1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cafe Hà Nội . Danh sách quán update p1

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi choc, 05/12/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bmm

    bmm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Gừng à, tớ thường xuyên ra 50 Nguyên Hồng mà chẳng biết mặt bạn mà chào, Công ty tớ ở gần đó mà. Tớ đi làm sớm lắm, măm sáng xong tạt qua 50, ngồi dưới gốc khế nhâm nhi đen đá. Hôm nào mà có nắng sớm nữa thì thật tuyệt, nhỉ, cái sân gạch mát ơi là mát. Có dạo tớ thuờng đến 50 buổi trưa, nhưng mà bây giờ buổi trưa thường đông người, nhất là cò nhà đất, cò ô tô, buôn thuốc giả và mấy ông bà già ngoại tình luôn mồm đòi hỏi. Nói thì bảo chê, chứ tớ chán đến 50 buổi trưa lắm, bây giờ chỉ đến buổi sáng thôi. Thích nhất ở Nguyễn Hồng là được cô chủ quán nhớ mặt, đến khỏi cần gọi, chỉ cần cô nhìn thấy, cười một cái, thế là ok.
    Bạn hay đến 50 Nguyên Hồng buổi nào, nhắn cho tớ một cái, mình gặp nhau buôn chuyện cho vui? Tớ nghe tên bạn nhiều nhiều rồi, cũng ...tò mò. Heheehe
    À quên, tớ là con gái ( kẻo nghe nick lại nhầm.Hic!)
  2. gungcayvn

    gungcayvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    3.222
    Đã được thích:
    1
    a, vậy là có một người thích ngồi ở Gallery giống Gừng rồi. Nhưng Gừng thường ngồi ở đó trong khoảng thời gian từ 6_8h30pm cơ, chứ chưa bao giờ ngồi buổi sáng hay buổi trưa thế nên chuyện bạn với Gừng ko biết nhau cũng phải thôi, hi hi. Mỗi thời điểm khác nhau trong ngày người ta sẽ có những cảm nhận khác nhau, đúng ko? Có thể, một hôm nào đó Gừng sẽ ở đó vào buổi sáng, hoặc buổi trưa để xem thế nào[​IMG]. Không biết là khi đó làm thế nào để nhận ra bmm nhỉ? Còn Gừng á, bmm cứ nhìn thấy đứa con gái nào suốt ngày toe toét cười, đi cùng một đồng chí con trai thấp hơn một chút cũng nhí nhố ko kém, thì chắc chắn là có Gừng ở trong đó. Hi hi... đó cũng chính là nguời giới thiệu Gallery cho Gừng biết đấy.
    Thời gian này Gừng đang thi học kì, nên ko qua đó nhiều được, còn thời gian trước thì một tuần có khi qua đó đến 3, 4 lần ấy. Còn lí do qua buổi chiều thì là vì sáng qua vp, chiều đi học về mới chui qua đó ngồi thiền được. Liên lạc với bmm thế nào nhỉ, để hôm nào qua đó Gừng sẽ alô cho[​IMG] Mà biết đâu lại chẳng phải là... làm quen khi đã quen nhẵn mặt ấy chứ, bmm nhỉ?
     
  3. gungcayvn

    gungcayvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    3.222
    Đã được thích:
    1
    a, vậy là có một người thích ngồi ở Gallery giống Gừng rồi. Nhưng Gừng thường ngồi ở đó trong khoảng thời gian từ 6_8h30pm cơ, chứ chưa bao giờ ngồi buổi sáng hay buổi trưa thế nên chuyện bạn với Gừng ko biết nhau cũng phải thôi, hi hi. Mỗi thời điểm khác nhau trong ngày người ta sẽ có những cảm nhận khác nhau, đúng ko? Có thể, một hôm nào đó Gừng sẽ ở đó vào buổi sáng, hoặc buổi trưa để xem thế nào[​IMG]. Không biết là khi đó làm thế nào để nhận ra bmm nhỉ? Còn Gừng á, bmm cứ nhìn thấy đứa con gái nào suốt ngày toe toét cười, đi cùng một đồng chí con trai thấp hơn một chút cũng nhí nhố ko kém, thì chắc chắn là có Gừng ở trong đó. Hi hi... đó cũng chính là nguời giới thiệu Gallery cho Gừng biết đấy.
    Thời gian này Gừng đang thi học kì, nên ko qua đó nhiều được, còn thời gian trước thì một tuần có khi qua đó đến 3, 4 lần ấy. Còn lí do qua buổi chiều thì là vì sáng qua vp, chiều đi học về mới chui qua đó ngồi thiền được. Liên lạc với bmm thế nào nhỉ, để hôm nào qua đó Gừng sẽ alô cho[​IMG] Mà biết đâu lại chẳng phải là... làm quen khi đã quen nhẵn mặt ấy chứ, bmm nhỉ?
     
