1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách xử lí nước sinh hoạt

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi pollution, 26/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pollution

    pollution Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Cách xử lí nước sinh hoạt

    Chúng ta co thể trao đổi cách chế tạo và lắp ráp một bể để xử lí nước ăn cho hộ gia đình được không? Tất nhiên là rẻ hơn ngoài hàng rồi và tốt hơn nữa. Rất mong nhận được thông tin của các bạn
  2. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    To pollution
    Trước khi bắt tay vào việc xử lý nước thì chúng ta phải tìm hiểu xem đó là nguồn nước gì cái đã (nước ngầm, nước sông, nước suối ...), có bị nhiễm phèn, nhiễm mặ hay không.
    Tuỳ thuộc vào mỗi loại nước mà giá thành xử lý của chúng sẽ khác nhau đấy bạn ạ !

    Công ty môi trường xử lý nước thải & xử lý khí thải
    Lần cập nhật cuối: 11/04/2014
  3. pollution

    pollution Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Nước mình muốn xử lí là nước giếng khoan tại Hà nội. Tính chất chủ yếu của nó là hàm lượng Fe va Mn khá cao . Hàm lường Nito co thể có chút ít. Công nghệ đuợc mô tả như sau:
    Nước giếng -----> bơm-------> Bể chứa ngầm--------> Bể chứa trên tầng -----> hệ thống phân phối.

    Tại bể chứa ngầm có cho hoá chất vào để xử lí bớt Fe , Mn bằng cách tạo kết tủa và quá trình lắng. Nhưng cách này vẫn chưa đạt yêu cầu vì trên thành bể chứa trên tầng sau một thời gian là có lớp sắt màu đỏ do nước trong bể tràn ra.
    Có cải tiến bằng cách cho nước đi qua mot bể lắng cát trước khi vào hệ thống phân phối nhưng kết quả chưa được như ý muốn,
    Nếu có thể thì các bạn cho mình cả hình vẽ minh hoạ nhé. Cám ơn nhiều
  4. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Lượng sắt trong nước ngầm sẽ bị oxy hoá ngay khi tiếp xúc với oxy trong không khí. Do đó để tăng hiệu quả xử lý, trước khi cho vào bể chứa, bạn nên cho chúng qua một dàn mưa.
    Thêm một lợi ích của dàn mưa nữa là bạn có thể làm tăng độ PH vốn rất thấp ở nước ngầm (vì CO2 thoát ra sẽ làm PH tăng).
    Điều đó sẽ giúp ta tiết kiệm được hoá chất đồng thời, hiệu suất xử lý sắt, Mn sẽ được cao hơn trong các quá trình xử lý hoá học sau này.
    Chào mừng các bạn đến với diễn đàn KHCN&MT
  5. pollution

    pollution Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn anh NTA nhé. Thực ra nhưng kiến thức đó em đã được học đầy đủ khi còn học tại BKHN rồi nhưng mà khi lắp đặt thực tế bể nước ở nhà mình thì bị chê quá trời phải làm lại. Em đã lắp một bể lọc nước kiểu lọc chậm rồi và nó chạy cũng ổn định nhưng chưa có thời gian kiểm tra kết quả vì phải đi học tiếp ngay sau khi tốt nghiệp mà.
    Qua đây muốn hướng dẫn bạn nào hứng thú làm thử một chút khi còn học ĐH đem áp dụng vào thực tế. Những kĩ thuật lắp đặt cũng là cái cần học vì chỉ cần không để ý la kết quả khác ngay. Chính vì vậy mà em muốn tìm bạn nào có hứng thú để cùng nhau trao đổi cách xử lí nước ngầm có arsenic. Như tài liệu mình đã post lên nhung chưa thấy bạn nào trả lời cả.
    Rất mong sự hợp tác của các bạn
  6. leminhphuongbk41_k46

    leminhphuongbk41_k46 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Chào anh> Em đã load tài liệu về nhưng không có cách nào dùng được vì không có font thich hợp. Anh có thể chỉ cho em được không? Hiện tại em cũng đang học ĐHBK ngành Mt. Có nhiều vấn đề các anh nói rất hay. Em học được rất nhiều nhưng để làm được thì cần rất nhiều nữa. Các anh cứ post tài liệu hướng dẫn đi.
    [blue]
    leminhphuong
  7. pollution

