1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

****** Caesar vs Thành Cát Tư Hãn.

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi AcommeAmour, 21/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bunny121

    bunny121 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2008
    Bài viết:
    2.609
    Đã được thích:
    1.014
    thực ra đã có những trận chiến như vậy rồi giữa quân La Mã và Huns (dù Huns chưa chắc là dân Mông cổ nhg lối sống du mục khác gì mông cổ,n` điều nữa cũng rất giống,có nhiều nghi ngờ rằng đó chính là 1 trong những thuỷ tổ của ng` Mông) và kết quả là nhờ vàng bạc và cái mồm giáo hoàng,Atila đã tha cho La Mã
  2. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    So sánh chỉ là tưởng tượng nên nói sao cũng được. Tuy nhiên sự thật lịch sử thì chỉ thấy diòng giống Hungno tấn công được sang châu âu với lối đánh muôn thủa, chứ chưa thấy ngưới Âu nói chung sang được châu Á bằng lối đánh truyền thống của họ. Còn sau này khi chinh phục thuộc địa thì dùng kinh tế kỹ thuật nhiều hơn, nên khong tính đến trong phạm vi nghệ thuật quân sự.
  3. sillydonkey

    sillydonkey Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    910
    Đã được thích:
    0
    Có bác nào nhớ trận là Legion dàn trận tam giác khổng lồ không, tìm lại hộ em là trận nào với???? Em có nhớ là có 1 trận thế. Bên kia dùng ki binh đột kích và công kích rất chuẩn khiến cho ki binh của Roman chạy vòng vòng.
    Thế là nó dàn Legion ra thành hình tam giác không lồ xoay quanh quả đồi rồi cho kị binh nhử bên kia chọc thủng 1 cạnh của tam giác bằng kị binh hạng nặng. Rồi tam giác quay về hạ đám xông đầu, bẻ gẫy đc lực lượng chính thôi, tức là ko thua và triệt tiêu đc lợi thế của đối phương.....
    CÒn tiếp thế nào thì em quên mất rồi , bác nào biết tìm cho em với
  4. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    Em nhớ đã đọc đâu đấy
    Về chiến thuật Xê Ra, ông ấy huy động đoàn nữ binh trang bị cực gọn và rất thoải mái dàn ngang ra trước trận. Khi ra trận nữ binh tiến từ từ rồi thoái lưu, vứt đồ chạy, tất nhiên để bị truy đuổi theo, khổ, các chú đuổi theo hăng...Nghe nói là chiến thuật Gái dụ.
    Về chiến thuật Ghen Khan, ông ấy huy động đoàn nam binh cũng trang bị cực nhẹ và rất linh hoạt ra trước trận, ra lệnh chỉ được tiến, lên đến cùng...Nghe nói là chiến thuật Trai hăng.
    Nghe đâu trận đấy huề.
  5. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Tại sao kô so sánh quân Roman với quân Tần nhỉ?
    Quân Tần rất giỏi húc đầu vào tường thành cao chục mét, còn quân La Mã có khác gì cái thành di động đâu!
    Trong phim Spactacus, đám Legionaries phải leo lên đồi tỏ ra yếu hơn hẳn khi đánh ở đồng bằng và nhanh chóng vỡ đội hình, Nếu dùng ngựa đánh từ trên cao xuống thì ăn được lớp đầu, nhưng làm mồi cho bọn đi sau!
  6. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Chuyện cá tháng Tư có phải không? Làm gì có chuyện Quân đội La Mã đối đầu với quân Thành Cát Tư Hãn trực tiếp được?
    Hai thời kỳ cách nhau quá xa! So sách về tư tưởng quân sự thời kỳ chiếm hữu nô lệ với thời kỳ phong kiến là khập khiễng, cũng như so sánh quân Mông Cổ với quân của Napoleon vậy.
    Các bác cũng nói hết rồi, em cũng chỉ thêm một chi tiết là nếu phang nhau trên địa hình thảo nguyên thì ngoại trừ bộ binh được trang bị súng trường rãnh xoắn, còn thì trang bị cách mấy cũng không thể đấu lại vì kỵ binh nhẹ của Mông Cổ cơ động hơn hẳn. Còn trên địa hình kiểu nhà ta, thì thách thánh họ cả kỵ Mông như như Legion của Xeda đủ sức mà dàn quân.
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    Các bác nhận xét như thế thì có lẽ chưa hiểu nhiều về chiến thuật kỵ binh Mông Cổ. Theo quan điểm cá nhân em thì quân La Mã gặp quân Mông Cổ thì La Mã cầm chắc thất bại. Ly do:
