1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cafe cóc ở Huế

Chủ đề trong 'Huế' bởi invalidsos, 11/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nhoxinhxinh

    nhoxinhxinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2006
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0

    Được nhoxinhxinh sửa chữa / chuyển vào 21:44 ngày 18/06/2006
  2. nhoxinhxinh

    nhoxinhxinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2006
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Mới về Huế đi cafe cóc lần đầu.....ngắm người ta đi qua đi lại cũng vui phết... mấy em xinh gái.. mấy anh xinh giai... chẹp.. @ , dylan, attila.... ở Huế dạo này thấy nhiều lên thấy rõ....Gái Huế sao dạo này nhìn giống giống diễn viên Korea thế nhỉ ? Chẹp..chẹp... dẹp cafe cóc đi cũng tiếc tiếc...
  3. hitokiri39

    hitokiri39 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    810
    Đã được thích:
    0
    mấy con bé đó tinh vi kinh khủng. ngày qua mới liếc con bé đi novol thui mờ nó cười đểu minhf mới ghe chứ
  4. nhoxinhxinh

    nhoxinhxinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2006
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Còn tuỳ thuộc vào ánh mắt khi nhìn đối tượng nữa chứ hitokiri....Nho cũng nhìn nhưng sao chẳng thấy biểu hiện của em nào như em gì đó hitokiri đã nhìn đâu nào ?
    Được nhoxinhxinh sửa chữa / chuyển vào 11:35 ngày 21/06/2006
  5. dangngocthieny

    dangngocthieny Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    thôi đi hitokiri ơi , cái mặt u khi nhìn người ta ma` nó cười lại cho la` may đó , gặp tui tui vác dép đôi
  6. hitokiri39

    hitokiri39 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    810
    Đã được thích:
    0
    hichic... đâu có đến nổi như zậy, chẳng qua lúc đó đi ngang qua nhìn mà tránh đường thôi
    @ sakura: vợ mà đối sử với chồng zậy sao
  7. nhoxinhxinh

    nhoxinhxinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2006
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Cafe phố Huế - Quán cóc - Đọc báo giu?m bạn...

    Huế với những cơn mưa dài lê thê kèm theo chút hơi sương lạnh lạnh khiến ta ngại khi đi ra ngoài ... Tạm thời bỏ thói quen ngủ nướng hoặc ngồi Net , ta lò dò tìm đến một quán cafe ....còn gì thú vị hơn khi vừa được ngồi trong một không gian ấm cúng, vừa nhâm nhi loại thức uống đắng đắng ngọt ngọt, vưà thưởng thức những ca khúc trữ tình nhỉ ?
    Cafe ở Huế nhiều vô kể ..... từ quán cóc đến bình thường và cao cấp .... Muà hè , đoạn đường từ ngã tư Nguyễn Huệ đến đầu cầu Phú Cam đông ngươì hơn thường lệ , một vài cái bàn nhựa nhỏ , vài chiếc ghế con con , một vài bàn cờ tướng ....hoặc có thể ngồi nhìn trời mây cây cối , người qua lại.... nói cho vui vui thì nhìn nhân tình thế thái sống ra làm sao ! Ai sợ hít bụi thì ra quán cafe Cây Si dọc theo bờ sông ,đoạn đối diện Cung thiếu nhi , không khí trong lành, mát mẻ , nhìn ra sông Hương thơ mộng ... mấy chị phục vụ ở đây cũng xinh xinh có điều hơi ....khó tính .( nhỏ daị dột lỡ chọc một chị , tình hình là được học một bài về tính năng trong kinh doanh ) .

    Còn mùa mưa thì chọn những quán vừa ấm áp vưà xinh xắn , nhỏ nhắn ... Khách xa đến Huế đều tìm đến Vĩ Dạ Xưa ở đường Nguyễn Sinh Cung, một hệ thống nhà rường được lắp ghép tinh xảo và cổ kính như cung đình cuả Huế xưa , một không gian của thơ , ca , nhạc, họa.... những ca khúc tiền chiến, ca khúc Trịnh , kèm theo tiếng mưa tí tách trên mái ngói nâu Hoặc Trà Đình Vũ Di khép nép bên đồi thông Thiên An . nhâm nhi ly trà được pha theo kiểu Trung Quốc , ngắm hàng thông xanh ....(lãng mạn....) Thích sôi động hơn thì Cherry cafe or New Space đường Nguyễn Thái Học , quán không rộng lắm, nhưng design cũng đẹp , (mang phong cách Korea ) nhân viên phục vụ tận tình .... (nhỏ đi quán cafe thì chỉ thích tia mấy nhân viên phục vụ thui )

