1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách tính rơle so lệch tổng trở cao.

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi duongquangvinh, 17/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duongquangvinh

    duongquangvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    1
    Cách tính rơle so lệch tổng trở cao.

    Bác nào biết cách tính toán rơle so lệch tổng trở cao hướng dẫn em với. Nhất là có một ví dụ mẫu nào thì tốt quá. Cảm ơn các bác nhiều
  2. duongquangvinh

    duongquangvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    1
    ơ, sao các bác đâu hết cả rồi, em còn nhớ trên diễn đàn có rất nhiều bác làm việc với rơle, các bác giúp em với. Cái lại rơle này kinh điển và đến bây giờ vẫn là rơle bảo vệ so lệch số 1 cả về giá thành hạ lẫn độ nhạy cao.
  3. qiseng

    qiseng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Rơle so lệch tổng trở cao là cái gì? Duongquangvinh định tính toán bảo vệ cái gì?
  4. duongquangvinh

    duongquangvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    1
    Trời, nhận được hồi âm mừng hú, thế mà . Rơle so lệch tổng trở cao (high impedance differential). Bác search nhé, em cũng chẳng biết phải nói thế nào.
    Em dùng nó để mảo vệ máy biến áp tự ngẫu 250 MVA )
  5. qiseng

    qiseng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    À tớ biết rồi, cái này thì chịu. Chỉ biết so lệch thường thôi, mà cũng nhớ linh tinh thôi. Nếu Duongquangvinh biết thì kể cho tớ nghe với nhé, tớ vẫn còn nhớ nghề lắm. Tớ bỏ nghề rồi nhưng vẫn nhớ da diết lắm, vẫn muốn tìm hiểu thêm về rơle và nhị thứ. Nghe nói trạm điện còn điều khiển bằng máy tính nữa rồi. Tớ bây giờ làm công tác sổ sách (ghi chép giúp vợ bán cơm bụi - lương cao phết) nên quên hết rồi.
  6. khicontiti

    khicontiti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2006
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí vào trang Siprotec.com rồi download tài liệu về loại rơle này. Nó có công thức đấy.
    Tôi mới chỉ đọc qua chứ không tính toán.
    Hy vọng thông tin này có ích
    Chúc may mắn
  7. epower

    epower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Rờ lê so lệch theo như bạn nói nó chính là differential relay số 87. Đây là loại rờ lê rất thông dụng để bảo vệ nhiều thứ như máy phát điện, máy biến áp, đường dây dẫn điện cao thế. Thật khó mà nói hết được trên diễn đàn này vì có quá nhiều chi tiết để bàn đến thí dụ như current transformer, CT saturation, dòng điện khởi động..v.v cần ít nhất là từ 8 đến 10 trang giấy để hướng dẫn rõ ràng về cách tính và sử dụng, rất tiếc không thể giúp bạn trong khuôn khổ hạn hẹp này.
    High Impedence Grounding relay có số là 59, Low impedence Grounding relay là 51, chúng không phải là relay so lệch.
  8. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Tên đúng của nó là High impedance differential relay, google là ra khối, nếu kỹ hơn thì tra GER 3184 là loại relay này của Genẻal elẻctic, có giải thích sơ bộ, có công thức tính (tuy nhiên tôi chưa tính bao giờ).
    Để giải thích đơngiản thì là người ta lắp rơ le quá dòng vào các CT đấu theo kiểu so lệch, để làm được thế người ta cắm thêm cái trở phi tuyến vào .Mục đích: tránh bão hoà từ cho CT
  9. epower

    epower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    High Impedence voltage differential relay thường được dùng cho Bus protection. Không rõ có ai dùng loại này cho máy biến áp hay không nhưng riêng tôi chỉ dùng loại conventional differential relay 87T và dùng thêm Overcurrent Neutral relay 51N trong trường hợp 87 không thể bảo vệ được 100% ( máy nối delta & Y).
    Protection relay đòi hỏi sự phối hợp của cả 1 hệ thống (protection zone coordination) nên nó không giản dị mà đòi hỏi rất nhiều chi tiết và nghiên cứu, thí dụ trong trường hợp máy biến áp, bạn cần phải hiểu rõ về magnetizing current, phase shift, CT saturation ...
    Mõi người có 1 cách thiết kế protection zone khác nhau, có thể có người dùng High Impedence Differential relay để bảo vệ cả Bus lẫn transformer. Điều lo ngại nhất cho kỹ sư là khi có vấn đề xảy ra và cần đén sự bảo vệ của relay thì nó lại không làm việc như ý muốn, vì thế chúng ta cần phải hết sức cẩn thận.
  10. duongquangvinh

    duongquangvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    1
    em vật vã mãi rồi cũng tính cho ra một cái con số, nhưng cũng chẳng hợp lý tý nào. Bởi đơn giản trường hợp của em dùng biến dòng có thứ cấp 5A, do đó cần điện trở nối thêm khá lớn (khaỏng 300 Ôm) và khi sự cố gây quá áp đến khoảng 6000V. Cái này chỉ dùng với trường hợp biến dòng có thứ cấp 1 A thì hợp lý hơn. Nhưng vì em làm đồ án nên có qua trọng gì đâu. he he. Vẫn ngon lành hết . Đồ án khép lại từ 3 tháng trước đây rồi, bây giờ bài này mới được trả lời sối nổi. Cảm ơn các bác rất nhiều.

Chia sẻ trang này