1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách viết lời bài nhạc hay

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi mytientran, 08/09/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mytientran

    mytientran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2018
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Trong một bài hát thì phần lời đóng vai trò như một phương tuyện truyền tải nội dung và ý nghĩa mà đôi khi phần nhạc chưa thể diễn tả hết được. Có thể nói lời nhạc chính là hơi thở của bài hát, thổi vào trong âm nhạc cái hồn của người nghệ sĩ đã tạo ra nó cũng như người ca sĩ thể hiện nó. Người viết nhạc có thể kể lại câu chuyện của mình, hay từ cảm hứng, sáng tạo nên một câu chuyện mới qua những ca từ được viết ra, hoặc đơn thuần đó là cách để họ bộc lộ những xúc cảm rất riêng của một người nghệ sĩ… Làm sao để bạn cũng có thể qua âm nhạc, kể lại câu chuyện hay thể hiện cảm xúc với những sáng tác của chính mình? Tham khảo những bí quyết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!

    1. LUÔN MANG THEO SỔ TAY

    Bỏ túi một cuốn sổ tay viết lời bài hát để luôn sẵn sàng lưu lại bất kỳ ý tưởng nào vừa lóe lên trong đầu. Nếu có một ý tưởng thú vị về một hình ảnh, ca từ mà bạn chợt nghĩ đến hay quan sát được từ cuộc sống, hãy lưu ngay lại. Đôi khi sẽ có những ý tưởng bạn không sử dụng đến, nhưng bạn sẽ tập được cho bản thân cách để nhận biết nguồn cảm hứng sáng tác của mình thường đến từ đâu.

    Lưu lại bất kỳ ý tưởng nào vừa lóe lên trong đầu.

    2. BỘC LỘ CẢM XÚC BẰNG CÁCH HÌNH TƯỢNG HÓA

    Hình ảnh và phép ẩn dụ có thể truyền tải được rất nhiều chỉ trong một vài câu chữ. Khi chỉ mới tập soạn lời bài hát, bạn không nhất thiết phải quá lo mình có nhào nặn nên được một ý tưởng thật sâu sắc hay không. Viết lên mặt giấy càng nhiều hình ảnh bạn có thể nghĩ ra để diễn tả tâm trạng của mình càng tốt, ví dụ, với tâm trạng buồn, bạn có thể nghĩ đến hình ảnh một ngày mưa.

    Gieo vần thơ trong lời bài hát cũng là một bí quyết để gây ấn tượng với người nghe.
    Phép ẩn dụ, lặp từ và phép so sánh có thể chắp cánh cho ca từ của bạn, chỉ cần bạn không quá lạm dụng hay sử dụng chúng một cách quá gượng ép.

    Hình ảnh và phép ẩn dụ trong ca từ thổi hồn cho bài hát của bạn.

    3. TRÁNH RẬP KHUÔN VÀ GIEO VẦN GƯỢNG ÉP

    Một lỗi chung của những người tập viết nhạc đó là cố gắng quá mức khiến cho ca từ và cảm xúc trở nên phô trương và màu mè. Khi chưa có kinh nghiệm và kiến thức thức bài bản về ca từ, những người tập viết nhạc thường đi vào lối mòn trong việc sử dụng lại những phép ẩn dụ mà người nghe đã quá nhàm chán. Với cảm xúc của mình, cố gắng đừng “ruột để ngoài da” quá nhiều, đồng thời cũng phải diễn tả được thật cụ thể hoàn cảnh của bạn bằng lời nhạc mà bạn viết ra.

    Vấn đề trên cũng áp dụng cho việc gieo vần. Cách sắp xếp và phối hợp vần đóng vai trò quan trọng trong việc soạn nhạc, nhưng không vì thế mà bạn chỉ tập trung vào việc gieo ca từ cho vần với nhau. Ý nghĩa của lời bài hát mới là mục đích “tối thượng” và đóng vai trò quan trọng hơn bất kỳ yếu tố nào khác trong bài hát.

    Đừng đi vào những lối mòn trong cách viết.

    4. SẮP XẾP Ý TƯỞNG CHO LỜI BÀI HÁT THEO MỘT CẤU TRÚC HỢP LÝ

    Nếu bạn thường xuyên cập nhật sổ tay viết lời bài hát của mình hay thực hiện những bài tập viết nhạc như brainstorm hình ảnh, bạn có thể tích lũy được một lượng ý tưởng đáng kể chỉ trong thời gian ngắn. Từ đó, bạn nên kết hợp những ý tưởng này lại thành một cái gì đó vững chắc hơn. Mang những ý tưởng đó và sắp xếp chúng lại với nhau, để xem chúng có điểm chung gì không. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh lại để có được một hệ thống đồng nhất.

    Một cấu trúc hợp lý sẽ củng cố cho phần nội dung và ý nghĩa của bài hát.

    5. TỈA GỌT LẠI LỜI BÀI HÁT CHO PHÙ HỢP VỚI PHẦN NHẠC

    Đối với đa số bài hát, phần nhạc thường chiếm thế “thượng phong” so với phần lời. Lời bài hát khi viết ra phải tương thích với độ dài và thời gian của phần nhạc. Phần nhạc (đặc biệt là đoạn xướng [verse]) sẽ quyết định bao nhiêu âm tiết bạn được phép sử dụng. Khi kết hợp hai yếu tố này lại với nhau, bạn có thể sẽ phải trải qua nhiều lần “xé nháp” trước khi bắt đầu có được phần lời nghe-có-vẻ-phù-hợp với bài hát. Nhưng cẩn thận đừng đánh mất đi ý nghĩa của lời bài hát trong quá trình tỉa gọt.

    Đừng ngại “xé nháp” trước khi có được lời bài hát như ý!

    Luôn nhớ rằng, một ý tưởng tuyệt vời cho bài hát luôn có thể xuất phát chỉ từ một vài câu chữ, quan trọng là bạn tìm được cho mình một nguồn cảm hứng thích hợp! Chúc các bạn thành công!

Chia sẻ trang này