  4. yeuem83

    yeuem83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    ctrong khu Vĩnh Hồ trên đường Tây Sơn có hàng Cafe uống rất hay cảnh đẹp có chim cây và hòn non bộ rất to co nhiều cá
  5. yeuem83

    yeuem83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    ctrong khu Vĩnh Hồ trên đường Tây Sơn có hàng Cafe uống rất hay cảnh đẹp có chim cây và hòn non bộ rất to co nhiều cá
  6. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Mình đọc đuợc 1 bài báo hay về café Hà Nội nên post lên cho mọi người cùng đọc xem có hay không nhé :
    Hà Nội danh giá mà khiêm nhường. Tràng An lịch lãm mà xập xệ, nhếch nhác. Kẻ Chợ náo nhiệt, tấp nập mà xô bồ. Bấy nhiêu cái tên của đất Trung Đô, qua bao thời kì, giờ vận đúng vào những gì đang diễn ra trong đời sống hàng ngày, hàng giờ, hàng phút. Thì cứ thử nhìn vào các quán cà phê ở Hà Nội...

    Hàng Hành, một trong những con phố nhỏ, có lẽ nhỏ và ngắn nhất của Hà Nội, chỉ du di trong ngoài trăm mét. Dễ non nửa số nhà phố này bán cà phê. Vì thế, Hàng Hành được biết đến như một phố cà phê với rất nhiều quán cà phê Nhân, mà không biết Nhân nào thật, Nhân nào không thật. Trước đây, cà phê Nhân ngon có tiếng, đến độ nhiều nơi mọc lên "chi nhánh". Có "chi nhánh" cà phê Nhân ở phố Nguyễn Thái Học, ở Láng Hạ, rồi ở... Và cũng trước đây, quán cà phê ở Hàng Hành không nhiều. Hàng ngày, từ tám giờ sáng đến khoảng 11 giờ khuya, cả phố tấp nập, xô bồ. Phố cà phê không mang vẻ lịch lãm. Xe đậu tràn lan dưới lòng đường, bàn ghế bày cả ra ngoài. Người uống thì đủ loại: công chức, nghệ sĩ, dân buôn bán, sinh viên, học sinh... nhiều và ngồi lâu đến độ không ít người nước ngoài phải ngạc nhiên, ngay cả người Hà Nội cũng phải ngạc nhiên. Người thưởng thức như một thú chơi. Người uống vì "định cữ".
    Nhiều người biến bàn cà phê thành chỗ bàn việc, tâm sự song phần nhiều tào lao chí khươn, giết thời giờ. Độ rày, cà phê Nhân, cà phê Hàng Hành kém dần, giờ không hơn nước gạo rang quá tay pha loãng. Cà phê đã kém, tách, thìa lại mất vệ sinh, trông nhôm nhoam cáu cạnh. Ít ra, không dưới hai lần, khi đã dùng gần hết cà phê tôi mới phát hiện trong tách có "vật thể lạ". Không hiểu sao quán vẫn đông như trước. Hè đường vẫn bị chiếm dụng làm chỗ rửa xe, dựng xe và bày biện bàn ghế như trước. Còn có thêm thứ gọi là fast food, hay "ăn sáng (trưa, chiều) "sành điệu".

