1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách tính khối lươngh các thiên thể - trái đất, mặt trăng ....

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi kittyone, 28/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ghien_vatly

    ghien_vatly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Đi vòng vòng qua quang phổ là cách duy nhất cuối cùng cũng trở về định luật của Kepler...!!!! ^_^
    Được ghien_vatly sửa chữa / chuyển vào 18:32 ngày 02/11/2006
  2. ghien_vatly

    ghien_vatly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Cách trên là phá sản.
    Cách của bác làm tôi liên tưởng đến các hãng xe thử nghiệm độ an tòan với túi khí.
    Nhưng rất tiếc, môi trường ''chân không'' có ma sát khác không khí...!!!!
    phương chiều chuyển động cũng khó xác định...!!!
    Nếu tính được thì chắc chắn sai số sẽ xảy ra so với trên không khí.....!!! Nếu chiếu theo ý bác.... bác vô hồ bơi làm thí nghiệm thử xem....???
    Cái ý chính là tôi muốn nói đến môi trường chung quanh.
  3. ghien_vatly

    ghien_vatly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Chiếu theo thí nghiệm của Newton làm rơi lông ngỗng và viên bi trong chân không, và trong không khí.
    Và dựa theo ASC... tôi nói rằng: Trong vũ trụ, mọi vật có khối lượng như nhau là không xác định.
  4. xbaby

    xbaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Về lỗ đen , có lẽ nên đọc qua "Lược sử thời gian " - cuốn này cũ nhưng viết cũng hay .
    Hix , xin lỗi vì múa rìu qua mắt các đại ca trên này
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Hỏi bác Bình chơi vì tưởng bác biết . Em cũng thử tìm hiểu qua.
    May mắn là khá nhiều sao có bạn đồng hành thành hệ sao đôi quan sát quĩ đạo của nó áp dụng định luật Kepler có thể đoán được khối lượng của hệ sao, rồi lung tung khác... nội suy ngoại suy chi đó tính ra khối luợng của từng sao.
    Nhưng đây chỉ là phương pháp với các sao may mắn có bạn đồng hành . Còn nhìn chung vẫn dựa trên phương pháp mà Rag đã trình bày.
    Nhức đầu lắm nếu mấy bác thích đào sâu thì tìm hiểu lấy.
    Đây là sao Sirius A và B. Sirius là sao Thiên Lang sao sáng nhất bầu trời.
    [​IMG]
    Dựa theo các tính toán cho rằng Sirius A lớn gấp chừng hơn 2 lần Mặt trời.
    Quĩ đạo của sao B quanh sao A
    [​IMG]
    Trò này đáng lẽ mang qua box thiên văn thì hay hơn nhỉ.
  6. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Đúng là phuơng pháp của Rag nêu ra có cơ sở vật lý. nhưng có nhiều truờng hợp đặc biệt hơi bị khó tính. Thí dụ như 2 sao có khối luợng bằng nhau, 1 già, 1 trẻ nên độ sáng khác nhau .Hay cái xa, cái gần mà độ sáng bằng nhau thì chỉ so sánh tuơng đối thôi, cái nào ở xa hơn thì lơn hơn. nhưng cũng không thể biết đuợc khối luợng là bao nhiêu.
    Ngoài ra nguời ta còn đo khối luợng dựa theo màu sắc của ánh sáng.
    Sao đuợc chia ra từng lớp. Lớp có độ sáng A1, A2 v v...
    Sao càng lớn luợng hạt nhân tổng hợp càng nhiều, nhiệt độ càng cao do đó ánh sáng nghiêng về phía màu xanh
    Sao ít lớn hơn ánh sáng có màu trắng
    Sao nhỏ hơn (như mặt trời của chúng ta ) ánh sáng có màu vàng
    Còn các sao đỏ lùn là các sao sắp tắt.
    Ngoài ra nguời ta còn đo đạc giống như ta đo địa chính trên trái đất. Với các sao ở gần, nguời ta chụp ảnh sao vào các mùa khác nhau (cách nhau 6 tháng) để so sánh vị trí tuơng đối của sao ở 2 điểm quan sát khác nhau (khoảng cách 2 vị trí quan sát là đuờng kính quĩ đạo trái đất. Từ đó nguời ta tính ra khoảng cách của sao đến trái đất, rồi so sánh với độ lệch của quang phổ để lập ra thang đo so sánh đọ xa của sao với độ lệch quang phổ.
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    để xác định khoảng cách thì không phải dựa vàomau quang phổ mà vào độ dịch quang phổ => tốc độ dịch chuyển của ngôi sao (hiệu ứng Doppler) => khoảng cách (công thức Hubble). Do đó khoảng cách không ảnh hưởng tới việc xác định khối lượng sao
    Già hay trẻ thì đúng là có ảnh hưởng nhưng không nhiều lắm, và như em đã nói thì phương pháp nêu trên không chính xác được, chỉ ước tính tương đối thôi.
  8. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Các nhà thiên văn học của ĐHTH Ohio vừa công bố họ đã lần đầu tiên xác định được khối lượng của một ngôi sao đơn tương tự mặt trời của chúng ta. Trước đó, người ta chỉ xác định được m của các ngôi sao ở dạng kép (binary system), như vậy phát hiện này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định khối lượng của các ngôi sao đơn khác. Nguyên tắc xác định klượng mới này dựa trên hiện tượng ''vi thấu kính trọng trường'' (tạm dịch từ gravitational microlensing). Hiện tượng này xuất hiện khi một ngôi sao đang nghiên cứu (có thể là một hành tinh hay một lỗ đen..) đi ngang qua đường của tia sáng của một ngôi sao xa hơn nhiều đang chiếu tới trái đất. Sự can thiệp của ngôi sao, vật thể cản đường này, làm tăng cường độ sáng của ngôi sao ở xa hơn kia. Trong trường hợp mới công bố này, ngôi sao nghiên cứu ( sao gần) có khoảng cách cỡ 1.800 light year, còn ngôi sao xa thì khoảng 170.000 light year. Khối lượng của ngôi sao gần được tính khoảng 1/10 mặt trời. Để quan sát được hiện tượng "vi thấu kính trọng trường" này người ta cần những kính thiên văn mạnh và không bị ảnh hưởng của khí quyển. Kính thiên văn Hubble đã đáp ứng được phần nào tiêu chí này.
    Trên đây là phần mình trích lược trong 1 bài báo mới tìm được. Mọi người có thể tham khảo qua địa chỉ :
    http://researchnews.osu.edu/archive/starmass.htm
  9. khengkhec

    khengkhec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Phải bắt buộc 2M và 2m chứ, vì khi đo lực hấp dẫn của các vật nhỏ với nhau người ta cần tính đến sự thay đổi rất nhỏ của chuyển vị. Ở đây ****ndish chọn phương án chuyển vị ngang là rất hợp lý, sẽ không bị ảnh hưởng của trọng lực vốn rất lớn so với lực hấp dẫn cần đo. Sự thành công của ****ndish còn là lần đầu tiên sử dụng lò xò xoắn, có khả năng đo những lực rất nhỏ. Đáp số là G = 6.67 x 10-11 m³/kg.s²
  10. hieppt

    hieppt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2006
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Tôi ko hiểu lắm về cái lí thuyết rối mù của bác vatlyvui.Nhưng tôi thấy bác ngộ nhận hơi nhiều.Từ công thức
    M=gR2/G mà lại suy ra là khối lg trái đất phụ thuộc Gthì nực cười quâ.Bác ko hiểu là g thay đổi theo độ cao sao?

Chia sẻ trang này