1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cafe và các quán ăn ở Hà Nội

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi Boong76, 21/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tinyquynh

    tinyquynh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    0
    Hì, lại nói đến Trần Quốc Toản, ngày xưa ở đó có một hàng kem chuối ngon tuyệt. Đi quá mấy dãy hàng mà Cỏ xước nói, rẽ vào một ngõ nhỏ ở ngay đầu lối rẽ, vào nhà cuối cùng. Ở đó, tứ đời chỉ bán kem chuối. Chuối xắt miếng, cán mỏng, tẩm đường, hoặc hình như là sô cô la, nhúng vào sữa, rồi rắc dừa lên thì phải, cho vào tủ lạnh. Chuối cán mỏng đông lại, ăn mát lịm, lại có cả vị thơm thơm của dừa nữa.Kể ra bây giờ trời lạnh rồi, mô tả món này thì có vẻ không thích hợp lắm. Hihi, nhưng mà vẫn cứ muốn nói đến. Không biết bây giờ người ta còn bán món này không. Còn nhó ngày xưa đi học luyện thi Hạ Hồi, hay ra Trần Quốc Toản ăn sinh tố, rồi rẽ vào đó làm vài cái kem. Vừa rẻ, vừa ngon, nhớ mãi đến giờ.
    Quynh
  2. Hết_tên

    Hết_tên Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2002
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Nếu thay đổi cách pha chế có thể làm mất đi hương vị đặc trưng của nó. Cà phê ngoại với nhiều người uống lần đầu dễ có cảm giác bị ?osốc? - vị đắng ?obốc? lên nhanh, mùi hương ngào ngạt nhưng lại mau phai, không như cà phê Việt cứ thấm từ từ, rất ?odai?.
    Thông thường cà phê đen được pha theo tỷ lệ cà phê 1, nước sôi 1,5 nhưng ngon nhất phải là nước 2. Nghĩa là pha lượt đầu tiên nước 1 theo tỷ lệ 1:1 (nước xăm xắp mặt bột cà phê), cho rót hết nước 1, không sử dụng. Bắt đầu từ nước 2 pha tỷ lệ 1: 1,5 mới đem ra ?onhâm nhi?. Lúc này, bột cà phê qua một lần nước đã kịp ?onở? ngấm đều hương vị. Nước pha nên xài nước sôi để nguội rồi nấu sôi lần hai mới đem châm.
    Cà phê buổi tối dành cho những người ?okhông chịu ngủ? được pha theo kiểu Espresso rất đậm đặc. Thay vì tỷ lệ 1:1,5, loại này chỉ pha phần nước ngang hoặc ít hơn phần cà phê. Lúc dọn cà phê Espresso không cần bày phin, chỉ sử dụng tách rất nhỏ có quai, không dọn thêm đường hay sữa. Châu Âu thích uống cà phê có pha các loại rượu mùi hương trái cây, thậm chí là hương cà phê. Cách chế biến của loại này không quá cầu kỳ: đổ khoảng 30 ml rượu mùi vào, tách bật lửa hơ trên mặt rượu để bay bớt cồn, châm liền hơn 1/3 tách cà phê vào rượu, sau đó bắt ngay một vòng kem sữa tươi lên mặt cà phê, uống nóng. Món này thường được dùng sau khi ăn, dễ tiêu, tạo cảm giác ?oấm bụng?.
    Với cà phê đá hay cà phê sữa đá, cách pha chế không khác với cà phê đen, phần đá đập nhuyễn khuấy đều tạo bọt vừa. Tránh dùng dụng cụ lắc vì tuy đẹp nhưng làm ly cà phê quá nhiều bọt, khó uống. Có khoảng 95% khách nước ngoài uống cà phê đá đều yêu cầu có ống hút, khác hẳn với người Việt Nam không bao giờ sử dụng ống hút khi uống cà phê.
    Kiss me, please
  3. Hết_tên

