1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

****** Caesar vs Thành Cát Tư Hãn.

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi AcommeAmour, 21/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dem_den

    dem_den Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Uầy, trình độ quân sự của châu Âu thời Thành Cát tư hãn tồi tệ hơn thời đế chế La Mã nhiều lắm bạn ơi. Quân đội La Mã thời kỳ đế chế thì mạnh mẽ bởi các legion bộ binh cực kỳ cơ động và chuyên nghiệp. Hầu hết các sách ở phương tây nói về đội hình này thường cho nó là sự phát triển của đội hình phalax của Hy lạp nhưng để thích ứng với kẻ thù chính của La Mã thời cộng hoà là Gaul cũng như địa hình bắc Ý. Nhưng thời kỳ sau của La Mã, họ lại chuyển sang dùng đội hình tương tự kiểu Phalax với vũ khí hỗ tạp cùng với nhiều yếu tố học tập từ các đội quân họ chinh phục được. Sau sự sụp đổ của Tây La Mã, phần châu Âu rơi vào thời kỳ suy sụp của các đội quân, nghệ thuật chiến tranh từng giúp làm nên thế giới La Mã bị huỷ diệt không còn dấu vết thay vào đó là các kiểu chiến tranh theo kiểu hiệp sĩ thời trung cổ và sự yếu kém của các đội quân nông dân không được huấn luyện. Còn nếu chiến tranh thực sự diễn ra giữa hai bên thì mình thiên về Rome sẽ thắng hơn mặc dù họ cực kỳ kỵ khi đối đầu với các đạo quân có kỵ binh mạnh như Carthage, Ba Tư, hay Hun, nhưng kết cuộc chiến tranh họ luôn chiến thắng bởi kết cấu của xã hội cho phép động viên sức người sức của cho các cuộc chiến tranh một cách cự kỳ dẻo dai. Thực ra chủ đề này mấy năm trước cũng bàn rồi. Chỉ là sau đó chìm xuồng nhanh quá thôi. Coi bộ mọi người thích tìm hiểu chiến tranh hiện đại hơn trung cổ. Trận Liegnizt thực ra nhà em cũng là nhà em dịch mấy năm trước chứ ai, định làm seri dài dài nhưng mỗi tội phải kiếm cơm nên chả có thời gian dịch. Ai thích, nhà em có mấy quyển về Rome sẵn sằng chia sẻ luôn, từ thời vương quốc Rome tới thời đế chế luôn.
  2. engelsism

    engelsism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    CÓ cần đấu nhau thái quá như thế không nhỉ.Mình nghĩ bạn Ông Hoàng Bảy cũng chỉ muốn cung cấp kién thức cho khách quan thôi.Mình cũng đang dịch một tài liệu quân sự trực tiếp từ Livy-1 học giả La Mã.Hy vọng sẽ có lúc góp vui cùng các bạn.
  3. loveMJ

    loveMJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2010
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    1
    các bác bàn về kỹ thuật quân sự của Môngcổ e cũng xin góp vui lạc đề một tý,ngoài lính đánh trận thì nhiều nước còn dùng cả động vật để hỗ trợ tấn công,nước mình thì luyện voi xung trận,Tàu thì có ''''hoả ngưu''''...riêng Thành Cát Tư Hãn thì sở hữu một quân đoàn mãnh khuyển có một ko hai,đó là 30nghìn Ngao Tạng tuyển khắp cao nguyên Thanh Tạng,giống chó tinh khôn,to khoẻ và hung hãn bậc nhất,gấu ngựa,linh miêu hay báo gấm đều ko phải là đối thủ,một cú vồ cắn có thể hạ ngay một con ngựa trưởng thành.góp rất nhiều công lao trong các chiến thắng của Mông cổ,ĐạiHãn còn suy tôn nó là ''''thần khuyển'''',''''mãnh khuyển kim cương''''.các giống chó to lớn ở châu Âu vá Á hiện nay phần lớn là hậu duệ của loài ngao Tạng này đấy.Ngoài ra,chiến thuật trận mạc của người Mông cổ học từ sói thảo nguyên rất nhiều,tính kỷ luật,bền bỉ,biết dựa vào các điều kiện địa hình,thời tiết,nắm rõ điểm mạnh yếu của địch thủ,tự tạo cơ hội cho mình,lấy yếu địch mạnh,lấy ít vây nhiều,ra quân là thắng.người Mông cổ tự nhận mình là học trò của sói thảo nguyên,người Hán tuy đông nhưng lại bị họ coi là cừu,chả thế mà Đa nhĩ cổn với vài vạn quân san phẳng trung nguyên dựng lên Thanh triều..trở lại vấn đề chính,nếu quân đội Mông cổ thiện chiến,cơ động thì quân La mã đc tổ chức đội hình vững chãi,có trợ giúp của máy móc kỹ thuật,quan điểm của em thì La mã trội hơn,sẽ phân tích kỹ ở bài sau.
  4. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.762
    Đã được thích:
    1.525
    Năm 1242 may mà Oa Khoát Đài chết đấy nhỉ. Nếu ko quân Mông Cổ vượt qua sông Danube thì Tây Âu tiêu tùng rồi. Cái nước Thụy Sĩ tự hào là núi non hiểm trở, chưa ai dám đụng đến, ko biết có chống được MC ko.

    Tốc Bất Đài quả là tướng tài, 2 lần đánh châu Âu đều đại thắng. Hắn thực hiện di chí của TCTH là phải đánh đến Đại Tây Dương. Chẳng may đúng lúc Oa Khoát Đài chết, cả hội phải quay về Mông Cổ. Sau này Tốc Bất Đài ở lại Mông Cổ, Bạt Đô ko còn nguyên soái giỏi để đánh châu Âu nữa, nhờ thế mà Tây Âu mới thoát khỏi hoạ diệt vong
  5. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    [​IMG]
    ảnh chiến binh binh đoàn La mã hành quân qua Rome cùng cờ hiệu của chiến đoàn


    Lạm bàn một chút về chiến thuật của người La mã

    Trang bị và đào tạo của một chiến binh chiến đoàn La Mã

    Theo thời gian hệ thống trang bị quân sự và vai trò của nó cũng thay đổi, nhưng trong suốt quá trình lịch sử tồn tại trong lịch sử của quân đội La Mã, nó luôn luôn vẫn là một cỗ máy chiến tranh xử lý kỷ luật và chuyên nghiệp. Các chiến binh được (thường được tuyển dụng ban đầu là từ các trại chủ - người La Mã tự do, về sau là lính chuyên nghiệp) đào tạo một cách đa dạng trong mọi đội quân, từ ban đầu muster, vũ khí và vũ khí khoan, đội hình diễu hành và các bài tập chiến thuật. Chế độ đào tạo điển hình bao gồm thể dục và bơi lội, để tạo nên một nền tàng sức mạnh thể chất và thể hình, chiến đấu với armatura (với các vũ khí bằng gỗ) để tìm hiểu và làm chủ các kỹ năng chiến đấu và hành quân đường dài với đầy đủ đồ đánh trận và các thiết bị khác để tạo khả năng chịu đựng và để quen với sự gian khổ của các chiến dịch.




    [​IMG]
    Ảnh (đóng lại) binh sỹ chiến đoàn La Mã với đầy đủ áo giáp, lá chắn hình chữ nhật cong (scutums), và lao (pilum)


    <FONT class=imageattach onload=[/IMG]


    [​IMG]
    Lại một ảnh nữa (đóng lại) về binh sỹ chiến đoàn La Mã với đầy đủ áo giáp, lá chắn hình chữ nhật cong (scutums), và lao (pilum)



    [​IMG]
    Ảnh một thập trưởng của chiến đoàn La Mã, anh này tay cầm mũ sắt có chào mào, và chỉ trang bị đoản kiếm - khác với lính trơn




    [​IMG]