    Ai đã từng đọc cuốn sách 3 lần đánh thắng Nguyên - Mông hay Lịch sử bách khoa Toàn thư VN đề sẽ biết rõ cách hành binh và chiến thuật của kỵ binh Mông Cổ , nó không đơn giản như các bác nghĩ. Chiến thuật rất thông minh và linh hoạt. Đáng tiếc em không mang sách ở đây để typing nguyên văn nhưng trên net cũng có 1 đoạn tương tự để các bác hình dung vì sao quân Mông Cổ đánh châu Âu tan tác dù quân Âu châu có trang bị tương đối giống La Mã.
    Quân của họ chủ yếu là kỵ binh. Họ trang bị đầy đủ nhưng nhẹ nhàng nên dễ xoay trở. Đầu họ đội mũ sắt. Thân mặc áo giáp bằng da ngựa ngâm nước tiểu ngựa thành ra rất cứng, tên bắn không thủng, dao chém không rách, nhẹ hơn giáp sắt và giáp lưới sắt của châu Âu. Tay trái cầm mộc nhỏ. Tay phải cầm giáo để đâm hoặc kích để vừa đâm vừa móc. Hông đeo cung đựng trong một cái túi. Lưng đeo một hai bị tên. Chân đi ủng có ghép những mảnh sắt.
    Họ có tài phi ngựa. Ngựa Mông Cổ tuy nhỏ nhưng rất khoẻ, nhanh và dai sức. Yên ngựa có gắn thêm hai bàn đạp (étriers) tròn như cái đĩa mà thời ấy chưa có dân tộc nào khác biết sử dụng. Ngồi trên mình ngựa mà hai chân đặt lên hai bàn đạp thì thế ngồi rất vững vàng, tạo ra sự nhanh nhẹn và sức mạnh khi giao chiến.
    Họ bắn tên bằng cung rất tài, cả nam lẫn nữ. Họ vừa phi ngựa, vừa giương cung bắn tên về phía trước hoặc ngoái lại bắn về phía sau rất trúng, rất nhanh, có thể bắn sáu mũi trong một phút. Tên có mấy loại, đều có mũi bằng sắt. Có loại mũi nhọn như cái dùi, có loại mũi bẹt sắc như dao, có loại mũi tù được đục hai ba lỗ thủng nên khi phóng ra thì gây tiếng hú rợn người để uy hiếp tinh thần quân địch. Cung làm bằng gỗ gắn thêm những mảnh xương súc vật. Giây cung làm bằng gân bò, gân ngựa.
    Quân chia ra thành đội, mỗi đội 10 người. Mười đội là một đoàn 100 người. Đại đơn vị là sư, có 10.000 người. Lúc lập các đơn vị, người các bộ lạc trộn lẫn với nhau để tránh sự thông đồng tạo ra phản loạn hoặc bất tuân thượng lệnh. Kỷ luật quân đội là kỷ luật thép, cưỡng lệnh cấp trên là xử tử liền tại chỗ.
    Chiến sĩ Mông Cổ bản tính hiếu chiến và rất ác, không biết động lòng thương xót là gì. Họ tàn sát hầu hết kẻ bại trận, không mấy khi tha mạng, chỉ trừ những thợ khéo bắt về để xây những kiến trúc hoặc bắt nô lệ. Phụ nữ bên bại trận thì bắt đi làm bia đỡ đạn. Tiếng hung bạo đã được loan truyền sang tận châu Âu đến nỗi người Âu đã phải thốt ra: ?oCỏ không mọc được dưới vó ngựa Hung Nô?.
    Khi chuyển quân, phụ nữ lùa gia súc đi cùng, hai bên có quân lính đi bảo vệ. Đoàn gia súc cũng là lương thực thực phẩm: sữa tươi và máu tươi để uống, thịt để ăn. Khi kết liễu một trận đánh, phụ nữ đi thu dọn chiến trường, thu chiến lợi phẩm, giết những thương binh địch.
    Họ chỉ có hai chiến thuật đơn giản nhưng hiệu nghiệm. Chiến thuật thứ nhất là bất chợt họ phi ngựa tới, chém giết, đốt phá, bên địch chưa kịp đánh trả thì họ đã phi ngựa đi, dù muốn đuổi theo cũng không kịp nữa; rồi họ quay lại quyết định chiến trường. Chiến thuật thứ hai là giả vờ thua chạy rồi bất thần quay lại phản công. Cả hai chiến thuật này đều làm cho hàng ngũ địch mất tinh thần, rối loạn. Nhiều tù trưởng các bộ lạc ở hoang mạc, ở thảo nguyên đã bị thua bởi chiến thuật thứ nhất, và nhiều tướng lãnh Đông Âu đã bị thua bởi chiến thuật thứ hai.
    Sau 18 năm chinh chiến, người Mông Cổ đã học được nhiều điều ở những dân bại trận: cách chế tạo cần bắn đá (của người Tây Á), dùng thuốc súng làm vỡ các tường thành (của người Tàu) nhưng chưa biết dùng súng bắn đạn, dùng những ống đồng để ném các chất cháy sang thuyền địch (của người Cận Đông). Vì vậy, binh lực của họ còn mạnh hơn trước. Về việc sử dụng cần bắn đá, nhiều khi họ bắn vào thành địch cả đạn lửa, xác súc vật hoặc xác người đã rữa thối để gây những bệnh dịch.
    Riêng về cái cung của quân Mông Cổ thì có cả 1 công trình nghiên cứu hết sức công phu của Đại học Kyoto Nhật về nó. Xạ kích lên đến gần 300m, nhẹ , bền.... đây là vũ khi quan trọng nhất. Bác nào muốn tìm hiểu thì giáo sư G sẽ trả lời ngay.
  8. arianespace