    Còn rất rất nhiều quán nữa ... Nhạc Hoa Viên dọc theo bờ thành , đường 23 tháng 8, - một phong cách cafe vườn khá hoàn chỉnh , cafe Mimosa đường Điện Biên Phủ - theo motip hiện đaị như Sài Gòn , cafe Nam Nguyên đường Trần Phú - nơi hôị tụ những tai nghe rock trên đất Huế , cafe L''amor đường Nguyễn Sinh Cung đi vaò hẻm nhỏ - một chút hương vị Pháp giữa Huế , Chiêu Ê trên đường Minh mạng dành cho những ai yêu thích hôị hoạ.... Suôí Mơ trên đường Lý Thường Kiệt , vaò kiệt ( hình như những quán cafe hay hay đều nằm trong những con hẻm or góc phố ?..... nhiều quá không kể hết , những cái tên trên là những nơi nhỏ đã đến ... )
    Uống cafe là một cái thú riêng của người Huế, (nhất là cafe phin ) Cuối tuần, sau thời gian làm việc căng thẳng ,cùng một đám bạn hay một người tri kỷ ngôì trong một quán cafe , cuộc sống không còn gì hạnh phúc bằng ! Quán cafe .... nơi gặp gỡ lý tưởng , nơi hẹn hò lý tưởng .....
  8. cocvangkhe

    cocvangkhe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2004
    Bài viết:
    3.104
    Đã được thích:
    0
    Lưu thông đôi bờ sông Hương: Xây cầu hơn xây hầm​
    Dư luận ở Huế và trong giới chuyên môn về quy hoạch đô thị có nhiều ý kiến không đồng tình về dự án xây dựng công trình hầm đường bộ qua sông Hương.
    Bài toán phát triển đô thị Huế vẫn chưa có lời giải
    Sau khi UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế có tờ trình gửi Thủ tướng về việc đầu tư xây dựng công trình hầm đường bộ qua sông Hương, với chiều dài khoảng 1.900 mét, tổng kinh phí đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng, dư luận ở Huế và trong giới chuyên môn về quy hoạch đô thị có nhiều ý kiến không đồng tình về dự án này.
    Có người hồ hởi vì Huế có thêm một đại công trình. Họ lập luận công trình giao thông xuyên lòng đất sẽ không làm ảnh hưởng đến kiến trúc, không phá vỡ cảnh quan môi trường của thành phố di sản văn hoá, không làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp sông Hương.
    Bởi vì, nếu thêm những cây cầu thì sông Hương bị chia thành nhiều khúc đoạn, làm mất vẻ mềm mại uyển chuyển của ?odải lụa mềm lấp loáng ánh dương?.
    Vị trí được xem là lý tưởng nhất, được đơn vị tư vấn lập dự án lựa chọn để làm đường hầm nằm ở phía trên cầu Bạch Hổ ?" Dã Viên khoảng 1.200 m. Hầm nối tiếp đường Nguyễn Hoàng, chui qua đường Kim Long (bờ bắc) qua sông Hương, qua đường Bùi Thị Xuân (bờ nam) nối với đường vành đai 3 của thành phố Huế.
    Đường hầm sẽ nằm ở phía tây kinh thành, nơi mật độ dân cư cũng như mật độ lưu thông đang còn rất thấp. Đường hầm này chỉ đáp ứng một nhu cầu rất nhỏ về giao thông nội đô của Huế.
    Một quan ngại khác, cửa hầm bờ bắc chắc chắn phải nâng cao để tránh lũ. Đã cao thì phải to, cùng với hệ thống đường dẫn miệng hầm sẽ trở thành hàm cá mập ngoạm vào khu nhà vườn Kim Long và sông Kẻ Vạn?
