1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách xây dựng hầm Biogas ?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi taplamnongdan, 27/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tacgiangboy

    tacgiangboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Bác hỏi gì mà kém thế, chứng tỏ bác chưa biết 1 tý gì về hầm Biogas cả. Tôi khuyên bác đến văn phòng của SNV (vào trang Web cung cấp ở trên để lấy địa chỉ) - nếu bác ở HN để xin thông tin/tư vấn miễn phí.
    Chúc bác taplamnongdan trở thành 1 "nông dân thuần chủng". Kekeke....
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
  3. richdad82

    richdad82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2006
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Có một lần em cũng định thử nghiên cứu loại này đê áp dụng ở nhà rồi. Nhưng mà nghĩ đến lúc chăm sóc nó eo ơi, khó chịu lắm thế nên thôi. Bác cần sách không em mượn hộ cho, ở thư viện chỗ nhà em có đến 4 quyển hướng dẫn về cái này. (tài liệu lưu hành nội bộ đó)
  4. coffemix

    coffemix Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Xây hầm biogas như thế nào phụ thuộc chính vào việc bạn sử dụng cho gia đình, trang trại, hay lớn hơn nữa.
    Về nguyên tắc, cái hầm biogas không khác cái ngăn phân huỷ trong các bể phốt tự hoại hiện nay.
    Với bể biogas, khi xây dựng bạn cần chú ý:
    - Kín hơi, kín nước để tránh xì ga, xì nước, mất áp lực ga.
    - Đủ vững theo cấu trúc đất. Các bể thường xây nửa chìm nửa nổi, hoặc gần như chìm hẳn dưới đất. Áp lực từ đất xung quanh lên thành bể không phải là nhỏ. Đặc biệt là sau khi bể đã đi vào sử dụng được một vài mùa mưa, nước mưa lèn chặt đất xung quanh bể. Nếu xây trát không cẩn thận, bể sẽ bị đổ ụp vào trong.
    - Độ cao của bể tương quan với độ cao của mặt nước tại cổng thoát ra, độ cao của mặt nước trong bể. Trong mấy cái hình vẽ, người ta vẽ chênh lệch độ cao mặt nước trong bể và mặt nước tại cống thoát rất lớn. Trên thực tế, mức chênh lệch này phụ thuộc vào áp lực ga sinh ra. Áp lực ga sinh ra sẽ phụ thuộc vào khả năng chịu áp lực trong bể. Phần lớn các bể xây với vòm gạch hiện nay, người ta chỉ để áp lực này tương ứng khoảng 6 - 10 cm cột nước, tương ứng với vài cm chênh lệch giữa mức nước trong bể và mức nước cống thoát. Nếu để áp lực lớn quá, bể có thể bị nổ, nhất là khi thi công không cẩn thận, xi măng dỏm, trộn vữa không đều, hay trộn vữa nửa ngày rồi mới xây. Do vậy, nếu làm bể vòm xây, đặt bể chìm quá sâu dưới đất (so với mức nước thoát), áp lực ga có thể lớn, nhưng thể tích chứa ga giảm, và ngược lại.
    (Giải thích thêm một tẹo: Ban đầu khi mới xả nước vào bể, chênh lệch mức nước trong bể và mức nước tại cống xả có thể lớn nếu đóng van thoát khí. Nhưng khi mở van xả khí, nhất là khi xả khí ban đầu (tỉ lệ gas chưa nhiều), mức chênh lệch này sẽ giảm xuống)
    Ban đầu có bạn hỏi cái cống xả đấy có tác dụng gì. Tác dụng chủ yếu của nó là để tạo áp suất khí trong bể, dĩ nhiên là cả để xả nước nữa .
    - Thu hồi chất cặn lắng. Không phải tất cả phân, nước tiểu vào đấy đều bị phân huỷ hết thành nước. Luôn luôn có một phần các chất không phân huỷ được bị lắng xuống đáy bể. Vì vậy khi xây bể phải tính đến việc lấy các chất cặn lắng này ra. Hình cái bể của Trung Quốc hay của Mỹ/Châu Âu để miệng thông giữa bể phân huỷ và cống thoát lớn, rất thuận tiện cho việc thu hồi chất cặn lắng bằng cách thủ công trong qui mô gia đình. Bể của ku Đà Nẵng có vách ngăn ở giữa sẽ là một tai hoạ. Mấy cái bể có ống thông nhỏ từ bể phân huỷ tới cống thoát thì phải dùng bơm chất thải hút. Ở thành phố có các xe hút chất thải thì còn được. Ở nông thôn thì coi chừng bó tay chấm cơm.