    Ảnh một bộ áo giáp của binh sỹ chiến đoàn La Mã được tái tạo hiện đại




    [​IMG]
    Ảnh một chiếc mũ sắt của một thập trưởng La Mã





    [​IMG]
    Ảnh chụp từ đằng trước chiếc lá chắn của binh sỹ chiến đoàn La Mã



    [​IMG]
    Ảnh chụp các thanh đoản kiếm hai lưỡi của các binh sỹ chiến đoàn La Mã



    [​IMG]
    Ảnh chụp áo giáp của các sỹ quan La Mã





    [​IMG]
    Ảnh mũ sắt của sỹ quan La Mã




    [​IMG]
    Ảnh vẽ một sỹ quan La mã (không rõ tên) với đầy đủ trang bị


    Việc đào tạo bao gồm các bài tập đâm chém với một thanh đoản kiếm bằng gỗ ( gladius ) vào một chiếc quintain ( người gỗ ) trong khi phải mặc đầy đủ áo giáp và giao đấu với nhau. Lính Lê dương chiến đoàn thường được được đào tạo đào tạo kỹ năng đánh kiếm với các kiếm thủ của họ, vì họ có thể bảo vệ mình ở phía sau một tấm lá chắn lớn của họ (scutums) Trong khi đâm kẻ thù. Người La Mã cũng đã nhận thức được rằng một vết thương chỉ rộng 3 cm hoặc 4 cm cũng có thể gây tử vong, do đó họ nhấn mạnh đến tốc độ và kỹ thuật đâm các bộ phận quan trọng của cơ thể hoặc giữa những khoảng trống trong áo giáp (người La mã không dùng đòn chém mà thường chỉ dùng đòn đâm sau khi họ dấu mình trong chiếc lá chắn, đòn đâm vừa đỡ mất sức mà không để hở sườn cho đối phương phản công, điểm ưa thích mà các chiến binh La Mã thường thọc vào chính là chỗ thắt lưng của đối phương). miêu tả nghệ thuật chiến đấu thời đó của các binh sĩ La Mã chiến đấu được khắc trên Trajans Column tại Rome, miêu tả là họ đứng bằng chân trái của mình giương lá chắn về phía trước với chân phải của họ quay ra phía ngoài khoảng chín mươi độ. Một số tin rằng đây chỉ là một thế đứng chiến đấu giống như của trò chơi boxing và chiếc lá chắn ở bên trái được sử dụng để thọc và quấy rối đối phương trong khi thanh kiếm ở bên phải được sử dụng để tạo ra những đòn cuối cùng. Theo một số khả năng thì dường như là phương pháp tấn công cũng tương tự như nghệ thuật chiến đấu của châu Âu thời Trung cổ sau này khi họ sử dụng một bãi đấu tương tự cho các chiến binh được bọc thép. Các bài đào tạo dạy lính chiến đoàn phải tuân theo mệnh lệnh và những tình huống chiến đấu giả định.


    [​IMG]
    Ảnh (đóng lại) binh sỹ chiến đoàn La Mã tập hợp thành những bức tường sắt


    Một binh sỹ chiến đoàn thường phải mang 27 kg ( £ 60 ) gồm thiết giáp và vũ khí trang bị, chúng bao gồm áo giáp, môt thanh đoản kiếm, lá chắn hình chữ nhật được uấn cong, hai chiếc lao (pilum) và một khẩu phần thức ăn cho 15 ngày. Đổng thời họ cũng còn phải mang theo các công cụ để đào bới, xây dựng các công sự - Castra, củng cố nơi đóng trại của chiến đoàn.

    Khi kết thúc quá trình đào tạo người lính chiến đoàn phải thề trung thành với SPQR (Senatus Populusque Romanus – Viện nguyên lão và Công dân của Roman) sau này là với Hoàng đế. sau đó người lính được cấp một giấy tốt nghiệp - Diploma và gửi vào các chiến đoàn để chiến đấu cho vinh quang và danh dự của ffice:smarttags" />Rome cũng như cho cuộc sống của mình.