    Tương tự, cửa hầm bờ nam sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực Thành Lồi và những ngôi chùa, miếu cổ, nhà vườn ở vùng Xuân Hòa, Lịch Đợi, Phường Đúc? Từ đây nảy sinh một mâu thuẫn mới.
    Một mục tiêu được đề ra trong dự án là nhằm phát triển chuỗi đô thị phía tây thành phố Huế. Vấn đề này đã được UNESCO khuyến cáo khi xây dựng tuyến đường tránh phía tây thành phố và bắc cầu Tuần qua sông Hương. Vì đó là ?osự phát triển nguy hiểm của các cơ sở hạ tầng về đường sá trong khu di tích đã được xếp hạng?.
    Phần nhiều ý kiến thì cho rằng: Có hơn 1.100 tỷ đồng tại sao không làm thêm vài chiếc cầu thật đẹp qua sông Hương ở những vị trí hợp lý. Những chiếc cầu này không hoành tráng như cầu Mỹ Thuận nhưng sẽ đẹp hơn nhiều vì sông Hương hẹp và rất đẹp.
    Ví dụ: Ở phía đông kinh thành làm cặp cầu treo nối Cồn Hến với khu phố cổ Gia Hội và bài thơ Thôn Vỹ; bắc cầu qua sông Đông Ba ở đoạn Mang Cá - Thài Lại, làm lại cầu Đông Ba cho thật đẹp...
    Ở phía tây chọn vị trí thích hợp làm một chiếc cầu nối đôi bờ Kim Long ?" Nguyệt Biều; làm những chiếc cầu hài hòa với kiến trúc kinh thành Huế bắc qua sông Kẻ Vạn đi vào cửa Hữu, cửa Chánh Tây - để nối đường Nguyễn Hoàng với miệt vườn Kim Long.
    Những chiếc cầu này cách nhau rất xa, đứng trên cầu này không nhìn thấy cầu kia, không có cảm giác nặng nề như 3 chiếc cầu Trường Tiền- Phú Xuân - Dã Viên liền kề ở ngay trước mặt kinh thành. Những chiếc cầu này phải đáp ứng hai yêu cầu, vừa là công trình giao thông nội đô vừa là những công trình nghệ thuật, một điểm đến hấp dẫn du khách như cầu Trường Tiền hiện nay.
    Xây dựng mới, cần cân nhắc
    Hơn 30 năm qua Huế có tốc độ xây dựng nhanh nhất nhưng không có bộ mặt mới. Biểu tượng của Huế ngày nay vẫn là Ngọ Môn, Thiên Mụ, Trường Tiền, Phu Văn Lâu, Hiển Lâm Các? Những công trình xây dựng mới chỉ làm cho Huế xấu đi.
    Nhiều ý kiến cho rằng việc làm mới Huế nên dừng lại. Kinh phí chỉnh trang, nâng cấp đô thị Huế chủ yếu dùng để phục hồi lại Huế thời hoàng kim. Phải tìm lối thoát cho Huế bằng việc xây dựng một chuỗi đô thị mới - như Sài Gòn đang phát triển về phía Củ Chi, Thủ Đức, Thủ Thiêm?
    Triều Nguyễn mới khai thác dòng sông Hương để xây dựng đô thành gấm vóc của mình từ ngã ba Tuần đến Bao Vinh. Chúng ta cần tôn tạo, nâng cấp để công viên hóa thành phố, xứng danh là cố đô di sản.
    Đô thị mới vẫn còn nhiều hướng để phát triển. Đó là dọc sông Hương, từ Bao Vinh, Vỹ Dạ xuôi về phía biển Đông và dọc phá Tam Giang. Trục phía bắc nối An Hòa - Tứ Hạ. Trục phía nam nối An Cựu ?" Phú Bài. Trục ?ovề nguồn? ở phía tây nối Bình Điền - A Lưới.
    Bài thơ đô thị Huế đã chật chội lắm rồi, không nên nhồi nhét thêm các công trình lớn, nên dành kinh phí cho những việc hữu ích hơn.
    Theo TP.
  9. hitokiri39