    Tôi không được tường cà phê du nhập đất Kẻ Chợ khi nào song hẳn không thể sớm hơn thời điểm Hà Nội trở thành nhượng địa. Có lẽ giới công chức thực dân là những người đầu tiên đưa cà phê về Hà Nội. Bởi lẽ, người Việt Nam tự trước đến giờ vẫn có truyền thống uống trà dù đó là chè xanh hay chè mạn. Truyền thống đó kéo dài và ngự trị trong đời sống đến tận bây giờ. Cho nên dễ thấy, cà phê và các quán cà phê hầu hết đều (dùng từ chỉ thì đúng hơn) thịnh ở các đô thị, nhất là những thành phố lớn. Từ khi mở cửa, trong khoảng một chục năm, lần lượt các quán cà phê ở Hà Nội mọc lên như nấm. Những phố được coi là phố cà phê ở đất này có thể kể đến Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Triệu Việt Vương... Riêng phố Triệu Việt Vương có lẽ đúng hơn cả với danh tặng phố cà phê bởi dọc con phố, hầu như số nhà nào cũng mở hàng. Nhiều quán có cái tên nghe rất kêu như Family, Tiêu dao (Triệu Việt Vương), Milano, Đồng Vọng (Trần Hưng Đạo), Window, Paloma (Lí Thường Kiệt)... Ngày trước, các quán cà phê chỉ bán cà phê. Bây giờ thì khác, quán cà phê kiêm luôn cơm văn phòng, fast food, bia tươi, rượu... Điều đấy không trách ai được vì nếu chỉ bán cà phê suông thì lãi không đáng kể, chưa nói trong thời buổi này người ta mỗi lúc một eo hẹp thời gian hơn nên làm thế cho tiện.
    Về đại thể, quán cà phê được chia thành nhiều "phẩm cấp". Có những quán tồn tại trên dưới nửa đời người rất giản dị, khiêm nhường như Giảng, Lâm... Có những quán mới ra với cái tên rất tây và trông thì sang trọng. Khách hàng là những kẻ lắm của, nhiều tiền. Đến những chốn đấy, phần nhiều không phải uống cà phê. Có nhiều quán cà phê mở rất muộn, rất khuya, sau cả giờ đóng cửa của nhiều bar, vũ trường. Một trong số đó, nằm cạnh cái khách sạn rất to, rất sang trên đường Nguyễn Chí Thanh, là nơi tập trung của các cô, của nhiều cậu được cho là nhân viên khách sạn hàng xóm. Rồi cũng đầy những quán cà phê vỉa hè, rẻ thì có rẻ nhưng uống không vào.