    Chỉ huy , kiểm soát và cấu trúc




    Một khi các người lính đã kết thúc khóa đào tạo, anh ta thường được gửi đến một chiến đoàn, khối lượng cơ bản của lực lượng chiến đấu. Một chiến đoàn (Legion) thường được chia thành mười đơn vị nhỏ được gọi là cohort, một cohort gần tương đương với một tiểu đoàn bộ binh hiện đại. Các cohort được tiếp tục chia thành ba maniple (bán tiểu đoàn), mỗi maniple lại lần lượt được chia thành hai century (bách đội), mỗi centry có khoảng 60->100 chiến binh. Tổng biên chế đầy đủ của một chiến đoàn đứng ở mức khoảng 60 bách đội hoặc 6.000 lính. Cohort đầu tiên trong chiến đoàn thường là một tiểu đoàn mạnh nhất, với số lượng binh sỹ tối đa và là những người có kinh nghiệm chiến đấu cũng như kỹ năng cao nhất Một số chiến đoàn nhóm lại với nhau tạo thành một lực lượng dã chiến đặc biệt được gọi là quân đoàn "Army".


    Chỉ huy tối cao của hoặc là chiến đoàn hoặc quân đoàn thường là các chức danh consul hoặc proconsul hoặc praetor. Hoặc trong trường hợp khẩn cấp trong thời Cộng hòa La Mã thì đó phải là một chức danh dictator. Một chức danh praetor hoặc một propraetor chỉ có thể chỉ huy một chiến đoàn duy nhất chứ không phải là một quân đoàn – vốn được hợp thành từ hai chiến đoàn cộng với các lực lượng đồng minh. Trong giai đoạn đầu của thời Cộng hòa đã tồn tại một thể chế là một đội đoàn phải có lệnh chỉ huy kép của các consul khác nhau ở các văn phòng vào những ngày khác nhau. Vào những thế kỷ sau đó thể chế này bị loại bỏ để tập hợp vào cho một chỉ huy quân đội để quản lý chung. Chức danh legati là những sỹ quan có nhiệm vụ tham mưu, phụ tá trợ giúp cho viên chỉ huy tối cao. Chức danh Tribune được dành cho những quý tộc trẻ tuổi, những người thường xuyên giám sát các nhiệm vụ hành chính cũng như xây dựng trại. Chức danh Centurion – bách trưởng ( gần tương đương với cấp bậc hạ sĩ quan hay sĩ quan cấp thấp, nhưng làm việc như cấp đại úy ngày này trong môi trường dã chiến ) điều hành các cohort, maniple và century (tiểu đoàn, bán tiểu đoàn và bách đội). Một sự phân loại của nhóm các chuyên viên như kỹ sư và artificer đôi khi cũng được sử dụng cho những người gián tiếp phục vụ chiến đấu.

    Triển khai chiến đấu

    Những cơ động trước khi chiến đấu đòi hỏi các chỉ huy phải có một cảm giác về các cuộc đụng độ sắp xảy ra , nhưng kết quả cuối cùng có thể là không thể đoán trước kể cả sau khi chiến sự bắt đầu. Lực lượng khinh binh bắt đầu ra tay, đôi bên cùng tung ra các lực lượng chính để xung đột với nhau. Những vấn đề về chính trị, sự cạn kiệt nguồn cung cấp, hoặc thậm chí sự tranh giành giữa các chỉ huy để chiếm lấy vinh quang cũng có thể châm ngòi cho một thất bại, giống như tại Trận sông Trebia.