    hitokiri39 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    810
    Đã được thích:
    0
    Huế đêm
    Nhiều người chê rằng Huế ngủ sớm, kể từ 9h không biết chơi gì, phố xá vắng teo?thật ra , Huế về đêm vẫn có chỗ chơi, tuy rằng không nhiều bằng các thành phố bạn bè, tuy nhiêu thú chơi đêm của Huế cũng khá phong lưu và đầy phong vị.. Thử tìm hiểu Huế về đêm với bài viết sau đây :
    Huế đêm không chỉ sôi động ở chợ khuya. Ngay phía đối diện của chợ, đường Trần Hưng Đạo cũng có những tụ điểm sinh động. Hàng ăn khuya nhất Huế nằm trong một kiệt nhỏ bên nách Ngân hàng, dân ăn khuya thường gọi là ?oNgõ vắng ?. Món chủ yếu của ngõ khuya này là cháo với các loại chủ lực: cháo gà, cháo vịt, cháo lòng, cháo huyết... Ngoài ra còn có các thứ trứng trụng, trứng lộn... Du khách đến Huế lúc khuya đói lòng, khó ngủ nơi đất lạ, nên ghé lại đây làm tô cháo khuya, giá cả tuy đắt hơn cháo ngày một chút (một chút thôi), nhưng bảo đảm ngon và bổ.
    Muốn ăn khuya ở Huế trước mười hai giờ? Có khá nhiều phố ẩm thực thức đón du khách. Từ sáu giờ tối, các quán ốc trên đường Phan Bội Châu bắt đầu đông khách cho đến tận mười giờ mới vãn. Lẩu các loại có ở khắp nơi nhưng rẻ nhất nằm ở nghẹo Giàng Xay, chỉ 15 ngàn là có cái lẩu tươi sống. Muốn có chút gió biển thì về bên kia cầu Vĩ Dạ, tấp nập giữa cánh đồng ban đêm là các dãy quán nối đuôi nhau. ?oPhố lẩu? gần đây cũng xuất hiện khá nhiều ở phố mới đường Hùng Vương, ở ven hồ trong Đại nội dọc theo đường Triệu Quang Phục, ở dọc đường Đống Đa, vào cả dưới chân khu cư xá...Muốn nếm đôi chút cái ?okhéo tay? của Huế? Trước đây, khi chưa dịch cúm gia cầm thì nên đi ăn vịt ở đường Bùi Thị Xuân, dưới ngọn đèn đêm là chén nước chấm gừng cực kỳ thấm dậm. Cũng có thể đi ăn nem lụi ở các quán đầu đường Đống Đa, món khá lạ với rau sống nước lèo chính hiệu xứ Huế. Còn muốn nếm mắm nêm kiểu Huế, có thể đi ăn bún mắm nêm ở các quán dọc đường Bà Triệu, hay tới hai đầu cầu chợ Cống ăn món bê thui. Muốn ăn cháo gà thì nên lên đường Trần Thúc Nhẫn... Mùa đông, học trò xứ Huế thích nhất là sau buổi học khuya kéo nhau ra phố Hàn Thuyên ăn bánh canh cá lóc hay bánh canh da heo. Bánh canh ở đây ngon mà rất rẻ, một tô giá sàn chỉ một ngàn đồng, giữa tô cháo vẫn có viên trứng cút như ai, Ko chi la cac dia diem tren thoi dau,Hue con` co nguyen 1 fo^'' hang` an khuya moi fat trien nhung rat manh. du? cac the? loai nhu Com hen,bun bo,banh canh ca loc,nem lui,bun thit nuong.v...v o? duo`ng Mai Thuc Loan ,An xoi ga` o? Do''ng Da,Cabin bi. fa'' de? xay khu THuong Mai Bac Trang Tien rui` :(,(Hi,neu ai muon di an vao 2,3h sang thi cu qua duo`ng Hu`ng Vuong,quan'' Coco 24/24,co ca quan'' chao'' ga` cung mo cua vao` luc 2h sang ah'' :D,chi? so. di dem cong an tum'' thui)...
    Huế đêm không chỉ có các hàng ăn, các quầy bán các mặt hàng công nghệ phẩm cũng mở cửa rất khuya. Các đường phố bán khuya có thể nhắc đến là Mai Thúc Loan, Phan Đăng Lưu, Đinh Tiên Hoàng... ở bờ Bắc Sông Hương. Phía Nam Sông Hương có vẻ thức khuya hơn, với những phố chong đèn đến gần mười hai giờ như Hùng Vương, Hà Nội, Phan Bội Châu, Nguyễn Huệ... Đường Lê Lợi có lẽ là đường thức khuya nhất, với sự hiện diện tập trung các mặt hàng lưu niệm ngay phía trước các khách sạn lớn như Hương Giang, Century...
  10. hitokiri39

