1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CAFE, NHẠC VÀ ĐÀM ĐẠO

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Tran_Thang, 29/11/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tớ nghiên cứu chữ viết và tìm được một phông chữ Quốc Ngữ. Phông chữ này có thể tương đương với Khải Thư của chữ Hán. Trong ngôn ngữ, chữ viết là "phần xác", ngữ âm là "sức sống" của nó. Viết hay đọc là mang lại sức sống cho văn bản. Quan điểm của tớ là như thế...

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 30/11/2013
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    ...đồng thời tớ nghĩ ra một loại bảng viết phấn mới (nhưng chưa có điều kiện thực hiện, chỉ cần số tiền khoảng 1/1000 số tiền chi cho Viện Toán của GS Ngô Bảo Châu). Loại bảng này sẽ giúp giáo viên VN viết chữ đẹp hơn...

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 14/01/2014
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi đã có đề cập đến việc phải giải phóng ngôn ngữ, là tách biệt hai yếu tố ngữ hiệu và ngữ âm của tiếng Việt. Làm thế nào tiếng Việt (vốn có trước chữ Quốc ngữ) lại có thể bị giam hãm trong các chữ cái Alphabet !? Bạn có thể tham khảo thêm nhận định sau của GS Hoàng Phê:

    “Chữ viết là một hệ thống kí hiệu đồ hoạ được sử dụng để cố định hoá ngôn ngữ âm thanh. Chức năng của chữ viết, vì vậy, là đại diện cho lời nói. So với lời nói thì chữ viết xuất hiện sau. Vì vậy chữ viết tất phải phụ thuộc vào lời nói. Khi giữa lời nói và chữ viết không có sự phù hợp nữa thì phải cải tiến chữ viết chứ không phải cố tìm cách phát âm theo chữ viết hiện hành, bởi vì làm như vậy là "ngược”, chẳng khác nào sửa đầu cho vừa mũ, sửa chân cho vừa dép, sửa người cho vừa quần áo” (Hoàng Phê)

    Rõ ràng khi chữ Quốc ngữ chỉ là phương tiện ghi âm thì chữ phải được cải tiến sửa đổi cho phù hợp với các vùng miền. Chức năng đại diện cho lời nói thì nó phải phụ thuộc lời nói, nói cách khác, chữ viết là tập hợp con của tập hợp lời nói, vì tất thảy các từ trong từ điển tiếng Việt vẫn không ghi lại đầy đủ giọng nói hay phương ngữ ngoài xã hội. Tuy nhiên chữ viết lại có những chức năng ngôn ngữ khác mà lời nói không có, đấy là chức năng văn bản, là nhìn và đọc hiểu, nó vượt không gian và thời gian. Mọi ngôn ngữ đều mang tính đồng nhất và khác biệt. Chữ viết không những cũng đồng nhất và khác biệt mà còn hiển nhiên hơn lời nói ở cái việc nhìn, như ví dụ về chữ differAnce so với chữ differEnce. Ở hai chữ này không có mấy khác biệt về ngữ âm (đọc như nhau, do đó nghe cũng như nhau), chỉ còn một khác biệt vượt trội hiển nhiên giữa A và E. Nhưng rõ ràng nhất phải kể đến chữ Hán với vô số đồng âm dị chữ. Khác biệt này hoàn toàn có nghĩa. Vậy thì không thể nói chữ viết là đại diện, là tập hợp con của lời nói được. Và để ngôn ngữ nói và viết phát huy được những ưu điểm của nó thì buộc ta phải giải phóng ngôn ngữ, tức tách biệt tiếng nói và chữ viết sao cho không còn lệ thuộc vào nhau.

    Vấn đề thứ hai của việc phải giải phóng ngôn ngữ là chúng ta, nhất là học sinh phổ thông, cần có một sự phản tỉnh (reflection) về việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của mình. Đó là những cố kết giữa lời nói (kí hiệu) và điều-được-nói (thụ hiệu) cần phải được giải tỏa. Kí-hiệu (signifier) gắn liền với thụ-hiệu (signified) để tạo nghĩa là cấu trúc truyền thống Nho học. Theo tôi học sinh cấp III nên phản tỉnh (phản tỉnh ở đây là có ý thức hơn trong việc sử dụng) về cấu trúc này. Nó bất tiện trong việc học văn, nhất là ngoại ngữ (không nên học từ vựng, ngữ pháp và bài văn riêng biệt). Một nghịch lí là học nhiều ngoại ngữ một lúc xem chừng ...dễ hơn học song ngữ.