    pollution Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0

    EM vào trang web của Acrobat.com để download phần mềm Acrobat 5.0 về để đọc được tài liệu đó nhé.
    Bên này anh chưa có máy scan nên ngại pót bài lên quá. Em đọc phần xử lí nước có chứa asen rồi em thử làm một cái pilot xem sao nhé.
    Mà em đang học K46 MT a? Như vậy em chuẩn bị một đề tài hay hay vào rồi nhờ các anh hướng dẫn cho cũng hay. Anh học K42 nên anh em mình là đồng môn rồi ( cùng là học trò cô Chi cả mà). Em cứ chuẩn bị làm đi rồi lên Trung Tâm quan trắc môi trường của Viện mình ấy rồi nhờ anh Uẩn hướng dẫn cho nhé.
    Nếu có gì thì anh em minh se trao đổi với nhau qua thư nhé.
  8. tetote

    tetote Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2003
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Anh pollution có thể post bài về phần xử lý nuóc thải đó không? Dân môi trường nhưng chưa được học nhiều và cũng muốn thử đọc trước, lắp thử như thế nào. Với nước nhiễm chì thì làm sao để xử lý ,em cũng chưa tìm kỹ nơi thư viện nhưng nếu có, anh chỉ giúp.
  9. pollution

    pollution Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Mình sẽ giới thiệu một mô hình lọc chậm để xử lí nước giếng khoan.
    Nguyên vật liệu bao gồm có:
    - thùng lọc nước có thể bằng tôn với thể tích 1 m khối.
    - 0.2 m khối đá sỏi loại nhỏ.
    - 0,3 m khối cát vàng
    - o.1 m khối than hoạt tính
    - 4 m vuông lưới cước có lỗ là 5x5
    - dường ống các loại để dùng làm giàn phun và ống dẫn nước.
    Quá trình lắp đặt như sau:
    Trên thùng tôn có khoan 3 lỗ có đường kính phi 48 voi khoảng cách đều nhau. các lỗ đó cách dáy thùng khoảng 10 cm. Tại 3 lỗ đó ta sẽ lắp 3 ống có đường kính 4,8 cm để làm ống dẫn nước sau xử lí. Bên trong đó là 3 ống nhựa loại ống lọc nuớc PVC co các khe được chế tạo sẵn. Lắp 3 ống đó song song voi nhau rồi trải lớp sỏi đã đưọc rửa sạch lên nhằm cố định lại.
    Trên lớp sỏi ta cách li với lớp tiếp theo bằng các lưới cưóc có diện tích la 1 m vuông. Trải 2 lần lớp luới đó rồi cho tiếp theo là lớp than hoạt tính. Sau đó lại là lớp cát vàng. Như vậy ta đã xong phần bể xử lí.
    Tiếp theo la ta sẽ lắp giàn tạo mưa. Các ống nhựa PVC phi 12 sẽ được khoan với lỗ khoan khoảng 0.5 cách nhau khoảng 1,5 cm. Khii lắp đặt chú ý là ta lắp theo hình xương cá sao cho hàng lỗ hai bên tạo với hàng lỗ o thanh giữa một góc 45 độ. Vì như vậy thì đường đi của nước sẽ là dài nhất làm cho nước cần xử lí sẽ tiếp xúc với không khí nhiều nhất.
    Đến phần tiếp theo là ta sẽ lắp phần ống dẫn nước ra. Như nhiều người thường lắp là cho nước chảy thẳng ra làm thế sẽ cho ta một bể lọc nhanh không tốt bằng bể lọc chậm vì thời gian xử lí sẽ chậm hơn.
    Có lẽ phần này có hình ảnh thì việc trình bày sẽ ttốt hơn nhưng thành thật xin lỗi vì mình chưa biết vẽ hình bằng cái gì cả. Mình se mô tả chi tiết cho các bạn hình dung vậy.
    Khi lắp ống dẫn nước ra các bạn lắp ống khoảng 10 cm rồi lắp một ống thẳng lên một góc 90 độ với độ cao khoảng 40 cm. sau đó mới lắp ống dẫn nưóc xuống bể chứa. Như thế các bạn đã tạo đưọc một lớp nước trong bể là 40 cm. Đó là phần lọc chậm mà ta tạo ra. Mặc dù như thế ta đã làm giảm thể tích của bể mất 0,4 m khối nhưng sau một thời gian ngẵn thì những oxit sắt sẽ trở thành tác nhân phản ứng rất tốt cho việc khử sắt và mangan có trong nưóc.
    Hơn nữa việc 3 ống lắp đều nhau sẽ làm cho nước chảy từ trên xuống qua lớp vật liệu xử lí tốt hơn khong xảy ra hiện tượng xoáy dòng làm thay đổi các lớp vật liệu
    Tất cả chỉ có vậy. Mong cac bạn góp ý cho mình. Cam on nhiều.
  10. pollution

    pollution Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Với nước nhiễm chì với nồng độ thấp thì vẫn có thể dùng than hoạt tính được. Cái này đã được chứng minh rồi em không lo. Vì than hoạt tính mình dùng trong bể có khẳ năng làm được việc đó theo quá trình hấp phụ

Chia sẻ trang này