    hitokiri39 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    810
    Đã được thích:
    0
    măm măm nào ^_^
    Mâm sôi (cây mâm sôi): Cây mọc ở bụi bờ thôn quê, có hoa trái màu mè như một mâm xôi, như quả phẩm, trái có thể ăn được, ngọt ngọt.
    Me rốp: me chua chín dễ bóc vỏ. Phần tựa phía trong đặc quẹo, cô đặc lại, khá ngọt. Các cô gái Huế trường Đồng Khánh rất thích ăn
    Mì Châu Anh: một tiệm mì nổi tiếng ở gần cửa Đông Ba hồi 1950, chỉ bán mì hoành thánh và mì sợi, vừa ngon lại vừa rẻ.
    Mít Kim Long, mít Tuần: mít ngọt có tiếng ở Huế.
    Mít trộn: Mít cắt từng miếng, gọt vỏ hớt bớt cồi, bỏ vào xoong, đổ nước nhiều, luộc độ một giờ, mít chín lấy ra, hớt "dôn" và cồi đi, xắt lát mỏng, hột mít cũng xắt mỏng. Tôm lột vỏ tao với mỡ thịt (xắt nhỏ), hành, ớt, tiêu, nước mắm và vài muỗng nước; tôm thấm đổ mít vào trộn, thêm tỏi giã nhỏ cho thơm; mít thấm nhắc xuống bỏ mè rang chín giã nhỏ vào, trộn đều, trút ra dĩa, bỏ lá ngò lên trên, dùng với bánh tráng dày nướng vàng. Măng, vả cũng trộn như vậy (theo Hoàng Thị Kim Cúc trong "Nghệ thuật nấu món ăn của Huế).
    Nấu chè đậu: hột đậu để nấu chè có thể có vài hột đậu hắc, rất cứng, có thể gãy răng nếu cắn phải, phải loại bỏ bằng cách ngâm đậu một thau nước để hắc nổi lên rồi vớt vất đi. Ngoài ra, nêu đậu bị sượng khi nấu sẽ không nở, do đó phải nấu đậu thật chín trước rồi mới cho nước đường đã thắng vào sau. Đừng nấu đậu quá chín, nước chè sẽ trở nên do hột đậu bị nở bung ra.
    Giấm ruốc (giấm nuốt): bún tươi về nấu trụng lại, trút ra để ráo, cắt ngắn, để vào dĩa trộn với canh chua, tôm kho đánh, nuốt (sứa) trộn chung với rau sống và bắp chuối sứ xắt nhỏ, bánh tráng dày nướng vàng bẽ nhỏ, mà chà trắng rang chín giã nhỏ và tương kho. Sắp một thứ một dĩa, khi nào dùng gắp mỗi thứ một ít bỏ vào chén thêm vài muỗng cơm, rồi cho các thứ màu mè, tương, tôm kho đánh, mè bánh tráng vào cho vừa (theo Hoàng Thị Kim Cúc). "Giấm ruốc" chỉ có ở Huế.
    Hột é: Ở Huế vào lúc trời nóng nực, người ta hay uống thuốc đá chanh hoặc nước "hột é". Hột é là những hột đen đen, rất nhỏ, nhưng khi bỏ vào nước thì nở lớn mềm ra.
    Hột móc hột muồng: hột ăn ngọt hái trên núi, vùng đồi núi cận sơn Huế (Nhớ Huế là nhớ đến hột móc hột muồng).
    Hột sen cánh gián (hột sen mây): là hột sen chín và hái đúng độ (Thông thường hột sen chín vào tháng 5 tháng 6). Với vỏ lụa mỏng như cánh gián. Hạt hột sen này đã nấu chè hoặc làm chè nhãn ***g bọc bột hột sen hoặc dùng làm hột sen để hầm với bồ câu hoặc cầu kỳ hơn nữa là chưng với yến thì rất bỗ dưỡng, theo các bà nội trợ hồi xưa.
    Hột sen Huế: theo Trần Kiêm Đoàn trong "Chuyện khảo về Huế", tháng 5 là mùa "sen rộ", việc hái hoa sen gọi là "đổ bông" và công việc hái gương sen gọi là "đổ hột". Hột sen được chia ra làm 3 loại chính: hột sen cánh gián, hột sen da bò và hột sen thường. Hột sen cánh gián là loại hột sen đã phát triển tới mức độ già dặn và hoàn chỉnh nhất nên có lớp vỏ ngoài màu nâu bóng láng như đôi cánh của loài "dán bà" Việt Nam. Loại nhì gọi là "hột sen da bò", vì có lớp vỏ ngoài màu cỏ đồng như màu da bò căng dưới nắng. Thật ra, phẩm chất hột sen tùy thuộc hồ sen hơn là vào loại sen. Hột sen thường được đựng trong cái rỗ nhỏ gọi là "muôn". Hột sen sau khi lấy ra khỏi gương sen được tách ra khỏi vỏ cứng, được bóc vỏ lụa và xoi tim và lấy mầm non giữa hột. Muốn để lâu, hột sen phải được phơi khô, sấy kỹ. Hột sen khô thường được xâu thành chuỗi dài như tràng hạt. Người biết nhiều về sen hồ Tịnh Tâm trong thành nội Huế là cụ Nguyễn Văn Vy (tức Ông Ba Cu), người đã khai thác và nghiên cứu sen hồ này trong khoảng thời gian 40 năm trước 1965.
