1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

****** Caesar vs Thành Cát Tư Hãn.

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi AcommeAmour, 21/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    ****** Caesar vs Thành Cát Tư Hãn.

    Khi so sánh về kỹ thuật quân sự. Chiến lược .Chiến thuật.....

    Thì đạo quân La mã của ****** Caesar có thắng được Những chiến binh Mông Cổ của Thành cát Tư hãn không .?

    Hay nói cách khác :
    Quân La Mã đánh từ Tây sang Đông, quân Mông Cổ đánh từ Đông sang Tây. Vậy thì ai thực sự sẽ là kẻ thống trị trên chiến trường ?
    Với hai trường phái, hai phong cách quân sự như vậy .Kết quả của sự đối đầu sẽ là thế nào .?
  2. sillydonkey

    sillydonkey Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    910
    Đã được thích:
    0
    Sai về kiểu nói rồi.
    Quân La Mã thiên về đội hình và dàn trận, đánh đc ở những vùng trù phú đồng bằng vừa phải, ít khi dẫn xác đi đến địa hình đồi núi hoặc là vạn dặm bằng phẳng, tác chiến chủ yếu là chiếm nguồn lợi Kinh tế của đối phương. Gọi là đánh kiểu đóng chốt thành phố cũng ko sai lắm
    Còn Mông cổ thì quá gọi là kẻ cướp, địa hình thảo nguyên ko thành quách thì khỏi phải chống. Thiên về cướp phá, đánh xong kéo đi nơi khác hoặc kéo về làm cho địch sợ mà thuần phục. Đây là nói về thời ký Thành Cát Tư Hãn mà nói thôi nhé.
    So sánh khập khiễng quá. Nếu so Vikking với Mông cổ xem ra còn đc!!!!!
  3. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    So sánh hơi khập khiễng nhưng theo tớ nghĩ thì quân Lamã thừa sức luộc quân của Thành Cát tư hãn, quân Mông chỉ toàn ngựa, giáp nhẹ hoặc không có giáp, khó chống lại quân La mã vũ trang đầy đủ, cung tên dài, bộ binh nặng có khiên đỡ, lại đi theo đội hình, quân TCTH chỉ xài kiếm cong thì làm sao mà phá vỡ được đội hình ? Đấy là chưa kể heavy Cavallry giáo dài hàng mét, quân Mông xông vào chỉ có tự sát. Quân Mông cổ theo tớ nhớ sử sách nói thì số lượng đi đánh chiếm không nhiều, quân dự bị ít.
  4. conqueronline

    conqueronline Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    0
    ặ! câng hay, quÂn Mông Cỏằ. mà 'ỏằTt kưch thơ khỏằi 'ỏằĂ, chỏc chỏn là gÂy nhiỏằu thiỏằ?t hỏĂi, nhặng 'ỏằf lỏƠn 'ỏƠt thơ hặĂi khó. TỏƠt nhiên, nỏu 'ặỏằÊc "cỏ**" nhỏằng 'ỏằTi kỏằà binh cỏằĐa "HÊn" thơ ngặỏằi ta sỏẵ không chỏằn lỏằ'i 'Ănh dàn trỏưn mỏãt 'ỏằ'i mỏãt vỏằ>i lưnh cỏằĐa Cesa, mà, sỏẵ lỏằa chỏằn chiỏn thuỏưt bu bĂm, quỏƠy rỏằ'i, tỏưp hỏưu, dặặĂng 'ông kưch tÂy, giỏÊ thua phỏằƠc kưch. Còn nỏằa, vỏằ>i kỏằà binh cặĂ 'ỏằTng lỏạ, có lỏẵ sỏẵ rút tỏằô tỏằô 'ỏằf cÂu 'ỏằTi hơnh La MÊ thành mỏằTt hàng dài rỏằ"i tỏĂt ngang hông, hoỏãc, cặĂ 'ỏằTng tiêu diỏằ?t hỏưu cỏĐn gÂy hoang mang cho 'ỏằ'i phặặĂng. Nói chung là rỏƠt thú vỏằ<.
  5. Minuteman3

    Minuteman3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2009
    Bài viết:
    363
    Đã được thích:
    28
    Nhưng quân của Hãn khi đánh châu Âu cũng sử dụng giáo dài cả mét.
    Nếu đánh nhau thì sau nhỉ, tụi La Mã thích dàn trận ra, khiên giáo sáng ngời, đi theo đội hình bộ binh cả vạn người cùng 1 lúc, Hãn mà muốn chống, thì dùng ngựa chia ra nhiều nhóm nhỏ, xông vào chia ra mà cắn xé, heavy cavalry của La Mã chỉ thuộc dạng "đặc nhiệm", số lượng không nhiều, hơn nữa, bọn Hãn vừa cưỡi ngựa cầm giáo, đeo kiếm, lại có cả tên.
    Nhưng mà La Mã bách chiến bách thắng thì không thể thua dễ dàng như thế, việc đột phá xông vào cắn xé 1 đám thiện chiến cũng không hề dễ dàng. Tuy nhiên, La mã mà muốn thắng thì phải thay đổi chiến thuật, đi đến đâu dời dân chỗ đó đi, tổ chức mai phục, bố trí các chốt đánh chặn nhỏ gọn hiệu quả, nhưn ghồi đó thành phố không nhiều như bây giờ, thế thì phải đào hào, lập các phòng tuyến ở các nơi trống trải, bố trí cối đá hay lao phía sao....
    Em chỉ nghĩa được đến thế, mọi người xem thử có cách nào nữa không.
  6. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Hay...ý kiến của một số bạn cực kỳ hay.
    Tuy nhiên theo tôi nghĩ thì bên chiến thắng sẽ là bên biết sử dụng Hỏa công và Độc công.
    Cần chú ý là quân La mã còn có Cataplut, Balista....các cỗ máy bắn đá, bắn tên cực kỳ hùng hậu...đội hình người ngựa của Mông Cổ lãnh một cục đá nặng nửa tấn vào giữa thì ..ô hô..tai hai....
  7. cafe37