    - Phá váng: Các bể nhỏ thường phải quan tâm tới việc phá váng. Bể lớn thì không cần thiết. Còn thế nào là lớn thì kể sau.
    - Vị trí của đầu vào so với đầu ra ở trong bể phân huỷ. Đầu vào và đầu ra bố trí không hợp lý sẽ tạo vùng bồi lắng (như bãi giữa Sông Hồng ) dẫn tới nguy cơ là tại những khu vực nhất định trong bể, các chất rắn lắng đọng, không được phân huỷ hết, và gây đầy bể, chiếm mất dung tích trong bể. Cái này là nguy cơ thường gặp ở những bể lớn. Nếu xây bể có đường kính 3-4 mét trở lên thì phải lưu ý điều này.
    - Cấu tạo của đầu vào ở trong bể phân huỷ. Bình thường nước trong bể sẽ được phân hoá thành các tầng khác nhau, có mật độ, nhiệt độ khác nhau, và số lượng vi khuẩn khác nhau. Nếu để duy trì như vậy sẽ gây hạn chế cho quá trình phân hủy, dẫn tới hiệu suất phân huỷ/tạo ga giảm. Luồng nước đi vào phải đảm bảo gây xáo trộn các tầng này mà không xáo trộn phần chất cặn lắng đã phân huỷ dưới đáy bể. Đây cũng là vấn đề thường gặp ở các bể lớn.
    Ngoài ra thì người ta hay nhắc tới cái van an toàn. Các nhà khoa học của ta ngâm kíu chán chê và hô hào về cái van an toàn để tránh nổ bể. Nhân dân ta thì làm một cái ống rẽ từ ống cấp ga, rồi cắm đầu kia của cái ống nhánh đấy vào một cái chai Lavie có chứa nước, khoảng 5 - 10 cm nước. Bình thường khi chưa có ga, nước sẽ vào trong cái ống đấy. Khi ga mạnh quá, hơi ga sẽ đẩy nước ra khỏi ống cho tới khi ga thoát ra ngoài. Lúc nào áp lực giảm xuống, nước lại hãm không cho ga thoát đi. Cái van an toàn này có thể treo lên ngọn cây hay để dưới gầm giường cũng được. Chỉ thỉnh thoảng phải chú ý cho thêm nước vào, nếu không ga yếu.
    Nếu làm bể cho gia đình, thì làm như mấy mô hình đã có bạn post lên. Trang trại thì làm nhiều bể to.
    Nếu trang trại lớn, bạn có thể đào một cái bể thẳng trên mặt đất, sâu khoảng 5 mét, dài rộng thì tuỳ lượng nước thải, trét đất sét kín xung quanh thành bể để chống ngấm, và phủ lên trên bằng tấm nhựa (đào rãnh sâu khoảng 50cm để chôn mép tấm nhựa ở xung quanh. Công nghệ này đã được áp dụng ở Thái lan, Mã lai, Inđô. Ở VN thì tớ biết ít nhất là đã có 2 trang trại ở nửa phía bắc VN và 1 trang trại ở phía nam đã áp dụng. Tấm nhựa HDPE nhập ngoại, dùng máy hàn mép chuyên dụng để nối các tấm nhựa lại thành kích cỡ mong muốn. Bể loại này thì dùng ga vô tư, chạy máy phát điện luôn. Một số nhà máy tinh bột ở Thái lan làm vài cái bể như thế này, sắp hàng liền nhau, rộng cỡ 50 m, dài hơn 100 m, hơi ga đẩy tấm nhựa phồng lên cao cả chục mét, người đứng lên trên tấm nhựa vô tư, không lo sụp.
    To nữa thì là những nhà máy xử lý rác/nước thải ở Mỹ. Bể phân huỷ của họ hình cầu hoặc hình quả trứng để đứng, đường kính tiết diện ngang khoảng vài chục mét, hàng chục cái bể đứng cạnh nhau. Lượng gas sản sinh ra đủ để chạy một nhà máy phát điện. Cái này tớ xem trên chương trình TV cho trẻ em, chứ chưa được tới sờ tận tay .
    Trên đây là một vài kinh nghiệm và quan sát cá nhân. Hy vọng có thể gợi ý cho bạn phần nào.
    Buôn thêm một tẹo chuyện về các nhà pha học VN. Một công ty to đùng cần xây hầm biogas nên thuê các nhà pha học của một trung tâm pha học không to lắm nhưng nổi tiếng trong cái trò hầm biogas. Các nhà pha học nhận hợp đồng, bỏ tiền thiết kế và xây một cái bể biogas bê tông cốt sắt to đùng, tương ứng với tầm cỡ và nhu cầu của công ty nọ. Mỗi tội xây xong thì deck có ga. Ông giám đốc công ty kia deck trả tiền, còn các nhà pha học thì ôm mồm. Chết cười.
  5. tnt_huongduong

