1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cafe cóc ở Huế

Chủ đề trong 'Huế' bởi invalidsos, 11/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bogia098

    bogia098 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Ở Huế quán cafe nào đông gái xinh các bác?
    công tác ở Huế gần 1 tháng chả biết đi đâu cứ quanh quẩn ở KS chán quá
  2. biendaikho

    biendaikho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2005
    Bài viết:
    3.896
    Đã được thích:
    0
    Diễm của ngày xưa
    Những cơn mưa xứ Huế thật dài và buồn. Ngồi lặng lẽ trong một quán nhỏ trên con đường dưới chân cửa Thượng Tứ, nghe mưa giữa những câu chuyện ồn ào. Không phải tiếng ồn của cái chợ, cũng chẳng phải là những cái giọng cao chót vót trên loa phát thanh. Cái không gian nhỏ hẹp, tưởng như xô bồ ấy, bỗng yên ả hơn với những tiếng trầm du dương của một băng nhạc cũ.
    Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
    Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
    Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
    Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu
    Có những mùa nắng và những mùa mưa, người con gái ngày hai buổi đến trường trên con đường có hàng cây long não. Em bước hồn nhiên thả hồn theo mây trời, áo trắng tung bay, tóc đùa theo gió, đài cát kiêu sa. Đâu thèm để ý ánh mắt thẩn thờ của chàng trai đang đếm bước em đi trên đường dài hun hút. Em đi khuất nẻo chân trời, mà mắt thì vẫn mãi ngóng trông.
    Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
    Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
    Trên bước chân em âm thầm lá đổ
    Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa
    Mưa chẳng ngừng bay, em mãi vô tình. Tình yêu thuở ban đầu đơn sơ mộc mạc. Mỗi ngày trông thấy dáng em đã là hạnh phúc, đã là mãn nguyện. Yêu nhưng không nói một lời, chỉ mãi một mình ngày tháng ngóng trông. Một lúc nào đó, mưa ngừng bay, nắng hừng lên xuyên qua kẽ lá. Giọt nước trong veo phản chiếu nỗi buồn, lặng trong người một phút xót xa.
    Chiều nay còn mưa sao em không lại
    Nhớ mãi trong cơn đau vùi
    Làm sao có nhau hằn lên nỗi đau
    Bước chân em xin về mau.
    Đâu rồi Diễm của ngày xưa. Những đứa trẻ thơ rồi cũng lớn. Một ngày, con đường quen thuộc thiếu dáng em qua. Những nốt nhạc dâng lên theo cùng nỗi nhớ. Trách ngày xưa yêu mà không dám nói. Trách thời gian sao quá vội vàng. Để giờ đây, nhắn với mưa mang bước em về. Mong cho mưa đừng xóa tan những tháng ngày kỷ niệm.
    Mưa vẫn hay mưa cho đời biến động
    Làm sao em biết bia đá không đau
    Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
    Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau
    Quán nhỏ vẫn ồn ào. Tiếng nhạc vẫn âm thầm lặng lẽ. Dập dìu những người yêu nhau đang đi đến cuối con đường. Năm tháng trôi qua, tình yêu dành cho em đã thành kỷ niệm. Câu chuyện ngày xưa như vẫn thấp thoáng đâu đó, vẫn còn vương đâu đây trên những con đường quen thuộc. Hàng cây long não vẫn đứng trơ mình trong gió mưa. Thân già cỗi đã bao lần thay lá, biết bao lần che dáng em qua. Em của những ngày xưa cũ đã đi xa. Anh cuốn mình theo cuộc đời gió bụi. Bao nhiêu năm rồi vẫn mãi bước lang thang. Để một chiều mưa, bước chân giang hồ dừng lại, tránh làm sao khỏi những phút nhớ thương. Thời gian trôi đi, liệu có khi nào ta gặp lại. Không thể cứ sống trong kỷ niệm, để rồi chết vùi trong nó. Nhưng những tháng ngày yêu nhau tha thiết đó, không thể nào quên.
    Mưa vẫn hay mưa cho đời biến động
    Làm sao em nhớ những vết chim di
    Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
    Để người phiêu lãng quên mình lãng du
    Quá khứ và hiện tại cứ mãi đan xen. Thoáng bên vai một chút ngày xưa. Anh trở về với đời biến động. Ngoài trời mưa vẫn mưa bay, anh bước đi đuổi theo ngày tháng. Mưa thật buồn, nhưng nắng có buồn không? Vậy thì xin mưa cứ rơi, gội rửa cho kiếp phong trần gió bụi.
    Biển Dại Khờ
    Viết từ Cafe Thiên Trúc
    Tháng 4/2009
  3. rongheorua

