1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cafe cóc ở Huế

Chủ đề trong 'Huế' bởi invalidsos, 11/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. KIENHSG

    KIENHSG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2002
    Bài viết:
    2.583
    Đã được thích:
    0
    Ở đường Bến Nghé đang mở quán cafe 8X kìa
    [​IMG][​IMG][​IMG]
    Được KIENHSG sửa chữa / chuyển vào 04:29 ngày 05/04/2007
  2. binhnguyen86

    binhnguyen86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    ẨM THỰC HUẾ


    Chè hạt sen
    Món chè sen bọc nhãn ***g xứ Huế đã nổi danh khắp chốn xưa nay. Chè có vị thơm dịu mát của sen, vị ngọt thanh của cùi nhãn, ăn một lần không thể nào quên. Hột sen nấu chè theo kiểu Huế thường là hột sen tươi, vẫn còn nhựa và thơm mùi lá mới.


    Nếu là hột sen khô thì thường được rửa và ngâm với nước lạnh, rất ít người đem ngâm nước tro hay một chất khác pha vào. Có lẽ vì người Huế sợ sen bị mất đi vị thơm nguyên chất vì "Sen không hương như cá ươn ngoài chợ, như trai ế vợ, như gái góa lỡ thời..."

    Hột sen nấu chè theo kiểu Huế được đem hấp chín, sau đó nấu chung với nước đường cát trắng hay đường phèn trong vắt cho đến khi sôi nhẹ. Vị ngọt của đường đủ thấm vào hột sen là bắc ra ngoài bếp. Để được nồi chè ngon, người nấu phải túc trực canh chừng để lửa cháy vừa phải, tay khuấy, trộn thật nhẹ nhàng, thời gian cũng chỉ vừa đủ để hạt sen "không già, không non". Nấu già, hột sen sẽ mất hương thơm tự nhiên. Nấu non, hương sen sẽ không tỏa ngát. Hương sen dịu mát tự nhiên là thứ "bùa mê" của chè sen xứ Huế mà không hương liệu nhân tạo nào thay thế được.

    Hình thức thăng hoa nhất của chè sen là chè hột sen bọc nhãn ***g. Hột sen màu trắng ngà, kết hợp với màu trắng trong của thịt nhãn (còn gọi là nhãn nhục) tạo ra một màu sắc rất dịu, hài hòa và thanh khiết. Hột sen chín bở được gói trong nhãn nhục mềm mại, giòn tan, hợp với sở thích và khẩu vị của nhiều lứa tuổi.

    Chè sen bọc nhãn ***g xứ Huế ngon nhất là chè sen hồ Tịnh Tâm bọc nhãn ***g Thành Nội. Hồ Tịnh Tâm nằm phía Đông Bắc Hoàng Thành. Cách đây hàng trăm năm đã nổi tiếng là nơi trồng sen nhiều nhất, hoa sen đẹp nhất và hạt sen thơm ngon đậm đà nhất của kinh thành Huế. Hạt sen hồ Tịnh, cùng với nhiều món ăn nổi tiếng khác của xứ Huế, đã trở thành những món quà quê hương, đại diện cho vùng đất luôn bàng bạc thơ văn và nhạc họa này, giống như chè Thái Nguyên, trà Đà Lạt, cà-phê Buôn Ma Thuột, mè xửng Song Hỷ, mực thước Tư Hiền, tôm khô Rạch Giá... Nhãn ***g được trồng bên những con đường chung quanh Đại Nội, đến mùa kết trái được ***g trong mo cau và gói lại cẩn thận. Có hai loại là nhãn ướt và nhãn ráo. Nhãn ướt mọng nước và thịt mềm. Nhãn ráo giòn nhưng thịt dày và hột nhỏ. Nhãn dùng bọc hạt sen ngon nhất là nhãn ráo. Hột nhãn ***g Thành Nội nhỏ nhắn và vừa vặn với hột sen hồ Tịnh. Do vậy, một người khéo tay với mỗi trái nhãn ***g Đại Nội vừa lột vỏ, có thể lấy hạt ra và thay bằng một hột sen hồ Tịnh, lành lặn và tự nhiên như thuở chưa "thay chàng đổi thiếp?.