    Tôi cũng không được tường ngày trước các cụ uống cà phê như thế nào. Trong một số tư liệu còn lưu lại, các cụ uống cà phê cũng cầu kì, kĩ tính hệt như thưởng thức trà. Có người cả đời làm khách một quán duy nhất, lại phải do đích thân tay chủ quán pha, tinh đến độ một lần chủ nhà ốm mệt, người giúp việc pha hộ liền bị phát hiện ngay. Các cụ uống không mấy khi dùng đá mà chỉ ưa thức cà phê đen nóng. Thức cà phê nâu, miền trong gọi là màu hoặc sữa, mãi sau này mới có. Bây giờ, người uống không theo một thói quen cố hữu cụ thể, thích thì uống, có lẽ bởi nhiều người uống quá.
    Cà phê ngày trước cũng không được sản xuất theo một dây chuyền nào mà rang xay thủ công theo kiểu gia truyền như cà phê Mai (Lê Văn Hưu), Huy (Thái Thịnh), Giảng (Hàng Gai), Lâm (Nguyễn Hữu Huân)... Dăm năm nay, nhiều thương hiệu có tiếng xuất hiện. Điều đấy cũng hợp lẽ bởi nước ta là quốc gia đứng hàng thứ hai, thứ ba về xuất khẩu ngành hàng này. Song không hiểu sao cà phê pha ở phần lớn các quán tương đối tệ, nhạt, loãng. Có lần, tôi đến một quán (ở Hàng Bạc) đã được "vinh danh" trong guide book dành cho khách du lịch, cà phê chẳng khác gì sữa Milo pha đặc. Một người là chủ một quán cà phê tiết lộ: Thông thường, mỗi lạng cà phê xay, người ta tính làm bốn hoặc năm phin. Nhưng không ít chủ quán, hoặc giả nhân viên ăn bớt, chia làm tám, thậm chí có khi chín hoặc hơn. Vì thế, cà phê nhạt, loãng.
    Tất nhiên, đấy là cà phê rang xay đã có phẩm cấp. Cũng có thể kể đến thứ cà phê công sở, còn gọi cà phê hoà tan. Thứ này vẫn chưa hợp mấy với khẩu vị của người Hà Nội, kể cả đối tượng cán bộ, nhân viên vốn rất ít thời gian. ? những quán cà phê sang trọng với nhiều cái tên nghe tây, cà phê cũng uống được nhưng theo một dòng hoàn toàn khác, có khi của ý, Bra- xin, rồi Mê- hi- cô... Những quán này không dành cho bộ phận khách bình dân phần vì không hợp khẩu vị, phần vì giá quá đắt. Giá đắt đã đành song ngon đến độ nào thì khó thẩm định vì tự trước tới giờ, người Hà Nội vẫn quen dùng cà phê của người Hà Nội với những quán đã có tuổi trên dưới bốn, năm chục năm và mấy năm gần đây bắt đầu ưa sản phẩm của Trung Nguyên. Thứ cà phê ấy, nếu pha không "ăn gian", uống vừa đậm, vừa đằm chứ không nhạt như cà phê ở mấy quán sang trọng kể trên. Tự dưng nghĩ mà buồn cho cà phê Việt. Cà phê Việt ngon có tiếng. Việt Nam cũng có tiếng về xuất khẩu cà phê mà không ít dòng cà phê vẫn thâm nhập mặc dù đấy là chuyện tất yếu thời buổi kinh tế thị trường. Có điều, bất luận quán như thế nào, lịch sự, sang trọng, bình dân hay xập xệ thì hầu hết xe cộ đều để ngổn ngang dưới lòng đường. Quán nào cũng có người bán báo, bán vé số chào mời. Và lạ nữa, giữa một không gian ngào ngạt mùi cà phê, thấy rất nhiều tiếng văng tục, nhiều câu chửi thề, những tiếng hằn học tiếc rẻ vì vừa thua lô, đề, vừa ăn "kèo" hụt...
    Có thể coi Hàng Hành là một phố cà phê thu nhỏ của các phố cà phê của Hà Nội.
    Không rộng, không lịch sự nhưng cà phê Giảng lúc nào cũng đông khách. Người uống đều là khách quen. Trí thức có, học sinh có, sinh viên có, người già có... Không có bóng dáng của dân "sành điệu" nhưng bao năm nay, quán cà phê này vẫn sống được. Ông Đức, một trong những người con thừa kế "thứ bảo vật gia truyền", quán cà phê với bí kíp pha cà phê trứng, bia trứng, kể: "Không ít lần, nhiều người đến dạm thuê mặt bằng hoặc mua đứt nhưng mấy anh em không bán dù làm vậy có khi lợi hơn mở quán túc tắc nhiều lần". Cũng quán này, nhỏ như thế, mặt bằng chật hẹp như thế nhưng hễ khách đến thì xe bao giờ cũng được cất vào trong nhà, ở gian cạnh quán.
    Hà Nội danh giá mà khiêm nhường. Tràng An lịch lãm mà xập xệ, nhếch nhác. Kẻ Chợ náo nhiệt, tấp nập mà xô bồ. Bấy nhiêu cái tên của đất Trung Đô, qua bao thời kì, giờ vận đúng vào những gì đang diễn ra trong đời sống hàng ngày, hàng giờ, hàng phút. Đấy, các quán cà phê bày ra cả....!
    (Theo HNM)
  7. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Mình đọc đuợc 1 bài báo hay về café Hà Nội nên post lên cho mọi người cùng đọc xem có hay không nhé :
    Hà Nội danh giá mà khiêm nhường. Tràng An lịch lãm mà xập xệ, nhếch nhác. Kẻ Chợ náo nhiệt, tấp nập mà xô bồ. Bấy nhiêu cái tên của đất Trung Đô, qua bao thời kì, giờ vận đúng vào những gì đang diễn ra trong đời sống hàng ngày, hàng giờ, hàng phút. Thì cứ thử nhìn vào các quán cà phê ở Hà Nội...