    Thiết lập một đội hình ba tuyến


    Một khi các bộ máy đã chuyển động thì tất nhiên bộ binh La Mã thường được triển khai như là lực lượng chính để đối mặt với kẻ thù. Trong quá trình triển khai trong thời Cộng hòa La Mã, các maniple thường được sắp xếp theo đội hình triplex acies (triple battle order – thứ tự trận đánh ba tuyến) : có nghĩa là chia thành ba tuyến với tuyến hastati là tuyến đầu tiên (ở gần kẻ thù nhất ), tuyến principe là tuyến thứ hai, và các cựu binh thì ở tuyến triarii là tuyến thứ ba và là lớp hàng rào binh lính cuối cùng, nhưng đôi khi thậm chí tuyến này lại trở thành như là một dự trữ chiến lược. Khi có nguy cơ thất bại sắp xảy ra, những tuyến đầu tiên và thứ hai - Hastati và Principe, thường bỏ chạy ngược trở lại vào tuyến Triarii và sau đó được tổ chức lại để cho phép hoặc là tiến hành một cuộc phản công, truy kích, hoặc rút lui trong trật tự. Bởi vì chạy ngược trở lại tuyến Triarii được coi là một hành động tuyệt vọng, và câu nói " falling on the Triarii - ad triarios rediisse" trở thành một thành ngữ của người La Mã để chỉ một tình huống tuyệt vọng.

    Trong hệ thống triển khai ba tuyến - triplex acies system, các nhà sử học La Mã đã viết rằng các maniple – bán tiểu đoàn đã tạo lập một đội hình đã được kiểm tra kỹ lượng được gọi là quincunx khi triển khai chiến đấu nhưng chưa bắt đầu trận đánh. Trong tuyến đầu tiên, các hastati tạo ra những khoảng trống bằng chính kích thước diện tích của các bán tiểu đoàn - maniple của họ. Tuyến thứ hai gồm các Principes đi theo sau cũng được sắp xếp một cách tương tự, họ đứng so le vào phía sau những khoảng trống bên trái của tuyến đầu tiên. Tuyến thứ ba cũng làm như vậy, đứng đằng sau những khoảng trống của tuyến thứ hai. Các đơn vị khinh binh (như quân ném đá, phóng lao …) được triển khai ở phía trước của tuyến đầu tiên trong một dòng đội hình liên tục.

    Các cơ động của La Mã là rất phức tạp, hàng ngàn chiến binh đầy bụi xoay xung quanh các vị trí, và các sĩ quan liên tục la hét khi họ cố gắng để duy trì trật tự. Vài ngàn người lính phải thay đổi vị trí từ cột thành dòng, với mỗi đơn vị phải đóng ở vị trí mà nó được chỉ định, cùng với các đội kinh binh và kỵ binh. Các trại binh có hệ thống đồn lũy được thiết lập và tổ chức để tạo điều kiện triển khai. Việc này có thể lấy mất đi một khoảng thời gian, nhưng khi công việc hoàn thành một quân đoàn được hợp nhất bởi các chiến đoàn sẽ đại diện cho một lực lượng có đội hình chiến đấu, thường bố trí thành ba tuyến với một mặt trận dài khoảng một dặm ( 1,6 km).

    Một đội hình ba tuyến nói chung được triển khai và duy trì qua nhiều thế kỷ, mặc dù cải cách của Marius đã loại bỏ hầu hết các đơn vị dựa vào tuổi tác và giai cấp, vũ khí được chuẩn hóa và tổ chức lại các chiến đoàn thành các đơn vị có sức cơ động lớn hơn như cohort. Kích thước tổng thể của chiến đoàn và thời gian phục vụ của người lính cũng tăng trên cơ sở lâu dài hơn.

    Vận động


    [​IMG]
    Sơ đồ bố trí đội hình ba tuyến của người La Mã, tuyến một là tuyến hastati maniple, tuyến hai là tuyến principle maniple, tuyến ba là tuyến triarii maniple, trên cả ba tuyến này là những lực lượng khinh binh velite skirmisher. giữa các maniple (bán tiểu đoàn) là các khoảng trống bằng đúng diện tích của các bán tiểu đoàn này


    Như khi quân đoàn tiếp cận với đối phương của mình, các khinh binh ở phía trước họ sẽ phóng các ngọn lao vào đối phương và sau đó rút lui thông qua các khoảng trống trong tuyến đầu. Đây là một đổi mới quan trọng vì trong quân đội khác của thời kỳ này các khinh binh sẽ phải hoặc là rút lui qua các kẽ hở của các hàng quân của mình – điều này có thể gây nhiễu loạn đội hình, hoặc những người này phải bỏ chạy về phía các bên sườn của chính đơn vị mình. Sau khi lực lượng khinh binh rút lui qua các hastati , các bách đội phía sau sẽ tiến về bên trái và sau đó họ tạo ra một tuyến vững chắc. Các tuyến thứ hai và thứ ba cũng triển khai theo cùng một cách như vậy hoặc chuyển sang một bên để khoảng cách giữa các tuyến thứ nhất và thứ hai thu hẹp lại để giúp bảo vệ sườn của quân đoàn.