    arianespace Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/04/2009
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    BÁC NÀY NÓI CÓ NHIỀU VẤN ĐỀ SAI QUÁ
    +THỨ 1: QUÂN MÔNG CỔ NÀO ĐÁNH CHÂU ÂU TAN TÁC,PHÍA BẮC TIẾN KHÔNG QUÁ UCRAINA,PHÍA NAM THÌ BỊ CHẶN Ở THỔ NHĨ KỲ THÌ ĐÂU GỌI LÀ ĐÁNH CHÂU ÂU TAN TÁC,CÓ THẰNG TÂY ÂU HOẶC BẮC ÂU NÀO PHẢI CHOẢNG NHAU VỚI MÔNG ĐÂU....PHẦN ĐẤT CUẢ MÔNG CHIẾM ĐƯỢC Ở PHƯƠNG TÂY MÀ CHỦ YẾU LÀ CỦA NGA...TOÀN TUYẾT...
    +THỨ2: QUÂN XÂM LƯỢC VIỆT NAM LÀ QUÂN NGUYÊN BÁC NHÉ,KHÔNG PHẢI QUÂN MÔNG ĐÂU Ạ...TOÀN LÍNH TÀU,MÀ BỌN TÀU THÌ CÓ TIỀN SỬ THUA Ở VN
    +THỨ3: QUÂN ĐỘI MẠNH NHẤT TRONG LỊCH SỬ PHƯƠNG TÂY cổ đại KHÔNG PHẢI LÀ LA MÃ MÀ LÀ MACEDONIA CỦA ANH ALEX NHÉ...CÒN MUỐN BIẾT NÓ MẠNH THẾ NÀO THÌ BÁC CỨ HỎI MẤY ANH BATƯ NHÉ
    xin có vài lời bình loạn vậy thôi
    Được arianespace sửa chữa / chuyển vào 20:13 ngày 23/04/2009
  9. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Trận đâ?u nó cha? lu?a cho voi nha? mi?nh chạy cong đít, không kịp thơ? co?n gi?!
  10. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Trận Leignitz và Mohi 1241, 2 vạn quân Mông Cổ của Bạt Đô và Tốc Bất Đài đánh tan 8 vạn quân Ba Lan-Đức
    Xa hơn, 1223, 4 vạn quân của Tốc Bất Đài đã dánh tan đội quân 80.000 người của Đại công tước Mstitslav thành Kiev trong trận chiến sông Kalka
    Cung Mông cổ bắn 300m: đó là tầm bắn xa nhất, không phải là tầm bắn hiệu quả
    Tớ down Series Osprey có 2 quyển về quân Mogol. Họ không giống như chúng ta vẫn nghĩ: Chỉ trang bị nhẹ và chỉ biết bắn cung đâu

Chia sẻ trang này