    Kẹo cau: thứ kẹo ở Huế cho trẻ con ăn trông như miếng cau chẻ sáu, gồm có phần trong cứng màu vàng nhạt, phần ngoài màu trắng, thứ kẹo này thường được ngậm mà ăn chứ không nhai vì cũng khá cứng. Tuy là kẹo của trẻ con nhưng uống một đọi nước chè Huế và ăn một miếng cau ở một quán lá bên đường trong khi ngồi nghỉ chân hưởng gió mát của đồng ruộng, cảm giác thích thú đó khó có thể mà quên.
    Giấm ruốc (giấm nuốt): bún tươi về nấu trụng lại, trút ra để ráo, cắt ngắn, để vào dĩa trộn với canh chua, tôm kho đánh, nuốt (sứa) trộn chung với rau sống và bắp chuối sứ xắt nhỏ, bánh tráng dày nướng vàng bẽ nhỏ, mà chà trắng rang chín giã nhỏ và tương kho. Sắp một thứ một dĩa, khi nào dùng gắp mỗi thứ một ít bỏ vào chén thêm vài muỗng cơm, rồi cho các thứ màu mè, tương, tôm kho đánh, mè bánh tráng vào cho vừa (theo Hoàng Thị Kim Cúc). "Giấm ruốc" chỉ có ở Huế.
    Gánh cơm hến: "Gánh cơm hến nhỏ nhắn thế kia mà chứa đủ cả một giang sơn khói lửa, đủ mắm ruốc tiêu hành. Một đầu là nồi nước luộc hến đặt trên bếp lửa có sức nóng vừa phải, nóng quá thì nồi nước bốc hơi mà nguội quá thì nước hến không đủ ấm. Đầu gánh bên kia là cả một câu lạc bộ thu nhỏ "tầng trệt" là thúng cơm, tầng hai là rau đủ màu đủ loại."Tầng chót vót" vừa ngưng tầm tay người ngồi là cái trẹt lớn bày biện hơn chục cái chai, thẩu, tô, chén. Mỗi cái đựng một thứ gia vị đặc biệt, từ ruốc, muối, mè, ớt, bột ngọt, tóp mỡ đến hến luộc, hến xào, hến trộn...Quanh hai chiếc gióng mỏng manh vẫn còn chỗ để treo ba bốn cái đòn cho khách không quen ngồi chỏ hỏ. Đặc biệt là cái thau rửa nước chẻn cỏn con mà rửa hoài không cạn vì thím Bòng chùi nhiều hơn là rửa" (Theo Trần Kiêm Đoàn, Tập San Nhớ Huế).
    Cá bống Huế: Theo Trần Kiêm Đoàn (Tiếng Sông Hương 1998) "Cá bống Huế chia làm nhiều loại cá bống cát, cá bống thệ, cá bống mú (hay còn gọi là cá bống trứng). Món cá bống Huế trứ danh là cá bống thệ nấu canh thơm, hoặc canh rau răm cho nhiều tiêu. Cá bống thệ kho riềng hay chung với thịt ba chỉ xắt mỏng. Một lớp cá, một lớp rau răm, ớt bột, đường, nước mắm, nước màu, tiêu sọ. Đun lửa riu riu cho đến khi thịt cá ăn săn lại, dẻo quẹo mà giòn tan, ăn với cháo gạo buổi sáng hay với cơm nóng. Cá bống mú kho tiêu cũng là món ăn cao cấp vì mắc và hiếm nên thường dành đặc biệt cho các bà trong thời gian sinh đẻ ở cử".
    Cuốn thịt phay tôm thịt: Thịt phay cuốn với tôm luộc chẻ đôi và với rau sống thành từng cuộn dài, một đầu có thể có vài cọng hẹ xanh lòi ra. Tôm đỏ, thịt trắng nổi bật dưới lớp bánh cuốn trắng mỏng, trông vừa vui mắt vừa thấy thèm ăn. Người Huế thường ăn thứ cuốn này vào mùa hè cho dễ ăn.
    Cuốn tôm chua: Ở Huế có thứ cuốn rất đặc biệt, dùng thịt phay cuốn với tôm chua, bún, khoai lang bí, rau sống, rau muống thành từng cuộn rồi được cắt từng khúc, xung quanh có cột dây kiệu hoặc cọng hẹ màu xanh, trông rất đẹp mắt.
    Gạo de An Cựu: là thứ gạo ngon của Huế rất có tiếng để vua dùng, nay đã mất giống vì phải cạnh tranh với gạo nhập cảng. Gạo tiến trồng ở đồng An Cựu, rộng đội mười mẫu tây, vùng "Nghoẹo Dàng Say" tức chỗ quẹo trên đường Quốc lộ I từ Huế đi Phú Bài, qua khỏi cầu An Cựu. Gạo này nấu lên thơm mát như gạo tám thơm ngoài Bắc và Nàng Hương trong Nam, nay hình như đã mất giống (Tôm rằn bọc vỏ bỏ đuôi, gạo de An Cựu em nuôi mẹ già- Ca dao Huế).
    Gỏi trộn bắp chuối: Một món ăn của Huế, na ná món ăn của người Mường. Người Huế và người Mường có nhiều món ăn giống nhau như bánh lá, rau luộc tập tàng, gỏi trộn bắp chuối và cùng có tập tục ăn ớt cay và ăn thức đắng như mướp đắng, hoặc nấm tràm.
    Bánh tráng xúc: Bánh tráng nướng thường đập nhỏ dùng thay thế muỗng để xúc gỏi mít trộn tôm thịt hoặc hến Cồn xào thơm, rất ngon. Bánh tráng Huế thường là hình tròn, có nhiều thứ: bánh tráng ngọt, bánh tráng khoai, bánh tráng lạt, bánh tráng dai để cuốn, bánh tráng dừa, Bánh tráng dày, lạt khi nướng lên thường dùng để làm muỗng xúc các món trộng như vả trộn, mít trộn hoặc các món xào ăn chơi như hến xào thơm, nhộng xào thơm...