    Nhãn ***g bọc trong hột sen hấp chín sẽ được đổ vào chung với nước đường cát trắng hay đường phèn để nguội. Quả nhãn đã ra đời, lớn lên rồi già và chín từ trong trái nên chẳng cần gia cố gì thêm. Và thế là, mùi thơm ngọt dịu mát của sen, của nhãn ***g, của đường phèn hòa chung nước mát đã hòa lẫn, thăng hoa để làm nên một cốc chè đầy sức hấp dẫn. Ai một lần đến Huế cũng nên một lần thưởng thức, và chắc chắn sẽ không thể lãng quên.

    (Theo VHNT ăn uống)

    [​IMG]
  3. binhnguyen86

    binhnguyen86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Gánh chè Huế
    CHÈ HUẾ​
    Ở Huế có tới mấy chục loại chè sang trọng, đài các có, bình dân có. Mỗi loại chè có một hương vị đặc biệt riêng. Người Huế khéo tay, ăn uống cầu kỳ, tinh tế nên chế biến được nhiều thứ chè lạ, ngon và bổ.
    Có những loại chè thanh cao mà cầu kỳ như chè hạt sen, chè nhãn bọc hạt sen, chè hạt lựu, chè thịt quay, chè môn sáp vàng, chè bông cau... Một số chè bình dân như: chè bắp, chè trôi nước, chè kê, chè khoai sọ, chè đậu ván, chè bột lọc, chè đậu xanh, chè đậu đỏ, chè thập cẩm, chè khoai môn, chè khoai mài, chè hột é...
    Có loại chè cầu kỳ như chè thịt quay. Chè thịt quay được chế biến từ những miếng thịt heo quay, cắt vuông bằng quân súc sắc nhỏ (có cả bì lợn, cả thịt) bọc ngoài là màng bột nếp, rồi cho vào nước đường đun thành chè. Chè này có lẫn cả vị ngọt và mặn nên ăn không ngấy. Chè hạt sen và chè nhãn bọc hột sen là loại chè thanh cao, được chế biến từ hột sen hồ Tịnh Tâm. Chè bắp nấu từ bắp ngô non ở Cồn Hến, chè bắp ngọt thanh, tinh khiết. Chè thập cẩm tổng hợp của nhiều loại chè như chè đậu xanh dừa, chè đậu đỏ, chè bột lọc... Mỗi thứ múc một tý cho vào ly, thêm nước đá, thêm tý cốt dừa. Chè Huế có loại phụ gia quan trọng nhất là bột đao (để làm các loại chè cần độ dẻo như chè đậu ván, chè bắp), đậu phộng rang giã nhỏ và nước dừa. Nước cốt dừa cho vào sau cùng làm tăng vị béo cho ly chè, đậu phụng rang phảng phất hương thơm, tăng thêm độ béo ngậy.
    Huế có đến hàng chục quán chè, hàng trăm gánh chè. Nổi tiếng nhất là chè Hẻm ở đường Hùng Vương, chè Tý ở đường Trần Phú, các quán chè ở đường Trương Định. Quán chè trong hẻm sâu thế mà đông khách suốt ngày đêm. Chè ở Huế rất rẻ, chỉ cần hai nghìn đồng là bạn đã có một cốc chè ngon. Chè cũng là một phần của văn hoá Huế, nếu mỗi tối nếm thử một vài loại chè, bạn cũng phải ở Huế cả tuần mới thưởng thức hết vị ngon của chè cố đô Huế.
    (Theo dactrung.net)

