1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp chi tiết và chính xác nhất 2019

Chủ đề trong 'Làm đẹp' bởi hongnguyen910, 12/06/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hongnguyen910

    hongnguyen910 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/03/2016
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Có thể nói trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, tìm việc làm. Đây được xem như quyền lợi của người lao động hiện nay cần phải biết .
    [​IMG]




    1. Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2019



    Khoản 1 Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định:



    “Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.”



    Theo quy định pháp luật, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng người lao động được hưởng bằng 60% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Tuy nhiên, đối với người hưởng lương theo lương cơ sở thì mức tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở, từ 1/7/2018 lương cơ sở là 1.390.000 đồng; đôi với người lao động hưởng lương theo lương tối thiểu vùng thì mức tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng.



    2. Thời gian tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2019



    Khoản 2 Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định:



    “Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.”



    Theo quy định pháp luật, người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng cho đền 36 tháng thì được hưởng 03 tháng bảo hiểm thất nghiệp, từ năm thứ tư trở đi mỗi một năm đủ 12 tháng được hưởng thêm 01 tháng bảo hiểm thất nghiệp nữa nhưng tối đa không quá 12 tháng. Cụ thể:



    Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 1 năm đến đủ 3 năm = 03 tháng thất nghiệp.



    Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 4 năm = 04 tháng thất nghiệp.



    Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 5 năm = 05 tháng thất nghiệp.



    Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 năm = 12 tháng thất nghiệp.



    Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 năm trở lên = 12 tháng thất nghiệp.



    Như vậy, bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp được 5 năm 5 tháng thì bạn được hưởng 5 tháng bảo hiểm thất nghiệp, mỗi tháng bạn sẽ được hưởng 60% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.



    Có thể thấy, số tiền trợ cấp thất nghiệp hiện nay không phải nhiều nhưng cũng không quá ít đủ để người lao động trang trải trong thời gian thất nghiệp, tìm kiếm công việc mới.

    Cách tính tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp



    3. Tiền trợ cấp thất nghiệp được tính theo công thức sau:


    Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
    =
    Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp
    x
    60%

    - Với người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước: Tiền trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở.

    - Với người lao động hưởng lương từ doanh nghiệp: Tiền trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng.


    Như vậy với những thông tin màbảo hiểm xã hộiđưa ra bạn hoàn toàn giải đáp thắc mắc cách tính bảo hiểm như thế nào đúng nhất và chuẩn nhất rồi nhé. Chúc bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích

Chia sẻ trang này