    Bánh tráng Thủ Lễ (bánh tráng Sịa):Bánh tráng làng Thủ Lễ và làng Sịa nổi tiếng dùng để cuốn ram rất ngon, ăn không dai và không bị mắc răng. Bánh tráng Sịa này nướng ăn hay nhúng ước để ăn đều ngon.
    Bắp đò cồn: Bắp trồng ở biền Đò Cồn ngọt mềm vô kể.
    Chè bột lọc bọc thịt quay: cũng như làm bánh bột lọc, chè "bột lọc bọc thịt quay" dùng bột lọc bao quanh một miếng thịt quay nhỏ bằng một lóng tay hay nhỏ hơn (thứ thịt ba chỉ đã quay giòn), có đủ cả da (ăn giòn giòn), mỡ (ăn béo béo) và thịt (ăn mặn mặn), phải bọc miếng thịt thật kín với bột lọc vì nếu xì ra, nước sẽ đục. Nước chè phải thật trong mới ngon.
    Chè nhãn ***g: dùng cơm nhãn ***g mà bọc hột sen ở Hồ Tịnh Tâm hoặc thứ hột sen màu tím cánh gián ở lăng Minh Mạng để nấu cho chồng con ăn mát mùa hè, các bà nội trợ đã sử dụng rất nhiều công phu. Nhãn ***g là phải thứ của Thành Nội hoặc "trong cung" với cơm dày và trắng trong như ngọc. Hột sen tươi đem về lột vỏ, lấy màng mỏng bao quanh, xoi tim sen, ngâm hột sen trong nước, xong mới đem ra nấu với đường phèn trắng.. Rồi còn phải canh lửa cho hạt sen chín đều, không sượng giữa, không bị bể nát. Hột sen để bọc nhãn phải lựa cho đều, cho nguyên. Hột sen ở lăng Minh Mạng thường là thứ hạt sen "cánh gián" với vỏ mỏng màu tím như cánh gián, ăn vào chỉ ngậm trong miệng cũng đủ tan nhỏ ra mà không cần nhai
    Bánh ít: loại bánh dẻo thường có nhụy tôm thịt. Có thứ bánh ít đen ngọt, gọi là "bánh ít lá gai" màu đen có nhụy đậu xanh ở giữa (Thùng bánh nhiều sao em kêu thùng bánh ít, quả trầu đầy sao em bảo quả trầu không- Hò Huế).
    Bánh ít kẹp bánh ram: bánh dẻo ngọt màu đen gói lá gai (Bánh là gai nhụy đậu, ăn vô dẻo dẻo, thơm phức mùi lá gai đặc biệt Huế. Bánh ngọt màu đen đặc biệt Huế. Bánh ngọt, mềm dẻo màu đen do lá gai, có nhụy đậu xanh, thường ở ngoài gói là chuối. Theo Lê Văn Lân, lá gai là thứ lá để nhuộm bánh ra màu lục đen, ăn mát, lợi tiểu, tên khoa học là Boehmeria nivea Gand còn gọi là Trữ ma, mọc ở Trung Quốc, các xứ Đông dương, cho sợi để dệt. Lá gai chứa Chlorogenic acid và Rhoifolin (Bút khảo về xuân).
    Bánh nậm: bánh lá gói mỏng nhụy tôm thịt, đặc biệt Huế thường ăn với chả tôm. Làm bánh nậm cũng giống bánh lá, một chén bột gạo, hai chén nước hẩm hẩm, song khuấy bột bánh nậm cho đặc hơn bánh lá một chút. Bớt nguội lấy lá chuối xé miếng bề ngang độ gang tay, rửa sạch lau khô, trải bột ra lá chuối, bỏ nhụy tôm thịt vằm ở giữa gói lại để vào xửng hấp, thổi lửa độ 25 phút chín. Bánh này gói dày hơn bánh lá nên phải hấp lâu hơn bánh lá một tí. Nhụy tôm thịt vằm: tôm lột vỏ, thịt ba chỉ xắt nhỏ, hai thứ vằm chung nhỏ rồi xào tiêu hành nước mỡ cho thấm (Theo Hoàng Thị Kim Cúc).
    Bánh bột lọc: Làm theo được xay nhuyễn, lắng bột rồi đem phơi khô. Thứ hai, bột sắn được nhào và lọc bằng nước sôi, rồi nặn bột thành hình tròn và mỏng. Bỏ nhân vào, ép lại thành hình bán nguyệt nhỏ.
    Nhân bánh thường là tôm và thịt mỡ kho rim với nước mắm, muối tiêu, hành, đường, ớt. Sau đó, bỏ vào nước sôi luộc khoảng 15 - 20 phút. Khi nào thấy bánh trong suốt là được. Với bánh lọc gói, thay vì nhồi bột thì người nội trợ thường giáo bột, cho nước lạnh vào với tỷ lệ vừa phải, đặt lên xửng hấp. Bánh lọc gói khác bánh lọc trần ở chỗ người ăn không thấy ngay được nhân tôm thịt hấp dẫn ở bên trong. Tuy nhiên cái thú được bóc lá, được đụng tay vào chiếc bánh thường tạo cho thực khách cảm giác ăn thú vị hơn.
    Cả hai loại bánh được ăn chung với nước chấm pha chế khá khéo, mùi thơm của tỏi và chanh, mùi cay nồng của ớt và vị ngọt thoảng qua của đường...