  4. binhnguyen86

    binhnguyen86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Bún bò giò heo

    Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.
    Bún thì không đâu không có, nhưng hình thức của con bún thì mỗi miền mỗi khác. Ở Hà Nội, xưa và nay cũng la liệt bún "bún riêu, bún chả, bún ốc, bún thang?" mà có lẽ đặc biệt nhất là bún chả, sợi bún rất mảnh lại cuộn từng lá mỏng, còn chả thì là thịt ba chỉ cặp vào thanh tre rồi đem nướng trên than hoa, chẳng khác gì bún thịt nướng ở Huế nhưng ngon hơn nhờ nước chấm và rau húng. Ở Huế cũng thế, có bún giò heo.
    Con bún làm bằng gạo xay có pha ít bột lọc nên con bún trắng hơi trong và săn hơn. Con bún Huế lại to hơn các nơi khác. Có hai loại bún, con bún thường được cuộn thành từng con nhỏ lúc đói bụng mà chấm nó với nước mắm ớt chanh tỏi thì tuyệt. Còn con bún để làm bún bò giò heo hoặc bún cua thường lớn hơn.
    Dọc hai bên đường bạn sẽ gặp ngay ở đây những gánh bún rất bình dân nhưng cũng rất ngon, rất đông khách? Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Đặc biệt là nồi bún, một nồi bằng nhôm dẻo rất mỏng và được người thợ gò xứ Huế gò rất khéo, trông giống một chiếc nồi đồng ngày xưa nhưng sâu và miệng rộng hơn. Cái nồi được chùi rửa kỳ cọ rất kỹ nên bao giờ cũng sáng trắng, trông rất thích mắt. Ăn một tô bún đang bốc khói, những sợi bún trắng trong nổi bật trên đó là những viên mọc hồng (được viên từ giò sống và thịt cua), những miếng móng giò được ninh mềm nhừ, với một chút màu trắng của những cọng rá và màu xanh của rau sống, húp một ít nước beo béo đậm đà kèm theo một chút gia vị mắm ớt chanh bạn sẽ thấy vô cùng thú vị, vừa cay, vừa nóng, vừa xuýt xoa, vừa nghe vị ngọt của nước bún của thịt chạy dần vào trong thực quản, chắc chắn bạn sẽ không quên được cái hương vị này. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.
    Bên cạnh những tiệm, những quán cố định trên hầu khắp các con đường trên kinh thành Huế, mỗi buổi sáng tinh mơ, bạn đi dạo các con đường xứ Huế sẽ thấy những cô con gái Huế cỡ mười tám đôi mươi, vai kẽo kẹt một gánh bún đi thành từng đoàn, khói bay nghi ngút, nói cười vui vẻ, đó là cô gái Huế đi bán bún gánh cho khách khắp cả thành phố. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi gánh mỗi hương vị nhưng tất cả đều Huế, Huế từ con bún, từ các nồi nhôm, từ dáng đi nhanh khoan thai nhịp nhàng, và cho dù bạn có khó tính đến đâu chắc cũng sẽ hài lòng khi thưởng thức một tô bún rất bình dân, rất rẻ nhưng nhiều khi lại rất ngon.
    Ở Huế, khách du lịch thường ghé đến quán bún bò Huế ở 11B Lý Thường Kiệt để thưởng thức.
    (Theo VHNT ăn uống)

  5. binhnguyen86

    binhnguyen86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Bánh canh cá lóc Huế