    [​IMG]
    i) Học ngoại ngữ theo lối song ngữ.
    ii) Học theo lối Hậu cấu trúc.
    Lần cập nhật cuối: 04/12/2013
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Mình bị ... bí một số vấn đề Triết. Bí mà biết mình bí là phản-tỉnh... Ở trên tôi có đề cập đến phản-tỉnh. Phản-tỉnh về cái gì? Là đặt phản-tỉnh vào chữ viết...Nghe cũng là lạ...

    Xét lại cái gọi là "đại-diện" (representation). Ai làm công ty cơ quan mà chẳng biết đại-diện...mặt...bự...Thủ trưởng cử đại diện, Giám đốc cử đại diện... Đại diện là thay mặt. Người đại-diện không quan trọng bằng điều-được-đại-diện...Tôi đang nói về giải phóng ngôn ngữ, để chúng ta có thể tìm về một thứ Đạo Học đặt nền móng trên chữ viết. Trong thời đại tin học này chúng ta đều viết bằng mười đầu ngón tay. Trước cũng đã có một đợt cải cách chữ viết đơn giản hơn, bị dư luận phản ứng nên dừng. Nay thì một số nước châu Âu cũng đặt vấn đề viết chữ đơn giản hơn. Thật khó mà thuyết phục mọi người hãy viết chữ như ...phông chữ của tôi. Nếu viết theo phông chữ của tôi mà quen tay thì thật khó mà viết chữ Tây. Cách tốt nhất là tạo một sự tham chiếu. Muốn tìm những yếu điểm của chữ Việt thì buộc ta phải bước ra bên ngoài hệ thống (như định lí bất toàn Godel), sau khi tách khỏi yếu tố ngữ âm. Lấy chữ Hán mà qui về chẳng hạn. Chữ Hán có những ưu nhược điểm của nó. Nhược điểm là nó quá chặt chẽ về nghĩa. Ưu điểm thì quá rõ, đó là thứ chữ vẫn được bảo tồn qua bao thế hệ. Vậy thì với chữ Quốc ngữ, khi ta giải phóng khỏi lệ thuộc ngữ âm thì còn gì? Đơn giản là chúng ta vẫn còn lại chữ để...viết. Viết là thao tác. Chữ Hán có 8 nét cơ bản thì chữ Việt chỉ có ...3 nét cơ bản thôi. Bạn đừng nghĩ rằng viết chữ như thế nào miễn đọc và hiểu là được. Viết chữ như "chữ bác sĩ" thì không thể gọi là viết chữ được. Đấy là quan điểm hình thức lạc hậu của Saussure. Các nhà Hậu cấu trúc cho rằng yếu tố vật chất của chữ viết mang tính quyết định. Đâu phải con tàu thống nhất bắc-nam nào cũng cũng làm nhiệm vụ vận chuyển như nhau mà con tàu phải như thế nào, trang bị thông thoáng sạch sẽ ra sao, dịch vụ ân cần chu đáo đều là những yếu tố vật chất, nó quyết định ý nghĩa của một con tàu. Chữ viết cũng vậy. Tôi lấy ví dụ chữ "n". Ai cũng thấy chữ này quá đơn giản nhưng mấy ai viết chữ "n" bằng tay này đúng theo một chuẩn mực và xem được. Chữ "n" của tôi cũng vậy. Tuy nó đơn giản chỉ là 2 vạch ngắn và thẳng nhưng tập viết thế nào để nó song song với mọi nét thẳng trong văn bản mới khó...