    tnt_huongduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    chào các bạn của box. tui muốn hỏi các bạn về xử lý rác thai hữu cơ bằng phương pháp ủ yếm khí (mà chủ yếu là tạo ra khí sinh học này đó). ứng dụng của cái này rất là hay cho việc xử lý rác không chỉ của Việt nam, mà sẽ giúp cho loài người khỏi vấn nạn rác do chính mình tạo ra. xin gửi thông tin cho tôi ở kotaro_8x@yahoo.com.
    các bạn nên biết rằng chúng ta nên hạn chế tạo ra chất thải trước khi nghĩ tới việc xử lý nó! đó là lời của thầy giáo tớ (ko nguyên văn)_hihi
  6. Jupiter276

    Jupiter276 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2006
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Hiện tại, ở VN phổ biến 3 loại hầm biogas phổ biến nhất.
    1 là hầm vòm có cấu tạo gồm 1 bể chính, 1 bể phụ, và một bể đầu vào. SNV đang hỗ trợ phát triển loại hầm này. Tham khảo ở trang web biogas.org.vn như các bạn đã thấy ở trên.
    Loại thứ hai, là hầm VACVINA cải tiến, có tác dụng phá váng tự động rất tốt, lại dễ xây dựng. Nếu ai muốn tự xây dựng thì có thể học theo loại hình này. Còn với loại hầm vòm, thì việc xây dựng phức tạp hơn.
    Loại thứ ba, hầm bằng composite. Chỉ việc đào hố, đặt hầm xuống, lắp phụ kiện, nạp nguyên liệu là có thể dùng. Nhanh. Tiện, nhưng chưa biết chống đóng váng kiểu gì?!
    Vì bạn phải tính toán thể tích, kích thước, chiều cao của các bể chính xác, ngoài ra, việc đánh vòm cho hầm bằng gạch 10, cũng khá khó khăn. Về hầm VACVINA, bạn tham khảo website http://ease-vn.org.vn để tìm hiểu thêm về đơn vị cung cấp và tài liệu hướng dẫn xây dựng (video và tài liệu trên giấy).
    Được Jupiter276 sửa chữa / chuyển vào 10:02 ngày 07/06/2008
  7. anhduy2004

    anhduy2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2007
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    anh nào có clip xây dựng hầm biogas post lên em xin với ạ
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    Mời Bác vào đây nhé :
    Các Thước Phim & Hình ảnh CN về Permaculture
    Xây dựng hẫm Biogas theo Công nghệ VACVINA:
    (với phụ đề Việt):
    http://ttvnol.com/forum/ttx/430306/trang-6.ttvn#14444673
  9. mpdbiogas

    mpdbiogas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2009
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Bể biogas cần kín khí, tự phá váng. Đó là điều kiện bắt buộc để có một bể biogas. Hiên nay, có một số cách làm bể biogas như sau: xây bằng gạch hình cầu của Hà Lan, xây hình vuông của VAC vina, phủ bạt HDPE (nhưng không chỉ phủ trên mà phải lót cả phía dưới nữa nhé nếu phía dưới không xây), và bể biogas được làm bằng nhựa composite có cốt là sợị thuỷ tinh.
    Nói chung mỗi một công nghệ đều có mặt mạnh và mặt yếu của nó, ngoài ra nó còn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm thực tế của người khoả sát, thi công vì có một số kinh nghiệm thực tế mà không có sách nào nói hết được.
    Chúng tôi là Công ty chuyên cung cấp các thiết bị cho trang trại, các giải pháp thi công hệ thống biogas và máy phát điện sử dụng khí biogas nếu bác nào quan tâm sâu hơn đến vấn đề này thì liên hệ với tôi nhé mayphatdienbiogas@gmail.com
  10. Jupiter276

    Jupiter276 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2006
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Video hướng dẫn xây hầm biogas dạng vòm, nắp cố định, bằng gạch:
    http://www.youtube.com/watch?v=IpStsylTkKY
    (Do chương trình hỗ trợ phát triển khí sinh học Bộ Nông nghiệp Việt Nam/SNV-Hà LAN phát hành)

Chia sẻ trang này