    rongheorua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2009
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Thật ra thì caphê ở Huế rất là kém cái món ca phê chỉ là món ăn chơi của dân học đua đòi thôi được cái là huế lãng mạn bít sắp xếp phong cảnh nhìn đẹp , chủ yếu đánh vào sân vườn là chính , như mấy quán :" thuỷ trúc viên , trúc giang viên , .......... rất nhiều , phong cách sân vườn là chính , cà phê thì chán chủ yếu ngồi bạn bè tán gẫu thôi
  4. linha10

    linha10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2004
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    uhmmm chua duoc ve` que noi. lan` nao` ko bit thuong thuc khong khi ntn nhi
  5. thegioicafe

    thegioicafe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2009
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Tao Đàn bữa ni răng rồi các bạn? Lúc trước tui thích uống cafe quán nớ.
  6. cocvangkhe

    cocvangkhe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2004
    Bài viết:
    3.104
    Đã được thích:
    0
    Ly kỳ bảo vật Việt Nam - Về chiếc áo Long Cổn triều Nguyễn
    Như Thanh Niên đã thông tin, trong những cổ vật triều Nguyễn đang được đề cử là báu vật quốc gia, có chiếc áo Long Cổn đang được lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế. Tuy nhiên, đối chiếu hiện vật này với sử sách để lại, vẫn còn nhiều khác biệt.
    Long Cổn trong Tế Giao
    Lễ Tế Giao của các triều đại phong kiến VN có một diễn trình lịch sử lâu đời, gắn liền với truyền thống tâm linh phương Đông, mục đích cầu cho đất nước thái bình, thiên hạ yên vui, mùa màng tươi tốt. Sử sách còn ghi, dưới triều Lý Anh Tông (1138-1175) năm 1154, triều đình đã cho đắp đàn Viên Khâu, và đích thân nhà vua lên làm lễ tế trời.
    Đến thời Nguyễn, giai đoạn đầu, mỗi năm một lần, triều đình cho tổ chức lễ Tế Giao vào tháng 2 âm lịch. Từ năm 1890 về sau, triều đình quy định cứ 3 năm tổ chức một lần. Cuộc lễ Tế Giao lần cuối vào thời Nguyễn diễn ra ngày 23.3.1945 dưới triều Bảo Đại.
    Trong tập Minh Mạng Ngự chế thi có bài thơ Trai Cung ngẫu vịnh được vua Minh Mạng ngự chế (sáng tác) với nội dung sau: ?oTrai Cung chuyên dĩ kính trì thân/Tự tảo Linh đài vật dục trần/Phần điển, thi thư, liêu tác bạn/Vấn tâm diệc khả đối đồng nhân?.
    Dịch thơ: ?oMột niềm trai kính thân này giữ/Bao bụi trần ai đã quét ra/Phần điển, thi, thư, thường kết bạn/Đồng nhân đối diện hỏi lòng ta?. (Hải Trung)
    Qua bài thơ, ta thấy điển chế triều Nguyễn khá chặt chẽ trong lễ tế này. Sử sách cho biết, sau khi hoàn tất bài thơ, nhà vua tự tay trồng một cây thông. Sau đó, các quan khắc bài thơ của vua vào một chiếc thẻ bài đá rồi treo vào thân cây. Chuẩn bị cho Tế Giao, nhà vua phải tiến hành các nghi thức chay tịnh, nằm đất, mặc Long Cổn và ngồi thiền trước tượng đồng nhân (tượng trưng cho sự thanh tịnh) ở Trai Cung. Nhà vua sẽ mặc Long Cổn trong suốt thời gian diễn ra lễ Tế Giao ở Trai Cung và Đàn Nam Giao...
