1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách phát âm của một số phát thanh viên miền Bắc

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi lamborghinimurcielago, 02/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
  2. DaKhuc

    DaKhuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    chữ "gờ" hay "rê" hay "dê" là mấy bác ngoài Bắc bị thôi chứ dân Nam chúng tớ có bị quái gì đâu mà phải theo kiểu "chuẩn" ... quái dzị này??? Vì mấy bác phát âm "rê" và "dê" bị trùng nên phải chạy qua "gờ". Dân Nam thì "rê" là "rê" mà "dê" là "dê".
    Tình cờ, tớ có vớ được một cuốn "Học Vở Lòng" của trường Tiểu Học Tư Thục Sào Nam, Đà Nẵng trước 75 (tác giả: Đặng Xuân Thông, Đặng Xuân Vĩnh). Họ đặt tên chữ và cách đánh vần. Tên chữ vẫn là theo cách miền Nam cũ: a, bê, xê, dê, e, rê, hát, i, ka, en lờ, em mờ, en nờ, o, phê, cu, e rờ, ếch xờ, tê, u, vê, ích xờ, i dài. Cách đánh vần gần giống như hiện nay: a, bờ, cờ...
    Có thể không được hoàn chỉnh, nhưng cũng là 1 ý tưởng hay về Tên gọi và cách đánh vần của mỗi chữ cái.
  3. luvang

    luvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Tiếng Hà Nội làm chuẩn là sao hả bạn? Tui sửa lại ý bạn chút nha.
    Tiếng Việt là tiếng chính thức dùng trong công sở, trường học, cơ quan ( chứ không phải tiếng Tày , Nùng , Hoa gì đó). Ngưòi Việt mỗi miền nói tiếng Việt bằng giọng đặc trưng của miền đó. Tui người miền Nam mà bạn biểu tui nói giọng Hà Nội làm sao tui nói được, có rán bắt chước chắc thế nào cũng bị dè bỉu "chửi cha không bằng pha tiếng"!!!. Bạn có biết là người Nam mà muốn chọc cười bạn bè thì lên một câu vọng cổ bằng giọng Bắc là bảo đảm ai nấy đều cười ngặt nghẽo không? Giọng nói của miền nào là đặc trưng của miền đó, không thể nói giọng Hà Nội đúng còn giọng Huế hay Sài Gòn là sai được. Rồi còn giọng Nghệ - Tĩnh, giọng Huế, giọng xứ Quảng nữa chứ. Muốn bắt người ta sửa giọng theo "chuẩn Hà Nội" là chuyện không tưởng.
    Chuẩn cần phải theo là chính tả:
    Người Nam nói dường ngủ, dường tược nhưng phải viết giường ngủ, vườn tược.
    Người Bắc nói chiến chanh nhưng phải viết là chiến tranh.
    Về cách đọc các chữ cái viết tắt thì tui thấy các phát thanh viên Hà Nội đọc không đúng:
    - G7 : đọc gờ bảy
    - GDP đọc jê đê pê (sao không đọc gờ đờ pờ)
    Hai cách đọc trên nếu có một cái đúng thì cái kia phải sai.
    Các phát thanh viên đài Sài gòn chỉ đọc một cách :
    - G7: jê bảy
    - GDP : jê đê pê
  4. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Bạn Luvang quá máy móc trong chữ "chuẩn". Chuẩn không có nghĩa là "Đúng duy nhất" nhưng là cái "Hợp lý nhất".
    Ví dụ như để đo diện tích, ở miền bắc có Sào bắc bộ, Mẫu bắc bộ, miền trung, miền nam có sào, có mẫu riêng, không nhất thiết giống nhau. Không cái nào là sai cả.
    Nhưng để chuyển đổi dễ dàng thì phải dùng mét vuông. Mét vuông trở thành Chuẩn.
    Nếu nói đến số, thì viết theo kiểu Tàu: - ,=, =, kiểu La Mã: I , II, III, đều là đúng, nhưng phải dùng chuẩn là 1,2,3 làm cái chung, cái hợp lý nhất.
    Vậy thì tiếng Việt lấy tiếng Hà Nội làm chuẩn cũng theo nghĩa đó. Hợp lý nhất không có nghĩa là phải đúng với mọi trường hợp.
    Bạn không thể ca vọng cổ bằng tiếng bắc, vì Vọng cổ (có tính dân ca) được sáng tạo và phát triển dựa trên cái gốc tiếng miền nam.
    Nhưng ngược lại, bạn không thể hát các bài hát (không có tính dân ca) bằng giọng nào ngoài giọng Bắc (cụ thể là giọng Hà Nội). Tôi chưa được nghe ca sĩ nào hát Quốc ca bằng giọng nam, giọng trung cả. Ngay cả Quốc ca của Miền Nam trước kia (bài Tiếng gọi Công dân - chuyển từ bài Tiếng gọi Thanh niên của Phạm Duy) cũng được hát bằng giọng Bắc.
    Tất cả các bài hát, ca sĩ hải ngoại (vẫn giữ gìn truyền thống của miền Nam trước kia) khi hát các bài không phải có tính dân ca, đều phải dùng giọng Bắc, dù rằng khi nói chuyện bên ngoài họ không nói được giọng Bắc.
    Bạn cứ thử xem, dù bạn không thể nào nói được giọng Hà Nội dù chỉ một câu, nhưng khi hát, thì nghiễm nhiên bạn hát với giọng rất giống người Hà Nội, và rất khác với giọng nói bình thường của bạn. Người miền Trung cũng thế thôi. Những người miền Bắc ở các vùng có địa phương ngữ rất mạnh (như Hà Tây, Thanh Hóa, Hải Phòng) khi hát vẫn phải dùng giọng Hà Nội.
    Tất nhiên người Hà Nội hiện tại phát âm cũng sai rất nhiều, nhưng tính hợp lý của nó trong vấn đề ngôn ngữ cũng vẫn có giá trị lớn.
    Chữ "tiếng Chuẩn" nó nằm ở chỗ đó.
    Chứ còn tính Đúng sai tuyệt đối, làm gì có được, và cũng không ai có thể bắt người vùng miền khác nói theo đúng giọng Hà Nội được.
    Hồ Chí Minh khi đọc Tuyên ngôn Độc lập dùng giọng nửa bắc nửa trung.
    ***************** đọc tuyên ngôn APEC dùng giọng miền nam.
    Còn phát ngôn viên Lê Dũng thì dùng giọng bắc.
    Ai dám nói những người trên nói sai giọng?
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Sửa lưng bác Chitto một phát. Bài Tiếng gọi Thanh niên là của Lưu Hữu Phước. Tui nghe nói ở hải ngoại vì có người không thích LHP nên mới hát bài "Việt Nam Việt Nam" của Phạm Duy. Nay....
  6. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Úi, nhầm thật. Tiếng gọi sinh viên --> Tiếng gọi thanh niên --> Tiếng gọi Công dân (Quốc ca VNCH) là của Lưu Hữu Phước.
    May không ảnh hưởng gì đến lập luận của tớ.
    Thực ra, không có ai có thể nói là nói "tiếng chuẩn Hà Nội" đúng hoàn toàn được. Nên hiểu tiếng chuẩn Hà Nội này không có nghĩa là tiếng của những phát thanh viên ở Hà Nội, hay tiếng của một người Hà Nội cụ thể nào đang nói, mà là cả một dòng ngữ âm nhiều đời, có tính tương đồng cao nhất với những từ viết ra.
    Theo tớ (không có số liệu kiểm chứng), tiếng Hà Nội là ngữ âm có độ vênh với từ vựng (viết ra) là ít nhất - so với các ngữ âm khác trên toàn quốc. Cho nên một người nước ngoài học tiếng Việt thì tốt nhất là học ngữ âm của Hà Nội, không phải vì nó là thủ đô, mà vì nó phù hợp với cách đánh vần, ghép âm nhất.
    Lưu ý là chuyện đọc GDP là Giê-đê-pê hay Gi-di-pi, hay Gờ-đờ-pờ không phải là vấn đề Ngữ âm tớ đang nói, mà là vấn đề lối phát âm theo kiểu không đồng nhất là Pháp, Anh, hay Việt.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 21:56 ngày 07/02/2007
  7. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Nhầm, xóa hộ
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 21:55 ngày 07/02/2007
  8. luvang

    luvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Rất đồng ý với bạn là ca sĩ Nam hay Bắc đều hát giọng Bắc, có lẽ giọng BẮc hát lên nghe hay hơn chăng ?
    Theo tui biết thì không có quy đinh nào của nhà nước hay của cơ quan ban ngành nào rằng tiếng Hà Nội là tiếng chuẩn của cả nước. Tui chỉ nghe đài truyền hình HTV tuyển phát thanh viên rằng : "nói giọng Sài Gòn chuẩn". Đài Cần Thơ thì : "nói giọng miền Nam chuẩn". Vì tuy cùng là giọng Nam nhưng dân miền Tây chẳng hạn, nhiều người nói không chuẩn : con cá gô bỏ vô gổ nó nhảy nghe gồ gồ.
    Vì vậy, tui nghĩ là dùng các cụm từ "tiếng Hà Nội chuẩn". "tiếng Sài Gòn chuẩn" thì hợp lý hơn.
    Sáng nay mới nghe Thủ Tướng NTD trả lời trực tuyến, theo tui thì ông nói giọng Nam chuẩn.
  9. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    http://ngonngu.net/index.php?fld=tiengviet&sub=phuongngu&pst=pn_nguam_3vung bạn luvang vào link này mà đọc nhé.
  10. luckkuck

    luckkuck Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    5
    Các bạn cần phân biệt giọng nói và cách phát âm. Ở đây chúng ta đang nói về cách phát âm và dĩ nhiên chỉ có một chuẩn phát âm tiếng Việt, các kiểu phát âm khác đều là nói ngọng và mỗi vùng miền có những kiểu ngọng đặc trưng. Phát âm chuẩn nhất là người Hà Nội thuộc tầng lớp trí thức thời phong kiến - thực dân. Về sau, cách phát âm chuẩn bị mai một do ảnh hưởng của thời kỳ đấu tố.

Chia sẻ trang này