    Bánh canh cá lóc phải ăn khi đang thật nóng, khi ăn có thể cho thêm ớt bột loại cay, hành thái nhỏ, hạt tiêu, mì chính. Người ăn vừa "khoái khẩu" vì con bánh giòn, bùi, cá lóc thơm ngon, nước ngọt, lại vừa xuýt xoa toát mồ hôi vì ớt cay, càng ngon?
    Ở Huế có nhiều làng nấu bánh canh nổi tiếng như Nam Phổ (xã Phú Thượng, Huế), Thuỷ Dương, An Cựu? Bánh canh Nam Phổ nấu với chả tôm. Bánh canh An Cựu lại nấu tổng hợp bánh canh với da lợn, chả lợn viên nhỏ, huyết vịt, chả cua. Còn bánh canh Thuỷ Dương là bánh canh cá lóc nổi tiếng, thường bán ở các tiệm hẳn hoi. Ở Huế cứ sáng tinh mơ từng tốp năm ba thanh nữ, nón móc đầu gánh, gánh bánh canh thoăn thoắt từ phía Chợ Mai qua Đập Đá lên phố, phía cầu An Cựu cũng từng tốp gánh bánh canh toả ra khắp các phố, đến từng địa bàn quen thuộc của mình. Ưng Bình Thúc Dạ Thi, nhà thơ người Hoàng Tộc nổi tiếng của Huế đã ca ngợi hết lời món bánh canh Nam Phổ mà ông rất ưa thích trong một lời ca Huế:
    Mời anh chị chén bánh canh Nam Phổ
    Xơi vô bổ khoẻ, có chất bổ có mùi hương
    Lại thêm bát mẻ can trường
    Sâm Cao Ly cũng sút, rượu Quỳnh Tương cũng không bì
    Nay ở Huế đã có nhiều "phố bánh canh". Phố Mai Thúc Loan, có gần chục quán bánh canh cá lóc; ?ophố bánh canh? dọc đoạn quốc lộ 1A trước cổng Nhà máy dệt Thuỷ Dương. Ở đường Đống Đa đối diện với khách sạn Đống Đa cũng có quán bánh canh cá lóc buổi sáng, buổi chiều đều đông nghẹt. Bánh canh Nam Phổ, An Cựu chỉ phục vụ bà con dân phố ăn điểm tâm sáng. Còn khách ăn bánh canh cá lóc không chỉ là bình dân, mà đa phần là dân đi xe con, khách du lịch? có người ?onghiện? đến mức, cứ đúng giờ quán mở buổi sáng hoặc buổi chiều là có mặt để làm vài tô, dù phải đi ăn xa tới bảy tám cây số. Ăn xong đứng dậy ai cũng lau mồ hôi, hít hà sảng khoái lắm
    Bánh canh Nam Phổ hay Thuỷ Dương hấp dẫn người ăn vì cách chế biến công phu và hương vị đặc biệt của nó. Các "mệ Huế" bảo rằng nguyên liệu chính để làm bánh canh là bột gạo. Gạo ngâm đủ độ mới xay, sau đó sú bột và đưa vào cối giã như giã giò. Người ta giã bột tới hai ba giờ sáng, giã cho tới lúc "bột chín". Tức là bột chặt, dai mà không dính tay. Khi nấu nước vẫn trong, bột không nhão. Sau này người ta xay bột và nhào bột bằng máy thay cho "quết" (giã). Bột gạo quết chín, lăn mỏng cắt rời từng con. Một số quán nấu bánh canh bằng bột mì, hoặc bột gạo giã "không" chín nên thường tan vào nước quánh đặc, không ngon. Người bán bánh canh Nam Phổ, An Cựu nấu nồi nước sôi, bỏ vào các thứ chả tôm cắt thành miếng, chả cua, da lợn, chả lợn? Nêm các thứ gia vị xong phủ một lớp nước màu (gồm ớt hột, dầu, màu thực phẩm), khi nồi nước sôi kỹ thì cắt bột đã nhồi thành từng con bỏ vào. Phải giữ lửa sao cho nồi bánh lúc nào cũng nóng, nhưng không sôi để khỏi nhão con bột. Trên gánh bánh canh có một mẹt gia vị gần chục loại như mì chính, muối, nắm ớt, ớt tương, hạt tiêu, ớt thái lát, hành lá thái nhỏ? đựng trong các bát nhỏ. Khi người bán mở vung nồi bánh canh, dùng môi múc bánh canh cho khách ăn, một mùi thơm thanh nhẹ quyện lên theo gió. Đó là sự hoà quyện của mùi bột, mùi chả tôm, cua, mùi hành rất đặc trưng, quyến rũ và các màu sắc hồng, xanh, trắng, vàng lấp lánh.
    Còn bánh canh cá lóc thì chế biến cầu kỳ hơn. Sau khi nhào bột "chín", phải xử lý cá lóc. Cá lóc (cá đô, cá tràu theo cách gọi của miền Trung) được hấp vừa chín tới, săn từng thớ thịt. Tách riêng thịt cá, lòng cá và xương, đầu. Xương, đầu cá giã nhỏ gói vào vải màn cho lên nồi nấu để lấy "nước ngọt". Lòng cá lóc là loại mồi nhậu quý, bỏ riêng bán cho những người đặt hàng trước, hoặc để riêng phục vụ những người sành điệu gọi bánh canh lòng cá lóc. Còn thịt cá ướp tiêu, mắm, ớt, hành cho thơm. Khi khách gọi mới cán bột và cắt bánh thành từng con bột vừa đủ số bát mà khách gọi. Xong dùng môi chao cho con bánh chín xong đổ vào bát, gắp thịt cá lóc vào, xong múc nước dùng rưới cho vào.
    Bánh canh cá lóc phải ăn khi đang thật nóng, khi ăn có thể cho thêm ớt bột loại cay, hành thái nhỏ, hạt tiêu, mì chính. Người ăn vừa "khoái khẩu" vì con bánh giòn, bùi, cá lóc thơm ngon, nước ngọt, lại vừa xuýt xoa toát mồ hôi vì ớt cay, càng ngon. Một tô bánh canh cá lóc ba ngàn mà làm cho người ăn có cảm giác mình đang thưởng thức món cao lương mỹ vị nào đó. Ăn xong lại muốn ăn nữa. Ăn nhiều lần thì ?oghiền?. Loại đọi (tô) đặc trưng để ăn bánh canh là loại tô bèo, tức lòng tô nhỏ, hẹp, nhưng miệng tô thì loe rộng. Có lẽ vì ăn nóng lại nấu bằng bột gạo nên nếu múc loại tô lòng lớn, ăn lâu hết, bánh canh sẽ kém ngon.
    Cá lóc và gạo, cả hai sản vật đều ở trên cánh đồng quê, không chỉ nuôi sống còn người mà còn làm sang thêm danh tiếng các món ăn Huế, món ăn thuần Việt bao đời./.
    Theo Văn hóa nghệ thuật ăn uống

