1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cách xử lý dị vật chui vào tai

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi tuyetnhungnapa, 06/12/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuyetnhungnapa

    tuyetnhungnapa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2015
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Thủ phạm:
    Dị vật loại này có thể do cơ thể tự tạo ra (nút ráy tai, nút biểu bì ống tai).
    Hoặc do người bệnh chủ động đưa từ ngoài vào như khi ngoáy tai bằng que gòn và đầu gòn bị rơi vào trong tai.
    Đặc biệt đối với các trẻ nhỏ, chúng hồn nhiên nhét vào tai của chúng với đủ mọi thứ trên đời: từ viên giấy nhỏ, mẩu bánh kẹo cho đến hạt đậu, hạt cườm, viên bi nhỏ, thậm chí là tự đổ cát vô tai...
    Xử trí
    Với các dị vật to, nằm lấp ló ra ngoài chúng ta đảm bảo gắp, kéo nhẹ nhàng ra.
    Phần lớn trường hợp, dị vật sâu hơn, không dễ dàng kéo hay gắp ra thì chúng ta không nên cố sức khều móc vì phần nhiều, trong thực tế, là sẽ đẩy dị vật vô sâu thêm (nhất là các dị vật tròn, trơn).
    Hoặc cứ cố khều móc, dị vật di chuyển theo hướng không phù hợp lại gây tổn thương ống tai, tổn thương màng nhĩ (nếu là dị vật cứng, sắc nhọn).
    Đối với trẻ em, chúng sẽ khóc, quẫy đạp nhiều nên khi cứ cố tìm cách khều móc dị vật thì nguy cơ gây tổn thương nặng thêm cho tai là rất cao!
    Có thể xử lý bằng cách bơm nước như đã trình bày ở phần trên (hướng đầu bơm lên trần ống tai để dòng nước sẽ di chuyển và đẩy dị vật ra ngoài).
    Nếu không có kết quả thì tốt nhất là đến gặp bác sĩ Tai Mũi Họng để các bác sĩ lấy dị vật ra càng sớm càng tốt!
    Tóm lại, nếu bản thân hoặc trẻ em trong nhà bị tình trạng có dị vật trong tai dù là dị vật loại nào thì cũng nên ghi nhớ các nguyên tắc:
    Bình tĩnh nhận dạng dị vật - không quá cố gắng hay thô bạo lấy dị vật nếu nạn nhân không hợp tác hoặc dị vật ở vị trí khó.
    Nếu nạn nhân hợp tác tốt thì có thể thử lấy bằng cách thức nhẹ nhàng đã nói ở các phần xử trí nêu trên.
    Và cách xử lý tối ưu cuối cùng vẫn là nên đưa đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để xử lý.
    Nguồn: http://nhathuocnghiahung.com/cac-xu-ly-divat-chui-vao-tai-detail.htm

Chia sẻ trang này