1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách sửa tật nói ngọng của dân Hưng Yên mình

Chủ đề trong 'Hưng Yên' bởi milestone0108, 02/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangthuylinh

    hoangthuylinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2004
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    0
    *** Mọi người đọc cái này nha . Hơi AQ chút nhỉ :
    " Câu chuyện tiếng Việt
    Cả nước ngọng?
    TTCT - Hai cô gái ăn mặc đúng mốt, xinh đẹp nữa, bước vào quán cà phê, buông lửng câu: "Cho hai lâu". Câu nói đã trở thành đề tài tranh luận nảy lửa giữa tôi và anh bạn cùng chứng kiến cảnh tượng đó. Bạn tôi dứt khoát cho rằng hai cô là dân nông thôn; lập luận đơn giản: vì các cô nói ngọng n thành l.
    Còn tôi: hai cô đích thị là dân Hà Nội, thậm chí Hà Nội Hoàn Kiếm nữa, vì: 1) mốt ăn mặc rất hiện đại, 2) biết vào quán cà phê thưởng thức cà phê nâu và ngồi lâu, 3) biết sử dụng từ ngữ rất ?oHà Nội?: cà phê nâu chứ không phải cà phê pha tí sữa. Còn vấn đề n, l thì ta hãy xem...
    Cứ giả thiết rằng vào một cái thời xa xưa nào đó cũng có hai cô gái như trên, người kinh kỳ, bước vào một quán nước và nói:
    - Bán cho cháu một tiền xắn.
    Mà lúc đó người dân kinh kỳ nói là sắn (s nặng, uốn lưỡi). Một cụ bạn của cụ cố tôi cũng tranh luận với cụ cố tôi như anh bạn tôi tranh luận với tôi về cái sự nói ?ongọng? x với s. Cứ như thế, với ch và tr, với d, gi và r (chưa kể ay, ây, ươu, iêu...) những cặp âm giống nhau cứ bị những người ?ongọng? và những người không ?ongọng? mà muốn làm ra ?ongọng? nhập làm một. Ngày nay, lẫn x với s, ch với tr, d và gi với r (xin nhớ cho về mặt phát âm chứ không phải chữ viết), không người miền Bắc nào thấy hề hấn gì, thậm chí nếu cố tình uốn lưỡi s, tr và r còn làm người nghe khó chịu nữa (tôi đã có một ông thày (hay thầy?) đáng kính, cho đến lúc tôi học trung học, thày vẫn cố đọc thật đúng x/s, ch/tr, d, gi/r trong lớp; thật ra có đúng như thế không, ai nói như thế, hay chỉ là cách để nhớ chính tả?
    Người miền Nam không ?ongọng? x/s, ch/tr, d, gi/r nhưng lại ?ongọng? những cái khác: muốn và muống, biết và biếc, sửa và sữa, tay và tai... Ở miền Bắc, có một số địa phương nói n thành 1, một số khác lại nói l thành n, và tất cả mọi người trong địa phương đều nói như thế. Như vậy thì một là cả nước nói ?ongọng?, hai là chẳng ai ?ongọng? cả. Chỉ có mấy anh chàng đứng xem chuông của Hồ Xuân Hương (?) mới thật là anh ngọng: ?o... ấy ái uông?.
    Cái ?ongọng? của cả nước hình như không có hại gì, mà đôi khi lại còn đáng yêu nữa: nó mở rộng khả năng chơi chữ, hiểu ngầm, tăng thêm ý nhị, duyên dáng cho lời nói. Cà phê lâu (có thể ngồi lâu), vỏ sỉ (= võ sĩ) không bằng vỏ chai (giỏi võ đến mấy mà bị người ta lấy vỏ chai đập cũng chết), võ sĩ hạng có đai không bằng dao phai (= dao phay, ăn vần đai với phai) gí sau gáy, trò giăng dện... Tất nhiên, nếu bới ra, cái lợi đôi khi cũng bị phản chứng bằng cái hại, chẳng hạn nói ?ongọng? n/l trong những trường hợp nông cụ, nông sản phụ, hay ?ongọng? ch/tr trong cô Châu hay cô Trâu, ông Trực hay ông Chực...
    Có người vẫn thường cho rằng chỉ cần người Hà Nội nói đúng các âm s, tr và r là tiếng Hà Nội sẽ trở thành tiếng chuẩn lý tưởng của cả nước. Ấy thế mà bỗng chốc nay lại thêm vấn đề n/l. Phát âm thường tiến hóa theo hướng ngày càng dễ đi, đơn giản đi, chỉ với điều kiện duy nhất là không gây hiểu lầm trong giao tiếp. Những gì đã tiến hóa mà trụ lại được, chắc chắn sẽ không lùi lại những hình thái quá khứ của nó để trở nên phức tạp hơn, khó hơn.
    Để kết luận bài này, tôi cũng xin bắt chước cụ Nguyễn Du để hỏi rằng: ?oKhông biết hơn 300 năm nữa, trong thiên hạ có còn ai đọc Kiều với cái âm như hiện nay nữa không??. Xin để cháu chắt chút chít của chúng ta trả lời. Còn bây giờ, những người ?ongọng? xin hãy yên tâm: cả nước ?ongọng? kia mà! .
    HẢI THỤY "
  2. chipheo1102