  6. binhnguyen86

    binhnguyen86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Bánh ướt thịt nướng
    Vùng đất Kim Long của Huế vốn nổi tiếng có nhiều nhà vườn. Nhưng nhiều người lại biết đến Kim Long nhờ có món ăn hấp dẫn: đó là bánh ướt thịt nướng.
    Bánh ướt là loại bánh tráng được làm bằng bột gạo có pha bột lọc, tráng mỏng hơn và dùng liền (nên gọi là bánh ướt chứ không phơi khô như bánh tráng). Thịt để nướng thường là thịt heo ba chỉ thái mỏng, ướp tiêu, hành, nước mắm, ngũ vị hương, mè (vừng). Thịt ướp sau vài giờ thì đem kẹp, nướng trên bếp than đỏ hồng cho đến khi đủ độ chín, dậy mùi thơm. Lấy thịt nướng này kẹp với rau thơm, giá, xà lách làm nhân để cuốn bánh ướt.
    Bánh ướt thịt nướng Kim Long ngon, hấp dẫn là nhờ chấm với loại nước chấm hết sức đặc biệt, được các chủ hàng chế biến từ nước mắm nguyên chất, đường, chanh, tỏi, ớt... như một bí quyết được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Chính nhờ hương vị nước chấm rất đặc trưng mà món ăn bình dân này của Kim Long được nhiều du khách biết đến, tạo thêm nét chấm phá trong bức tranh ẩm thực đa sắc màu của Huế.
    Với hương vị đặc trưng như thế, nếu có dịp đến Huế, trên đường đi thăm chùa Linh Mụ bằng ô tô hay du thuyền, bạn đừng quên ghé lại Kim Long để thưởng thức món ăn đậm đà hương vị quê hương này.
    (Theo VHNT ăn uống)
    Một số địa chỉ cần biết:
    - Quán Bánh ướt, Bún thịt nướng Huyền Anh
    Địa chỉ: 207 Kim Long, Huế
    Điện thoại: (84-54) 526105
    - Quán Tài Phú
    Địa chỉ: Số 2 Điện Biên Phủ

  7. binhnguyen86

    binhnguyen86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Bánh khoái
    Du khách đến Huế, ai cũng thích một lần được thưởng thức bánh khoái Thượng Tứ. Thượng Tứ hiện có ba quán bánh khoái là Lạc Thiện, Lạc Thạnh và Bạch Yến, là quán của ba anh em ruột đều bị câm. Tiệm bánh khoái Lạc Thiện có từ trước giải phóng...Tiệm chỉ có bốn bàn tầng trệt và ba bàn trên gác cho khách ngồi.
    Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống. Khuôn bánh khoái làm bằng gang hình tròn, to bằng hai bàn tay trẻ con có cán cầm. Khi nào có khách ăn, nhà hàng mới bắc khuôn lên lò đổ bánh. Múc một muôi bột trứng đổ vào khuôn nóng đã tráng mỡ. Tiếng bột bén mỡ xèo xèo bốc lên quyến rũ, bột chín vàng rơm thì gắp một miếng thịt bò nướng, lát mỡ nhỏ, một vài con tôm, ít giá bỏ vào một nửa phần bánh, dùng đũa lật phần bánh còn lại úp lên thành hình bán nguyệt lật bánh cho vàng đều hai bên, xong bày ra đĩa.
    Bánh ngon một phần nhờ nước lèo, thứ nước chấm chỉ các đầu bếp giỏi mới chế được. Ðây là bí quyết gia truyền, quyết định chất lượng, tạo nên hương vị thượng hạng của bánh khoái. Nước lèo Huế được chế biến rất cầu kỳ với hàng chục nguyên liệu như bột báng, gan lợn, mè (vừng), lạc rang... Quán bánh khoái Thượng Tứ tồn tại gần ba bốn chục năm nay, đã trở thành văn hoá ẩm thực Huế, làm say lòng du khách, thân thuộc với người Cố Ðô chẳng khác gì cơm hến, tiếng chuông chùa Thiên Mụ, con đò sông Hương. Vâng, đó chính là một phần văn hóa Huế.
    (Theo VHNT ăn uống)