    Bánh bèo Huế: Gạo được xay nhuyễn, khuấy đều cho thêm muối và mỡ rồi bắc lên bếp, phải luôn tay đảo để bột khỏi vón cục, sau đó múc đầy khuôn rồi hấp cách thủy khoảng 15 - 20 phút. Khuôn bánh bèo có thể là những ô gỗ hay là những chén nhỏ. Nhân bánh làm từ tôm giã nhuyễn sau đó rang trên chảo mở nóng, phi hành thật thơm với hỗn hợp muối, bột ngọt, tiêu... nhờ tài chế nước chấm nhạt bằng tỏi, ớt nên bánh càng thêm ngon.
    Cơm hến: khách đến Huế thường rất thích cách làm cơm hến Huế. Đây là món ăn 2 kiểu, lọc gói và lọc trần. Nguyên liệu làm bánh bột lọc là từ sắn tươi đòi hỏi sự khéo léo và công phu của người nội trợ.
    Cơm hến có 21 chất liệu như: hến, ớt tương, ớt màu, ớt dầm nước mắm, ruốc sống, bánh tráng nướng bóp vụn, muối rang, đậu phụng hay mè rang, dạ dày heo rán, mỡ và tóp mỡ, bột ngọt cuối cùng là cơm, các loại rau thơm, bắp chuối, cọng môn bạc hà xắt nhỏ, khế chua, tỏi, đường, hành khô chiên mỡ, gừng. Nguyên tắc là tất cả chất liệu trên đều phải để nguội nhưng nước hến thì luôn luôn giữ nóng trên bếp than. Cơm hến Huế là món thể hiện cách ăn với năm giác quan: nghe, nhai, nếm, chạm và ngửi đặc trưng nhất của người Huế.
    Bánh khoái ( Tương tự bánh xèo ): là loại bánh chuẩn bị cần sự kỹ càng, khéo léo. Bánh được làm từ bột gạo, khuấy cùng nước lạnh pha thêm ít muối, đường. Nhân bánh được làm bằng tôm, thịt nạc, nấm xào chung với nhau.
    Khi khuôn bánh trên lò nóng tráng dầu cho sôi rồi múc bột rải đều nhân bánh lên trên và đậy nắp đợi chín, sau đó mở ra cho thêm giá và rải tráng một lớp lòng đỏ trứng gà trên mặt bánh.
    Vài phút sau, gấp đôi bánh, lật lại mặt cho chín giòn rồi bày ra đĩa. Bánh khoái nóng được ăn kèm với rau sống và nước lèo. Nước lèo phải làm từ bột xúp sền sệt đầy hương vị, nấu từ gan lợn băm nhỏ, tương đậu nành, đậu phụng, mè và muối, ớt, tỏi, đường... Rau sống để ăn kèm với bánh thường rất đa dạng với các loại vả, chuối chát, khế, rau thơm, cải con.
    Bún bò, giò heo Huế: bún là thứ hàng ăn nơi nào cũng có như bún riêu, bún ốc, bún thang, bún chả cá, chứ không riêng gì Huế. Nhưng Huế vẫn nổi tiếng với món bún bò giò heo không nơi nào bắt chước được. Bún bò giò Huế thường là sự tổng hợp của rất nhiều chất liệu chế biến như sợi bún trắng, bò nhúng vừa chín tái, chả cua, chả thịt giò heo, thịt nạc, thịt gân hầm mềm rục... Với các thực khách sành ăn, bún bò giò heo Huế thường để lại trong họ vị cay xè của ớt, vị ngọt lịm của nước hầm, vị béo của miếng thịt bò và vị nóng hổi của nước bún đang bốc khói.
    Nem, tré: để cho ra đời một lọn nem nhỏ bằng bốn ngón tay, những người nội trợ Huế phải qua nhiều công đoạn như quết thịt heo nhuyễn rồi đem trộn với da heo thái mỏng cộng thêm hỗn hợp gia vị: mè, đường, muối, bột ngọt, tiêu; sau đó gói chặt và đóng thành một xâu dài. Muốn cho nem cứng, chặt, ăn giòn và ngon, người ta thường phải cho vào nhiều lớp lá, nếu ít lá lọn nem sẽ mềm và ăn không ngon. Thông thường trời nắng, nem để khoảng 2 ngày là chín,còn trời lạnh để khoảng 3 ngày mới ăn được.
    Các món chay: Huế là trung tâm phật giáo nên việc chế biến các món chay Huế được phát triển và nâng lên đến hàng nghệ thuật.
    Du khách đến đây thường rất kinh ngạc trước khả năng chế biến món chay của người Huế. Món chay không chỉ thể hiện cái lạ, cái ngon ở món ăn mà còn thông qua đó thể hiện khả năng sáng tạo, quan niệm sống hài hòa của người Huế. Nguyên liệu vẫn là của thực phẩm chay, nhưng thực khách được nếm các món ăn với hình thức hấp dẫn như trong đời sống dân dã như mì xào thập cẩm, hoành thánh, thịt heo quay kho, gà xé phay, bít tết, nem nướng, chả lụa hoặc tôm kho tàu, cháo gà... Đây thực sự là những món ăn luôn mang lại sự ngạc nhiên và niềm thích thú của thực khách trước tài sáng tạo của đầu bếp Huế.
    Bạn nào còn biết món khác xin bổ sung !

Chia sẻ trang này