    chipheo1102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Thực ra sửa hay không do 2 yếu tố:
    Thứ nhất: Tự bản thân người nói ngọng có quyết tâm sửa hay hok. Đơn giản lắm, chịu khó nghe đài, đọc báo, truyện (đọc bằng tiếng) những bài có nhiều âm n, l, để có thể phân biệt...
    Thứ 2: Môi trường xung quanh . nếu cứ tập mà gặp phải môi trường toàn nói ngọng, chắc hiệu quả hok cao, có khi còn chẳng có tácdụng.
  3. herohero

    herohero Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    0


    Cù nhà? em hĂ?i trước sư?a ngòng trong 'ùng 2 ngà?y

  4. shopboong

    shopboong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    1.627
    Đã được thích:
    0
    @trên: điêu toa quá, rof hơn đi le?o
  5. herohero

    herohero Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    0

    Bố kê? cụ thê? hơn anh ;))

  6. bangktqd

    bangktqd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2005
    Bài viết:
    3.193
    Đã được thích:
    0
    ặ, 2 'ỏằâa này vào 'Ây thi nhau xơ pam. Có khi anh kỏằf còn cỏằƠ thỏằf hặĂn ku Hero mỏằTt tư =))
  7. realmadrid_club

    realmadrid_club Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2005
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    0
    em đúc kết rồi, mặc kệ nó với đời, mặc kệ người ta nói bảo thủ, cứ kệ nó đấy, chẳng chết được
  8. oanh0309

    oanh0309 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Thực sự là choáng khi nghe người Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng nói chuyện. Khi tôi tiếp xúc với mọi người 1 thời gian thì cũng bị lây luôn. Quê bố tôi ở Hưng Yên nên thỉnh thoảng vẫn về thăm họ hàng, tôi có các chị và bác làm giáo viên cả cấp I & II, vậy mà khi mình thắc mắc tại sao khi dạy học các giáo viên ko sửa cho hs luôn thì dc trả lời rằng: đất lề quê thói, ko sửa dc, khi dạy thì vẫn đúng nhưng khi giao tiếp bình thường thì vẫn ngọng. Bó tay? mà ko chỉ có n/l, khi viết còn ngọng cả ch/tr, x/s,d/r...đề nghị mọi người cùng tích cực sửa đổi cho hay nhé.
  9. realmadrid_club

    realmadrid_club Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2005
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    0
    đôi khi giáo viên cũng nói ngọng, cái ngọng ở quê mình như kiểu phổ cập tiểu học rồi, khó lắm. Mà bạn ơi: khi viết thì làm sao ngọng được, chỉ viết sai lỗi chính tả thôi
  10. bangktqd

    bangktqd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2005
    Bài viết:
    3.193
    Đã được thích:
    0
    Đấy chi? la? nói số nhiê?u thôi, chứ các vu?ng khác cufng nói ngọng đâ?y, kê? ca? Ha? Nội (thươ?ng la? các vu?ng ngoại tha?nh ấy).

Chia sẻ trang này