    Hàng Hành, một trong những con phố nhỏ, có lẽ nhỏ và ngắn nhất của Hà Nội, chỉ du di trong ngoài trăm mét. Dễ non nửa số nhà phố này bán cà phê. Vì thế, Hàng Hành được biết đến như một phố cà phê với rất nhiều quán cà phê Nhân, mà không biết Nhân nào thật, Nhân nào không thật. Trước đây, cà phê Nhân ngon có tiếng, đến độ nhiều nơi mọc lên "chi nhánh". Có "chi nhánh" cà phê Nhân ở phố Nguyễn Thái Học, ở Láng Hạ, rồi ở... Và cũng trước đây, quán cà phê ở Hàng Hành không nhiều. Hàng ngày, từ tám giờ sáng đến khoảng 11 giờ khuya, cả phố tấp nập, xô bồ. Phố cà phê không mang vẻ lịch lãm. Xe đậu tràn lan dưới lòng đường, bàn ghế bày cả ra ngoài. Người uống thì đủ loại: công chức, nghệ sĩ, dân buôn bán, sinh viên, học sinh... nhiều và ngồi lâu đến độ không ít người nước ngoài phải ngạc nhiên, ngay cả người Hà Nội cũng phải ngạc nhiên. Người thưởng thức như một thú chơi. Người uống vì "định cữ".
    Nhiều người biến bàn cà phê thành chỗ bàn việc, tâm sự song phần nhiều tào lao chí khươn, giết thời giờ. Độ rày, cà phê Nhân, cà phê Hàng Hành kém dần, giờ không hơn nước gạo rang quá tay pha loãng. Cà phê đã kém, tách, thìa lại mất vệ sinh, trông nhôm nhoam cáu cạnh. Ít ra, không dưới hai lần, khi đã dùng gần hết cà phê tôi mới phát hiện trong tách có "vật thể lạ". Không hiểu sao quán vẫn đông như trước. Hè đường vẫn bị chiếm dụng làm chỗ rửa xe, dựng xe và bày biện bàn ghế như trước. Còn có thêm thứ gọi là fast food, hay "ăn sáng (trưa, chiều) "sành điệu".

    Tôi không được tường cà phê du nhập đất Kẻ Chợ khi nào song hẳn không thể sớm hơn thời điểm Hà Nội trở thành nhượng địa. Có lẽ giới công chức thực dân là những người đầu tiên đưa cà phê về Hà Nội. Bởi lẽ, người Việt Nam tự trước đến giờ vẫn có truyền thống uống trà dù đó là chè xanh hay chè mạn. Truyền thống đó kéo dài và ngự trị trong đời sống đến tận bây giờ. Cho nên dễ thấy, cà phê và các quán cà phê hầu hết đều (dùng từ chỉ thì đúng hơn) thịnh ở các đô thị, nhất là những thành phố lớn. Từ khi mở cửa, trong khoảng một chục năm, lần lượt các quán cà phê ở Hà Nội mọc lên như nấm. Những phố được coi là phố cà phê ở đất này có thể kể đến Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Triệu Việt Vương... Riêng phố Triệu Việt Vương có lẽ đúng hơn cả với danh tặng phố cà phê bởi dọc con phố, hầu như số nhà nào cũng mở hàng. Nhiều quán có cái tên nghe rất kêu như Family, Tiêu dao (Triệu Việt Vương), Milano, Đồng Vọng (Trần Hưng Đạo), Window, Paloma (Lí Thường Kiệt)... Ngày trước, các quán cà phê chỉ bán cà phê. Bây giờ thì khác, quán cà phê kiêm luôn cơm văn phòng, fast food, bia tươi, rượu... Điều đấy không trách ai được vì nếu chỉ bán cà phê suông thì lãi không đáng kể, chưa nói trong thời buổi này người ta mỗi lúc một eo hẹp thời gian hơn nên làm thế cho tiện.
    Về đại thể, quán cà phê được chia thành nhiều "phẩm cấp". Có những quán tồn tại trên dưới nửa đời người rất giản dị, khiêm nhường như Giảng, Lâm... Có những quán mới ra với cái tên rất tây và trông thì sang trọng. Khách hàng là những kẻ lắm của, nhiều tiền. Đến những chốn đấy, phần nhiều không phải uống cà phê. Có nhiều quán cà phê mở rất muộn, rất khuya, sau cả giờ đóng cửa của nhiều bar, vũ trường. Một trong số đó, nằm cạnh cái khách sạn rất to, rất sang trên đường Nguyễn Chí Thanh, là nơi tập trung của các cô, của nhiều cậu được cho là nhân viên khách sạn hàng xóm. Rồi cũng đầy những quán cà phê vỉa hè, rẻ thì có rẻ nhưng uống không vào.

