1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách tránh chấn thương cổ chân khi chơi Tennis

Chủ đề trong 'Tennis' bởi sale_dancosport, 20/03/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sale_dancosport

    sale_dancosport Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2016
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Chấn thương cổ chân (ankle sprain) là loại chấn thương rất phổ biến ở những người chơi thể thao nói chung & tennis nói riêng, là tình trạng khớp bị vặn xoắn mạnh và đột ngột khiến dây chằng khớp bị căng quá mức bình thường, hay thậm chí bị rách một phần hay toàn phần. (dancosport.com chia sẻ cùng người chơi tennis)
    Cách tránh chấn thương cổ chân khi chơi tennis. Các mạch máu vùng khớp có thể bị tổn thương ít nhiều làm chảy máu ra vùng khớp. Các dấu hiệu của chấn thương cổ chân là: đau, viêm, khớp sưng phù, đốm xuất huyết dưới da. Khi chơi tennis, có năm khớp có thể bị bong gân: Khớp vai (shoulder), khớp khuỷu (elbow), khớp cổ tay (carpal), khớp gối (knee) và khớp cổ chân (ankle). Trong đó, khớp cổ chân là dễ bị tổn thương nhất. Trong khi các nhà chuyên môn về chấn thương thể thao chẩn đoán hết sức chi tiết từng loại chần thương ở vùng cổ chân (dựa trên cấu trúc giải phẫu và mức độ bị tổn thương), bài viết này chỉ đề cập một cách sơ lược những chấn thương ở vùng cổ chân do bị lật bàn chân khi chạy (không có gãy xương).

    Chú ý một vài cấu trúc giải phẫu sau:

    [​IMG]

    * Xương: Có hai xương dài là xương chày và xương mác thuộc về cẳng chân, và những xương khác nhỏ và ngắn hơn thuộc vùng bàn chân (xương gót, xương sên, …).

    * Dây chằng: Có rất nhiều dây chằng, là các sợi gần nối liền những xương đó với nhau. Trong đó các dây chằng phía bên ngoài cổ chân rất dễ bị chấn thương (dãn, rách) khi cổ chân bị lật.

    Có ba mức độ bong gân:

    * Độ 1: dân chằng chỉ bị dãn ra một phần (nhẹ).

    * Độ 2: dây chằng bị đứt hay rách một phần (nặng).

    * Độ 3: dây chằng bị đứt hoàn toàn (rất nặng).

    Điều trị chấn thương khớp cổ chân

    [​IMG]

    Xử trí tức thời (tại chỗ): xử trí RICE (Rest – Ice – Compression – Elevation): Người bị chấn thương cần nghỉ chơi ngay lập tức (Rest). Dùng đá (để trong bao nylon hay khăn chườm lên cổ chân để giảm đau và giảm sưng (Ice). Sau đó dùng băng quấn quanh cổ chân để ép các cấu trúc giải phẩu ở đó lại (xương, gân cơ, dây chằng) trong một tư thế tương đối cố định, không bị di chuyển (Compression). Cho bàn chân đang bị bong gân nghỉ ngơi bằng cách dùng nạng hay bá vai người khác khi di chuyển, tránh chịu đựng sức nặng của cơ thể khi đi lại. Khi nằm nghỉ cũng nên kê cao chân (Elevation).

    Xử trí sau đó: Dùng thêm các loại thuốc giảm đau thông thường. Vài ngày sau đó tùy tình hình của khớp cổ chân, nên tham vấn ý kiến bác sĩ (chuyên khoa về chấn thương thể thao) về việc dùng thêm thuốc, những bài tập luyện khớp trở lại để phục hồi vận động hay thậm chí nhờ đến những can thiệp chuyên môn y khoa sâu hơn cho khả năng lành thương của khớp (ví dụ, trường hợp đứt dây chằng hoàn toàn).

    sưu tầm bởi dancosport.com

Chia sẻ trang này