    [​IMG]
    Sơ đồ cho thấy sự vận động của quân La Mã khi mới bắt đầu giao chiến với đối phương, lúc này các toán khinh binh bắt đầu ném các ngọn lao vào quân địch rồi rút lui qua các khoảng trống ở giữa các bán tiểu đoàn, còn các bán tiểu đoàn ở tuyến đầu thì hành quân thay thế vào các vị trí của các đơn vị khinh binh rồi tấn công...



    Tại thời điểm này, các chiến đoàn sau đó tạo ra một tuyến vững trãi trước đối phương và quân đoàn sẽ ở trong đội hình chuẩn mà nó sẽ tham gia trận chiến. Khi quân địch tiến vào gần hơn nữa, tuyến hastati sẽ tấn công. Nếu họ bị thua trong trận chiến, các bách đội trở lại vị trí của nó tạo ra khoảng cách một lần nữa. Sau đó, maniple – bán tiểu đoàn sẽ rút lui trở lại thông qua những khoảng trống trong tuyến Principe, những người tiếp tục làm đúng quy trình để tạo thành một tuyến chiến đấu mới và tấn công. Nếu Principes không thể phá vỡ được kẻ thù, họ sẽ rút lui về phía sau của tuyến triarii và quân đội sẽ để lại toàn bộ chiến trường trong trạng thái tốt . Theo một số nhà sử học thì tuyến triarii hình thành một dòng liên tục khi họ triển khai (vì không còn có thể rút lui được nữa) và các chuyển động về phía trước của họ cho đã cho phép họ phân tán, đơn vị discomfited để nghỉ ngơi và chấn chỉnh đội ngũ để sau đó tái tham gia trận chiến.

    Hệ thống manipular cho phép quân La Mã có thể tấn công tất cả các loại kẻ thù ngay cả ở trong địa hình gồ ghề, bởi vì các quân đoàn La Mã có cả sự linh hoạt và dẻo dai theo việc triển khai các tuyến của mình. Tuy nhiên việc thiếu đi một quân đoàn kỵ binh mạnh mẽ là một lỗ hổng lớn của các lực lượng La Mã.

    Trong quân đội của Đế chế La Mã sau này (không phải là quân đội của Nhà nước Cộng hòa La Mã) việc triển khai chung là rất giống nhau, với việc các đội quân triển khai trong đội hình quincunx. Trong một đoạn có nói về việc định vị các các bách đội ở phần trước, vị trí của cựu binh thường là ở tuyến triarii phía sau, các maniple – bán tiểu đoàn ít kinh nghiệm - thường là 2, 3, 4 , 6, và 8 – đứng ở phía trước, các maniple có kinh nghiệm chiến đấu cao như 1 , 5 , 7 , 9 , và 10 – thường được đặt ở phía sau.




    Biến thiên của đội hình được triển khai



    Trên đây chỉ là lý thuyết tiêu chuẩn, trong thực tế việc triển khai đội hình cũng thường có những thay đổi ví dụ, ở Zama, Scipio triển khai toàn bộ quân đoàn của mình theo một tuyến để bao vây quân đội của Hannibal cũng giống như Hannibal đã hiện tại Cannae. Một bản tóm tắt ngắn gọn các biến thiên của đội hình ba tuyến đã được sử dụng được phác họa dưới đây:


    [​IMG]
    Sơ đồ cho thấy các biến thiên của đội hình ba tuyến của người La Mã



    Theo quấn "History of War " thì nhà sử học quân sự Geoffrey Parker có viết rằng " Tuy vậy có hai loại chiến trường có thể khiến các chiến đoàn La Mã lâm nguy. Thứ nhất là, nếu các chiến đoàn bị chặn đánh trong một vùng đất chật hẹp, các cánh sườn bị kẹp cứng bởi quân thù - như đã xảy ra tại trận chiến Cane - thì trong những thung lũng hoặc hẻm núi như thế, các maniple chẳng thể di động một cách độc lập mà trái lại còn có khuynh hướng co cụm. Như thế binh lính của các chiến đoàn La Mã không còn có khoảng không gian đủ rộng để sử dụng lợi thế thanh đoản kiếm. Thay vào đó họ bị đẩy về phía những hàng quân đang chờ sẵn với những ngọn giáo dài trong tay.

    Loại chiến trường thứ hai cũng nguy hiểm không kém là: những cánh đồng không có cây cối trải dài. Vì không thực sự có kỵ binh nặng và kỵ binh nhẹ nên các chiến đoàn La Mã có thể dễ dàng bị nuốt chửng bởi những vùng đất rộng lớn, bị liên tục đánh phá bởi các toán du mục và các chiến binh sử dụng cung tên bởi các maniple - bán tiểu đoàn La Mã không thể đuổi kịp để bắt chúng hoặc triệt hạ chúng." nếu đúng là như vậy thì giả dụ có những trận chiến xảy ra giữa các chiến đoàn La Mã và kỵ binh của Thành cát tư Hãn thì người La Mã không bao giờ có của thắng cả.

  6. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.762
    Đã được thích:
    1.525
    MC còn thống nhất luôn cả Nga nữa ấy chứ. Có thể coi các cuộc viễn chinh của MC thế kỷ 13 là cuộc chiến tranh thế giới thời trung đại
  7. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7

    Uẩy thế thì phải trách Khang hy hoặc Càn long ... của Mãn Châu đã làm cho BC bự như ngày nay chứ sao trách được Thành cát tư Hãn
  8. formidable

    formidable Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2010
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Vậy nếu không có Mông Cổ thì nhà Trần và nhà Kim chắc cũng tận diệt nhà Tống luôn nhỉ!
    Mà lúc đó nhà Trần cống nộp cho nhà Tống hay nhà Kim vậy?:-??
  9. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.762
    Đã được thích:
    1.525
    Ko có Mông Cổ thì TQ sẽ chia 5 xẻ 7, sống lay lắt, ko biết đến bao giờ mới thống nhất được. Nhưng nhờ có Mông Cổ mà Trần Hưng Đạo mới được ghi danh vào 1 trong 10 danh tướng của thế giới
  10. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Các bác có biết thời Trung cổ người châu  chống lại kỵ binh như thế nào không?

    1. Bằng các cung thủ trường cung đứng bắn với một mật độ dày đặc, thậm chí đến gần một vạn cung thủ như người Anh và thường phía trước họ có rào chắn bằng cọc nhọn. Mời các bác xem một đoạn phim về trận chiến Gestilren tròn nội chiến Thụy Điển để minh họa nha ( em ko up được phim chỉ đưa link lên thôi)
    http://www.youtube.com/watch?v=61exeRGy2Ac&feature=related

    2. Hoặc bằng thế trận xe chiến (war wagon) như của Danh tướng Zan Zizka của người Hus ở Bohem để chống lại giáp kỵ của Đế chế La mã thánh thần
    http://www.youtube.com/watch?v=7zapSxda7HY
    http://www.youtube.com/watch?v=RpaeyIbk8N8&feature=related

    3. Hoặc những đội giáo binh dày đặc của người Scotland trong hai trận chiến Stirling Brigde và Bannockburn để chống lại thiết kỵ Anh trong cuộc chiến giành độc lập Scotland
    http://www.youtube.com/watch?v=E144GzbRd_g&NR=1


    Nhưng bảo dùng những chiến thuật này để chống lại hàng vạn kỵ binh Mông cổ một lúc có lẽ là vẫn không được

Chia sẻ trang này