    Tôi cũng không được tường ngày trước các cụ uống cà phê như thế nào. Trong một số tư liệu còn lưu lại, các cụ uống cà phê cũng cầu kì, kĩ tính hệt như thưởng thức trà. Có người cả đời làm khách một quán duy nhất, lại phải do đích thân tay chủ quán pha, tinh đến độ một lần chủ nhà ốm mệt, người giúp việc pha hộ liền bị phát hiện ngay. Các cụ uống không mấy khi dùng đá mà chỉ ưa thức cà phê đen nóng. Thức cà phê nâu, miền trong gọi là màu hoặc sữa, mãi sau này mới có. Bây giờ, người uống không theo một thói quen cố hữu cụ thể, thích thì uống, có lẽ bởi nhiều người uống quá.
    Cà phê ngày trước cũng không được sản xuất theo một dây chuyền nào mà rang xay thủ công theo kiểu gia truyền như cà phê Mai (Lê Văn Hưu), Huy (Thái Thịnh), Giảng (Hàng Gai), Lâm (Nguyễn Hữu Huân)... Dăm năm nay, nhiều thương hiệu có tiếng xuất hiện. Điều đấy cũng hợp lẽ bởi nước ta là quốc gia đứng hàng thứ hai, thứ ba về xuất khẩu ngành hàng này. Song không hiểu sao cà phê pha ở phần lớn các quán tương đối tệ, nhạt, loãng. Có lần, tôi đến một quán (ở Hàng Bạc) đã được "vinh danh" trong guide book dành cho khách du lịch, cà phê chẳng khác gì sữa Milo pha đặc. Một người là chủ một quán cà phê tiết lộ: Thông thường, mỗi lạng cà phê xay, người ta tính làm bốn hoặc năm phin. Nhưng không ít chủ quán, hoặc giả nhân viên ăn bớt, chia làm tám, thậm chí có khi chín hoặc hơn. Vì thế, cà phê nhạt, loãng.
    Tất nhiên, đấy là cà phê rang xay đã có phẩm cấp. Cũng có thể kể đến thứ cà phê công sở, còn gọi cà phê hoà tan. Thứ này vẫn chưa hợp mấy với khẩu vị của người Hà Nội, kể cả đối tượng cán bộ, nhân viên vốn rất ít thời gian. ? những quán cà phê sang trọng với nhiều cái tên nghe tây, cà phê cũng uống được nhưng theo một dòng hoàn toàn khác, có khi của ý, Bra- xin, rồi Mê- hi- cô... Những quán này không dành cho bộ phận khách bình dân phần vì không hợp khẩu vị, phần vì giá quá đắt. Giá đắt đã đành song ngon đến độ nào thì khó thẩm định vì tự trước tới giờ, người Hà Nội vẫn quen dùng cà phê của người Hà Nội với những quán đã có tuổi trên dưới bốn, năm chục năm và mấy năm gần đây bắt đầu ưa sản phẩm của Trung Nguyên. Thứ cà phê ấy, nếu pha không "ăn gian", uống vừa đậm, vừa đằm chứ không nhạt như cà phê ở mấy quán sang trọng kể trên. Tự dưng nghĩ mà buồn cho cà phê Việt. Cà phê Việt ngon có tiếng. Việt Nam cũng có tiếng về xuất khẩu cà phê mà không ít dòng cà phê vẫn thâm nhập mặc dù đấy là chuyện tất yếu thời buổi kinh tế thị trường. Có điều, bất luận quán như thế nào, lịch sự, sang trọng, bình dân hay xập xệ thì hầu hết xe cộ đều để ngổn ngang dưới lòng đường. Quán nào cũng có người bán báo, bán vé số chào mời. Và lạ nữa, giữa một không gian ngào ngạt mùi cà phê, thấy rất nhiều tiếng văng tục, nhiều câu chửi thề, những tiếng hằn học tiếc rẻ vì vừa thua lô, đề, vừa ăn "kèo" hụt...
    Có thể coi Hàng Hành là một phố cà phê thu nhỏ của các phố cà phê của Hà Nội.
    Không rộng, không lịch sự nhưng cà phê Giảng lúc nào cũng đông khách. Người uống đều là khách quen. Trí thức có, học sinh có, sinh viên có, người già có... Không có bóng dáng của dân "sành điệu" nhưng bao năm nay, quán cà phê này vẫn sống được. Ông Đức, một trong những người con thừa kế "thứ bảo vật gia truyền", quán cà phê với bí kíp pha cà phê trứng, bia trứng, kể: "Không ít lần, nhiều người đến dạm thuê mặt bằng hoặc mua đứt nhưng mấy anh em không bán dù làm vậy có khi lợi hơn mở quán túc tắc nhiều lần". Cũng quán này, nhỏ như thế, mặt bằng chật hẹp như thế nhưng hễ khách đến thì xe bao giờ cũng được cất vào trong nhà, ở gian cạnh quán.
    Hà Nội danh giá mà khiêm nhường. Tràng An lịch lãm mà xập xệ, nhếch nhác. Kẻ Chợ náo nhiệt, tấp nập mà xô bồ. Bấy nhiêu cái tên của đất Trung Đô, qua bao thời kì, giờ vận đúng vào những gì đang diễn ra trong đời sống hàng ngày, hàng giờ, hàng phút. Đấy, các quán cà phê bày ra cả....!
    (Theo HNM)
  8. PianoLove