    [​IMG]
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tớ lục lọi lại Hiện Tượng học thì phát hiện một điều thú vị: Hiện tượng học Husserl là phương pháp, tuy khoa học, nhưng loại trừ ngữ cảnh, đưa hiện tượng vào ngoặc đơn và ...phán quyết theo chủ-quan của mình. Hiện tượng học ảnh hưởng khá nặng ở miền nam nhưng ở miền bắc thì nó được Trần Đức Thảo nỗ lực kết hợp với duy vật biện chứng. Trần Đức Thảo giảm trừ (reduction) lí-tưởng (ideal) thành điều-thực (the real). Hai xu hướng hiện tượng học này ...chẳng ăn nhập gì với nhau cả. Trong giáo dục chẳng hạn, luôn có hai xu hướng hiện tượng học này: một loại bỏ những đổi mới khách quan, và một lạm dụng chính những đổi mới này. Cả hai xu hướng này đều chứng tỏ hiện tượng học đã không được giảm trừ đến mức cần thiết. Một đằng không có phương tiện để phản tỉnh, một đằng bám vào những "điều thực" vốn biến thiên. Đổi mới hay cải cách về vật chất và tư duy đều vô tác dụng, vì nó bị hiện tượng học giảm trừ, chỉ còn lại...nhu cầu.

    Còn một thứ mà ít ai nhắc đến, đó là Đạo Học. Đạo Học cũng vậy, không thể dùng phép giảm trừ để chỉ còn "Nho Khổng, lễ nghĩa, hiếu học". Như vậy là chưa giảm trừ hiện tượng học đến mức cần thiết...

    Lần cập nhật cuối: 08/12/2013
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Như thế cái bí của tớ là:

    1 - Việc giảm trừ hiện tượng học phải đến mức độ nào là tối ưu? Giống như ÂM NHẠC chẳng hạn, nếu muốn học nhạc thì bạn phải giảm trừ hiện tượng âm nhạc đến từng nốt nhạc.

    2 - Khi hiện tượng học được giảm trừ đến mức tối ưu thì nó phải có vai trò gì với ngữ cảnh? Như bạn biết đàn thì phải biết hòa tấu, trình diễn.

    3- Phản tỉnh phải hiểu như thế nào? Có phải là độ biến thiên giữa hai sự-kiện (fact) hay hai nghiệm-sinh (lived experience) không? Ở đây tôi đưa ra một nhận định: Độ biến thiên kiện tính càng nhỏ thì giảm trừ hiện tượng càng sát thực.

    Bạn nào trả lời tớ ba vấn đề trên tớ xin nhường chức...Đạo Trưởng.
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Có thể lấy ví dụ thực tế thế này, hai sự kiện:

    i) Không học đạo hàm
    ii) Hãy học classbook.


    Hai sự kiện này xảy ra cách khoảng 2 năm. Biến thiên giữa hai sự kiện này khá lớn chứng tỏ Hiện Tượng học đã không được giảm trừ đến mức tối ưu (đến hàng đơn vị). Những khác biệt:

    - "Học-đạo-hàm" chưa thực sự trở thành một nghiệm-sinh (lived experience) hay tri-giác (perception), nghĩa là khái niệm đạo hàm chưa tạo thành một thứ cảm giác (sensation). Chính cảm giác này là chất-liệu (matter) mà Husserl gọi là hình-thể (hyle - từ "hình-thể" này là tớ đặt vì tớ thấy nó thích hợp).

    - Rõ ràng "học-classbook" tuy không đến hàng đơn vị như "học-đạo-hàm", nhưng nó tạo nên một thức cảm giác vật chất gần với hiện tượng học hơn "đao-hàm". Thứ cảm giác vật chất này tùy thuộc mỗi tầng lớp xã hội.

    - Liệu việc "học-classbook" có phản tỉnh việc "học-đạo-hàm", tức classbook phủ định hoặc khẳng định việc "học-đạo-hàm" ?

    Vấn đề đặt ra là:

    - Việc "học-đạo-hàm" là cơ bản hơn "học classbook", do đó "học-đạo-hàm" dẫn đến "học-classbook" hợp lí hơn là ngược lại (bản thân chữ "đạo hàm" cũng có nghĩa là "định hướng" - đó là "hệ số góc").

    - Nếu classbook bổ sung cho đạo-hàm thì giữa classbook và đạo-hàm không có mấy khác biệt tức biến thiên sự-kiện nhỏ.

    Hai điều này nói lên tính chất biện chứng giữa hai sự-kiện.

Chia sẻ trang này