    [​IMG]
  8. binhnguyen86

    binhnguyen86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Cơm hến
    Người Việt Nam ăn cơm kiểu nào cũng là cơm nóng chỉ có cơm hến nhất thiết phải là cơm nguội. Với người Huế hình như để bày tỏ quan điểm rằng chẳng có vật gì trên đời đáng bỏ đi nên mới bày ra món cá lẹp kẹp rau mưng.
    Cơm nguội với những con hến nhỏ lăn tăn làm sốt ruột người chế biến món ăn. Hến ở Huế, ngon nhất là hến Cồn. Hến là vị chủ của cơm hến, xào kèm theo bún tàu (miến), măng khô và thịt heo thái chỉ. Món thứ ba trong cơm hến là rau sống. Rau sống làm bằng thân chuối hoặc bắp chuối xắt mảnh như sợi tơ, trộn lẫn với môn bạc hà, khế và rau thơm thái nhỏ, có khi còn điểm thêm những cánh bông vạn thọ vàng, nhìn tươi mắt và có thêm mùi hương riêng.
    Nước luộc hến được múc ra từ chiếc nồi bung bốc khói nghi ngút bằng chiếc gáo làm bằng sọ dừa xinh xắn, cho vào đầy một cái tô đã có đủ cơm nguội, hến xào, rau sống và được gia thêm đủ vị đồ màu. Nước hến có giã thêm gừng, màu trắng đùng đục. Mê nhất là cái màu đùng đục ấy, ăn cơm hến mà chê nước đục là... dại..
    Bộ đồ màu của cơm hến là nhiêu khê nhất thiên hạ gồm 10 vị: ớt tương, ớt màu, ruốc sống, bánh tráng nướng bóp vụn, muối rang, hạt đậu phộng rang mỡ giã hơi thô thô, mè rang, da heo rang giòn, tóp mỡ, vị tinh. O bán cơm hến múc bằng những cái gáo mù u nhỏ xíu thoăn thoắt như đang vẩy nước.
    Hương vị bát ngát suốt đời người của tô cơm hến là mùi ruốc thơm dậy lên tận óc và vị cay đến trào nước mắt. Người mê cơm hến vẫn chưa vừa lòng với vị cay sẵn có còn đòi thêm một trái ớt tươi để cắn kêu cái rốp Nước mắt đầm đìa, mồ hôi ròng ròng nhỏ thế mà cứ xì xụp, xuýt xoa kêu ngon.
    (Theo VHNT ăn uống)

  9. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Có nhiều lần mình đi ra Huế chơi, đã từng ăn cơm hến một vài lần, quả thật Huế thật nhiều thân thương và chất chứa tình cảm!
    Mượn tạm bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử để nói về Huế, cũng như những cảm nhận và cảm xúc của mình về Huế qua những chuyến đi đến Huế, được dịp ăn các món ăn Huế rất rất ngon!
    Đây thôn Vỹ Dạ
    Sao anh không về chơi thôn Vỹ,
    Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên,
    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
    Lá trúc che ngang mặt chữ Điền?
    Gió theo lối gió, mây đường mây,
    Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay,
    Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
    Có chở trăng về kịp tối nay?
    Mơ khách đường xa, khách đường xa,
    Áo em trắng quá nhìn không ra,
    Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
    Ai biết tình ai có đậm đà?
  10. KIEPDATRANG

    KIEPDATRANG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    1.461
    Đã được thích:
    0
    CO BAN NAO BIET CACH LAM MON COM HEN KO
    BAN CO THE TRUYEN BI QUYET CHO TUI THI TI CAM ON NHIEU NHIEU LAM DOA
    DANG TAP NAU AN MA HIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIII

Chia sẻ trang này