    PianoLove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Cà fê Hà nội thì em đã thử nhiều nhưng có lẽ không rành nhất là hai món Cà Fê trứng và cà fê Cappuchino, không phải là chưa uống nhưng em không rõ về cách pha nguyên bản , và như thế nào là ngon , về hai món cà fê này em mong bác nào biết thì trả lời cho em và cho em địa chỉ uống đâu thì ngon nhá
    Nhớ cà fê thế này về nhà mà uống nhiều mặt lại lên đầy mụn cho mà xem ....
  9. PianoLove

    PianoLove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Cà fê Hà nội thì em đã thử nhiều nhưng có lẽ không rành nhất là hai món Cà Fê trứng và cà fê Cappuchino, không phải là chưa uống nhưng em không rõ về cách pha nguyên bản , và như thế nào là ngon , về hai món cà fê này em mong bác nào biết thì trả lời cho em và cho em địa chỉ uống đâu thì ngon nhá
    Nhớ cà fê thế này về nhà mà uống nhiều mặt lại lên đầy mụn cho mà xem ....
  10. saint_just

    saint_just Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    mình ko dám nói la dành về capucino mà mình chỉ hay uống thôi.nếu mình ko nhầm thì cái đặc trưng nhất của cafe capucino là lớp bọt nằm bên trên!khi pha loại cafe này ko cần phải đánh nhiều mà chỉ cần cho nước vào , khoắng nhẹ là tự nhiên nổi lên 1 lớp bọt.mình ko biết goût của các bạn thế nào! nhưng mình thì thường cho vào 1 ít sữa đặc và khoắng đều cho nổi nhiều bọt! và mình thích nhất lớp bọt bên trên! vừa thơm mùi café, vừa thơm mùi sữa!nếu thích thì bạn có thể cho thêm một chút cacao vào cũng được! nhưng như thế mùi vị của café sẽ bị giảm đi một phần, vì thay vào đó là vị của cacao!
    còn nói về café trứng thì thật đáng tiếc, mình chưa có may nắm để cò dịp thưởng thức mùi vị của loại café này!vì có lẽ trước đây mình ko có thói quen uống café.mãi khi sang bên này , theo thói quen của người pháp , thường ăn sáng với bánh croissant và uống café! nhưng một điều kì lạ là mình ko thấy bên Pháp có café trứng! hoặc là chưa gặp, bác nào biết , viết một bài về café trứng cho em mở rộng tầm mắt với!
    còn nũa, bác nào có bài về café chồn thỉ post luôn nhé. em nghe bảo ngon lắm, ngửi thì đúng là thơm thât! nhưng mà mỗi lần em uống loại này vào là đầu em nó cứ quay quay! mệt như sắp chết!
    cám ơn các bác trước nhé!Text

Chia sẻ trang này