    Bảo tàng CVCĐ Huế hiện còn lưu giữ một chiếc Long Cổn. Trên chiếc Long Cổn này, các biểu tượng về quan niệm vũ trụ và nhân sinh khá chặt chẽ. Ngực áo thêu hình tượng con rồng bay lên, hai tay và cửa tay áo thêu hình rồng đuổi, mặt sau tay áo thêu hình phượng hoàng, vai trái thêu hình mặt trời, vai phải thêu hình mặt trăng, lưng áo thêu các vì tinh tú, kiểu thức tam sơn. Tất cả các chi tiết phản ánh nhận thức về vũ trụ, về triết lý âm dương, sự hòa hợp giữa đất trời - con người.
    Long Cổn qua sử sách
    Sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ của triều Nguyễn mô tả những quy định về chiếc Long Cổn như sau: ?oÁo Cổn bằng sa mỏng bóng, toàn sợi tơ nhuộm màu thiên thanh, thêu mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, núi, rồng, chim trĩ, dải rủ xuống thì thêu rồng mây, hoặc dùng sa mỏng trắng bóng toàn sợi tơ màu tuyết trắng. Cửa tay áo thêu rồng mây. Cổ áo bằng đoạn đậu 8 sợi tơ bóng màu quan lục, thêu chữ á, trong lót lụa sắc trắng. Dải thêu rồng mây, thủy ba?.
    Theo quy định về màu sắc, chiếc Long Cổn có màu thiên thanh. Thế nhưng, chiếc Long Cổn ở Bảo tàng CVCĐ Huế lại có màu đen. Các chi tiết khác so với chiếc Long Cổn hiện còn ở Bảo tàng CVCĐ Huế là khá phù hợp, cũng phù hợp với bức ảnh vua Khải Định mặc Long Cổn. Nhưng đối chiếu bức ảnh vua Khải Định mặc Long Cổn với chiếc Long Cổn được ghi nhận từ bản vẽ của Nguyễn Thứ (in trong tạp chí B.A.V.H, năm 1914) lại có một số điểm không phù hợp.
    Đó là sự phân bố chiếc ?obổ tử? trong quy cách của áo. Ảnh vua Khải Định mặc Long Cổn có kiểu ?obổ tử? ở mặt trước, không giống với ghi nhận qua bản vẽ của Nguyễn Thứ. Có lẽ là Nguyễn Thứ đã nhầm (?). Điều đáng tiếc là hai tấm ?obổ tử? phía trước và phía sau áo hiện nay đã không còn.
    Thực tế cho thấy, sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ được biên soạn từ năm 1843 (triều Thiệu Trị) đến năm 1851 (triều Tự Đức). Thời gian sau này, với những biến động lịch sử phức tạp, nhiều điển chương, điển chế của triều Nguyễn không còn được áp dụng một cách chặt chẽ. Điều này cũng nói lên rằng, chiếc Long Cổn ở Bảo tàng CVCĐ Huế có niên đại muộn của thời Nguyễn và cũng đã từng tồn tại các chiếc Long Cổn không giống nhau hoàn toàn.
    Dù sao, chiếc Long Cổn (có lẽ là chiếc duy nhất còn lại trong y phục Tế Giao của các vua Nguyễn) vẫn là một hiện vật độc đáo, quý hiếm gắn với một lễ tế giàu tính nhân văn, phản ánh lý tưởng thẩm mỹ của nhà nước quân chủ về đời sống hạnh phúc của muôn dân, về sự thái bình của thiên hạ.
  7. cocvangkhe

