo dấu hiệu nhức ở nơi nào ta sẽ điều chỉnh thật tốt. Nếu nhức mỏi ở chân hay đầu gối bạn phải xem xét lại quần mình đang mặc, có thể là chật quá hoặc vải quá dày. Bạn có thể thay một loại khác rộng rãi hơn, hay nới lỏng thắt lưng.

    Nếu cảm thấy nhức mỏi ở phần dưới lưng, chứng tỏ tư thế ngồi không ngay ngắn. Theo dõi xem lưng bạn có bị nghiêng về phía trước không, chỉnh lại tư thế nhưng cũng không quá thẳng dễ gây nhanh mỏi và khó thở. Không nên gồng hoặc cứng nhắc quá, giữ cho cột xương sống thật thẳng. Nếu nhức mỏi cổ hoặc phần lưng phía trên có thể do nhiều nguyên nhân. Tránh để đầu gục về phía trước, phải giữ cho thẳng với cột sống.

    Dưới đây là một số cách ngồi thiền không bị tê chân:

    • Đầu tiên tập giãn cơ đùi trong, tập khớp gối, khớp khủy chân, mở cơ xương chậu (nếu các bạn đã tập Yoga chắc bạn biết những cơ này). Mỗi buổi sáng tập giãn cơ 1 chút và tập ngồi kết già để thiền dần dần cơ thể sẽ quen, nếu cơ không được tập để căng và giãn, thì việc ngồi sẽ khó khăn, ngồi 1 lúc là căng cơ khó chịu.
    • Điều chỉnh tư thế ngồi: phải luôn ngồi thẳng lưng, đôi khi ta ngồi được 1 lúc thẳng lưng lại chuyển về tư thế khom khom, làm cho mỏi cơ lưng và làm tăng trọng lượng lên đôi chân, nếu bạn ngồi thẳng lưng trọng lượng sẽ dồn về mông và xương chậu. Đây giống như là phương pháp để phân bố trọng lực khi cần thiết.
    • Điều chỉnh hơi thở: rất quan trọng, cơ mỏi là do không được hít thở, dẫn đến thiếu ô xi, máu huyết không lưu thông, đôi khi vì chăm tập luyện và chú ý vào các động tác ta lại quên hít thở. Cái gốc của hít thở là hít thở bằng bụng không phải hít thở bằng ngực, khi hít vào Phình bụng ra, khi thở ra thì hóp bụng vào để tống khí ra. Tập hít thở càng sâu càng tốt, càng khỏe, hít thở nông là biểu hiện của người yếu.
    • Cảm nhận năng lượng: nếu bạn biết học thiền một thời gian tại trung tâm thì cố gắng cảm nhận năng lượng đi vào gan bàn chân, năng lượng vào từ huyệt bách hội (đỉnh đầu) vào từ ấn đường (giữa trán) vào từ rốn, ức ở ngực, vào từ 2 bàn tay và chảy xuống vị trí bị tê nhức, công dụng rất tuyệt, nếu bạn không biết thiền thì bạn chỉ cần nghĩ là tập trung suy nghĩ, sau đó dịch chuyển khí xuống vị trí cần điều trị.
    • Hãy nhắc nhở tâm trí điều khiển các cơ, đó là thả lỏng các cơ, hiểu theo cách khác là buôn lỏng các cơ, không gồng cứng cơ sẽ nhanh mỏi, thả lỏng cơ thì chẳng thể mỏi.
    • Vượt qua bản thân: Đôi khi thành công nằm ở suy nghĩ. Những lúc mỏi là một thử thách, ta chỉ nghĩ cố 1 chút, đôi khi chỉ là 1 giây, đôi khi là cả phút mới vượt qua cái mỏi, nhưng nếu ta cố ngồi, cố quên cái mỏi đi và vượt qua rồi thì các bạn lại ngồi thêm được rất lâu. Chuyện ngồi cũng giống như bạn tập chạy và đi bộ. Nếu vượt qua thử thách sẽ thành công.
    Trên đây là một số cách ngồi thiền không bị tê chân hiệu quả cho người mới học thiền. Khi đã làm quen và thành thạo bạn chắc chắn không bị lại nữa. Nếu vẫn diễn ra như vậy chứng tỏ phương pháp ngồi thiền có vấn đề. Bạn có thể tham khảo ý kiến người đi trước nhưng tốt nhất nên tham khảo một giảng viên giỏi có kinh nghiệm, tránh khả năng sai một li đi một dặm ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian.

Chia sẻ trang này