    cafe37 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    4.783
    Đã được thích:
    6
    chưa chắc.
    quân mông cổ có lợi thế là tốc độ và quân cũng tinh nhuệ không kém. và tất nhiên sinh ra sau nên chiến thuật sẽ hơn quân la mã sống trước đấy hàng trăm năm.
    AcommeAmour: máy bắn đá xử lý ra sao khi mà quân mông cổ đánh theo đội hình tản.
    và 1 ý quyết định: với quân số ít hơn quân mông cổ không dại gì dàn quân chọi ngang với quân la mã.
    vậy nếu như:
    quân mông cổ cứ đánh kiểu du kích, tức là đánh nhanh vào các đội hình nhỏ của la mã và rút nhanh, buộc quân la mã phải tổ chức đội hình và đi đánh quân mông tạ các vùng nhỏ hẹp,
  8. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Châu Âu thực dụng hơn!
    Chỉ dùng ngựa thôi thì sẽ bị bắt bài, Kỵ binh có rất nhiều hạn chế!
    Tuy nhiên đội hình Falax phải thật kín mà quân Mông cổ lại phi ngựa bắn tên như thần, họ có thể đánh tỉa dần để phá vỡ đội hình mai rùa của đối phương và xông thẳng vào trung quân chém tướng như chơi!
  9. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Tặng các bác cái link này:
    [topic]868073[/topic]
    Quân Mông Cổ cũng có máy bắn đá và nỏ máy, ngoài ra hơn La Mã là còn cả thần công, tuy nhiên ở cả thời La Mã và Mông Cổ các vũ khí này đều quá to nặng, nạp đạn cực chậm (thậm chí chỉ 2 phát/h), độ chính xác rất kém nên chỉ dùng vào việc công và thủ thành. Quân Mông cũng có kỵ binh nặng trang bị loại giáo dài tới 6m làm mũi nhọn đột phá mở cửa.
    Phía quân La Mã cũng ko chỉ có các khối bộ binh legion mang khiên chữ nhật to tướng chuyên đánh theo đội hình testudo (mai rùa), loại quân này rất nổi tiếng nhờ game và phim Holywood nhưng thực tế chỉ chiếm dưới 1/2 quân số và bị gọi là "những con lừa của Marius" vì trang bị quá nặng (Marius mới là người cải cách quân đội La Mã, Ceasar chỉ thừa hưởng thành quả). Đây cũng là loại quân đóng vai trò chính yếu.
    Tuy ở 2 thời khác nhau nhưng 1 bên dùng kỵ binh, 1 bên dùng bộ binh nặng làm chủ lực thì các bác tự hiểu kết quả chiến cuộc giữa 2 bên như nào. Bọn đi ngựa có 1 lợi thế tuyệt đối so với bọn đi bộ là được quyền chọn lựa có đánh hay ko, chi tiết hơn nữa là nếu đánh thì vào đâu. Sẽ ko có thằng tướng nào ngu đến độ đem kỵ binh húc thẳng vào các khối bộ binh nặng mà sẽ vòng đánh bọc hậu vào các loại quân lìu tìu khác -&gt; quân La Mã vỡ trận. Thực tế các lần đối đầu giữa quân La Mã với các loại quân có nhiều kỵ binh như Hannibal, Parthian, Goth, Huns, nếu quân La Mã ko có 1 số lượng kỵ binh đủ để tung ra chặn sườn thì đều dẫn đến kết quả thảm bại cho phía La Mã. Ít kỵ binh là 1 đặc tính điển hình của các quân đoàn Legion, cỡ 300 kỵ binh cho 1 quân đoàn 5.000 quân, Ceasar là người khắc phục tốt nhất điểm yếu này nhưng cũng thua vài trận vỡ mặt.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  10. dem_den

    dem_den Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Vào thời điểm Ceasar , Roman ko dùng chiến thuật Falax nữa mà đang ở thời kỉ đỉnh cao của chiến thuật đội hình 3 tuyến với các chiến thuật tác chiến khá linh hoạt trong cả phòng thủ lẫn trong tấn công. Tuy nhiên có 1 chi tiết khá thú vị về lịch sử quân sự Roma là kị binh của họ chỉ ở mức trung bình hoặc có thể nói là rất yếu.Trong các chiến dịch thất bại nổi tiếng nhất của Roma lại toàn do các đội quân có đội Kị binh mạnh gây nên như trận Cane hơn 60000 lính chết chỉ vì đội Kị binh Roman quá bất lực để cho kị binh nặng của Hanibal vu đánh bại rồi vòng ra sau bao vây tiêu diệt gần hết, một ví dụ sinh động khác là trận Carrhae khi chỉ có khoảng 10000 kị binh Ba Tư mà đánh cho khoảng 45000 quân Roman đại bại thiệt hại hơn khoảng 35000 lính. Nên nếu chỉ nhìn về lịch sử chiến đấu thì có thể kết luận tương đối là quân Roman mà đụng với quân Mông Cổ lúc xâm lược châu Âu thì thua chắc chắn.

Chia sẻ trang này