    cocvangkhe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2004
    Bài viết:
    3.104
    Đã được thích:
    0
    Uống cà phê là một cái thú không thể thiếu của người dân Huế (nhất là uống cà phê phin). Nhưng dạo này do nền kinh tế thị trường, hay là mình đã lớn mà không thấy cảm giác ngon nơi, uống lạ rứa.
  8. cocvangkhe

    cocvangkhe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2004
    Bài viết:
    3.104
    Đã được thích:
    0
    Món ăn ngày Tết của người Huế
    Ý kiến cu?a bạn Ý kiến cu?a bạn | Gửi tin qua E-mail Gửi tin qua E-mail | Bản để in Bản để in
    Khoảng 27-28 Tết, mọi nhà đều lo gói bánh tét, bánh chưng và các loại bánh khác. Bánh chưng chỉ gói độ vài đôi để bày lên bàn thờ cho đẹp, còn phần lớn là bánh tét được gói bằng lá chuối hột với gạo, đỗ, thịt và làm thành từng đòn như bó giò. Khi ăn phải bóc lá, cắt thành từng khoanh rồi sắp lên đĩa
    Ngoài bánh tét, bánh chưng, người Huế còn thích ăn một số bánh khác như bánh su sê (phu thê), bánh măng, bánh sen chấy, bánh dừa mận... Bánh su sê làm bằng bột sắn có nhân đậu xanh nhào đường với dừa hay tôm chấy (tôm chấy là tôm tươi được rang xát cho nhỏ tơi ra), gói lá dừa đem hấp cách thủy. Còn bánh sen chấy làm bằng hạt sen nấu chín, nhào với đường đem láng cho mỏng, nướng lên, cuộn tròn, để vào thẩu đậy kín để ăn dần.
    Bánh dừa mận thì dùng xôi nếp giã nhuyễn ngào với dừa và nước đường, đem cán mỏng, cắt thành miếng vuông vừa, bên ngoài bọc lớp mè (vừng) rang, gói lại bằng giấy bóng. Bánh măng thì làm bằng măng tươi thái chỉ đem rim kỹ với đường, nấu lẫn với bột nếp. Sau đó cắt miếng, phủ lớp bột hoàng tinh bên ngoài rồi bọc bằng giấy bóng.
    Các món ăn mặn cũng được các mệ, các o xứ Huế chuẩn bị chu đáo từ vài hôm trước Tết. Trong các món ăn, dưa món là thứ không thể thiếu được trong mâm cỗ Tết của người Huế. Dưa món gồm dứa (thơm) và củ cải thái miếng đem phơi săn trộn với ớt chín, cà muối, đu đủ, tỏi, cà rốt, nước mắm và đường. Món này phải làm trước Tết độ vài tuần lễ cho ngấm. Tiếp đến là các món chả tôm, nem bò lụi, chả da, xà lách gân bò, chả tré, hành dầm dấm, chả lụa...
    Hành dầm dấm là hành củ phơi nắng cho héo đem muối với đường trước Tết vài ba hôm, lúc ăn trộn thêm ớt và tỏi. Chả tré thì làm bằng thịt bò và thịt ba rọi rán vàng thái chỉ, trộn với riềng, ớt, tỏi, muối, đường, thính. Món này ăn với bánh tráng mè và rau ngò thơm. Còn muốn ăn tré chua thì gói chặt thành từng gói nhỏ bằng lá chuối hột, bên trong lót lá ổi. Để vài ba hôm, tré sẽ có vị chua.
    Nem bò lụi thì dùng bò nạc thật tươi giã nhuyễn trộn với hàn the, da heo, thính, đem viên thành từng viên, nướng vàng. Khi ăn dùng bánh tráng cuộn nem, xà lách, rau thơm, chuối chát non, khế, chấm với nước lèo. Nước lèo là một thứ nước chấm hỗn hợp gồm tương ngọt, nước mắm, hành phi, gan heo giã, nấu lẫn với hành, tỏi. Trước khi ăn còn rắc thêm lạc rang vàng giã nhỏ. Nem bò lụi cũng là một món ăn hỗn hợp của gần 20 thứ khác nhau.
    Một món ăn khác là chả tôm làm bằng tôm tươi lột vỏ giã nhuyễn, trộn mỡ, hàn the, lòng trắng trứng, cho tôm lên trên mặt lá chuối hấp chín ăn với dưa món và nước chấm. Muốn ăn chả tôm chiên thì sau khi hấp đem chiên chả lên ăn với rau sống. Ngoài ra, món tôm chua cũng là món ăn rất được người Huế ưa thích. Tôm được chọn làm món chua là loại tôm sống, tôm đồng. Tôm đem dầm rượu, cho vô thạp cùng với nước mắm, riềng và đường, đậy kỹ, đem đặt ngoài nắng chừng 5 hôm thì dùng được.
    Có thể chia món ăn Huế làm ba loại: chay, bình dân và ngự thiện. Ngự thiện là những món ngon vật lạ trong cung đình dành riêng cho vua chúa và hoàng thân quốc thích. Sau này, món ăn ngự thiện đã bình dân hóa như món tré nộm, chả giò, nem... Món chay là những món ăn đơn giản, với tài sáng tạo và bàn tay khéo léo của người phụ nữ Huế đã chế biến các loại thực vật bình thường như hoa chuối, nấm rơm, hạt sen, đậu phộng, tàu hũ, nước dừa, củ đậu... thành nhiều món ăn thơm ngon, lạ miệng để cúng vào buổi sáng đầu năm.
    Rượu ở Huế phổ biến là rượu nếp và rượu thuốc đã được hạ thổ lâu ngày cho ngấm men và tăng thêm vị ngọt. Ngày Tết, người Huế rất thích uống trà. Nhiều loại hoa được ướp với trà để dùng như hoa nhài, hoa sen, hoa sói...
  9. dinhthuy7na

    dinhthuy7na Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2010
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    có chỗ nào nhận người hát không anh em.mình chả bít ở đâu cả

Chia sẻ trang này