    Hết_tên Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2002
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Nếu thay đổi cách pha chế có thể làm mất đi hương vị đặc trưng của nó. Cà phê ngoại với nhiều người uống lần đầu dễ có cảm giác bị ??osốc??? - vị đắng ??obốc??? lên nhanh, mùi hương ngào ngạt nhưng lại mau phai, không như cà phê Việt cứ thấm từ từ, rất ??odai???.
    Thông thường cà phê đen được pha theo tỷ lệ cà phê 1, nước sôi 1,5 nhưng ngon nhất phải là nước 2. Nghĩa là pha lượt đầu tiên nước 1 theo tỷ lệ 1:1 (nước xăm xắp mặt bột cà phê), cho rót hết nước 1, không sử dụng. Bắt đầu từ nước 2 pha tỷ lệ 1: 1,5 mới đem ra ??onhâm nhi???. Lúc này, bột cà phê qua một lần nước đã kịp ??onở??? ngấm đều hương vị. Nước pha nên xài nước sôi để nguội rồi nấu sôi lần hai mới đem châm.
    Cà phê buổi tối dành cho những người ??okhông chịu ngủ??? được pha theo kiểu Espresso rất đậm đặc. Thay vì tỷ lệ 1:1,5, loại này chỉ pha phần nước ngang hoặc ít hơn phần cà phê. Lúc dọn cà phê Espresso không cần bày phin, chỉ sử dụng tách rất nhỏ có quai, không dọn thêm đường hay sữa. Châu Âu thích uống cà phê có pha các loại rượu mùi hương trái cây, thậm chí là hương cà phê. Cách chế biến của loại này không quá cầu kỳ: đổ khoảng 30 ml rượu mùi vào, tách bật lửa hơ trên mặt rượu để bay bớt cồn, châm liền hơn 1/3 tách cà phê vào rượu, sau đó bắt ngay một vòng kem sữa tươi lên mặt cà phê, uống nóng. Món này thường được dùng sau khi ăn, dễ tiêu, tạo cảm giác ??oấm bụng???.
    Với cà phê đá hay cà phê sữa đá, cách pha chế không khác với cà phê đen, phần đá đập nhuyễn khuấy đều tạo bọt vừa. Tránh dùng dụng cụ lắc vì tuy đẹp nhưng làm ly cà phê quá nhiều bọt, khó uống. Có khoảng 95% khách nước ngoài uống cà phê đá đều yêu cầu có ống hút, khác hẳn với người Việt Nam không bao giờ sử dụng ống hút khi uống cà phê.
    Kiss me, please
  4. XIM

    XIM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    Oh la la Sành điệu quá! XIM cả đời hôm qua có lẽ là lần đầu tiên uống cafe một cách tử tế, espresso, không có khiếu nhâm nhi mà chỉ là cafe tán dóc như ở nhà mình thôi, cũng ko hình dung ra là nó ngon thế (hay tại không khí nhỉ?)!!! Qua bài của Bác Hết tên em mới được biết thêm nhiều điều, bác phổ cập tiếp cho cả nhà đi ạ!
    XIM@
    If U think U can then U can, if U think U can't, U R right
  5. XIM

    XIM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    Oh la la Sành điệu quá! XIM cả đời hôm qua có lẽ là lần đầu tiên uống cafe một cách tử tế, espresso, không có khiếu nhâm nhi mà chỉ là cafe tán dóc như ở nhà mình thôi, cũng ko hình dung ra là nó ngon thế (hay tại không khí nhỉ?)!!! Qua bài của Bác Hết tên em mới được biết thêm nhiều điều, bác phổ cập tiếp cho cả nhà đi ạ!
    XIM@
    If U think U can then U can, if U think U can't, U R right
  6. Hết_tên

    Hết_tên Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2002
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Uống trà là thói quen và là thú tiêu khiển bình dị của nguời châu Á. Ở một góc độ nào đó, người Việt Nam xem trà là loại thức uống thể hiện tình bạn, sự đầm ấm, hạnh phúc của gia đình. Vì thế nó xuất hiện bắt buộc trong các bữa tiệc cưới hỏi hay gặp gỡ khách quý.
    Tính sơ ở VN có đến vài chục loại trà khác nhau. Tùy sở thích mà người ta chọn trà sen, trà lài hay trà khổ qua, trà hoa cúc, trà actisô, trà trái vải, trà trái nhàu...
    Phần đông người miền Nam dùng trà lài có hương nhẹ nhàng, thoảng và đơn giản trong cách pha chế. Người ta có thể pha trà trong ấm kiểu, bình thủy tinh, thậm chí còn có món ?otrà đá? kèm theo mỗi bữa ăn đựng trong chiếc bình nhựa. Trong tiết trời lành lạnh, buổi sớm đầy sương mù, người miền Bắc thích dùng trà sen. Hương sen thơm nồng thật lâu tan. Chiếc ấm phải làm bằng đất nung, chung trà nhỏ xíu, chỉ ước chừng ?ovài ngụm? là cạn, được đặt trên chiếc khay bằng tre hun khói cho sậm màu. Cái đặc biệt là chiếc ấm trà không bao giờ súc hay rửa. Ấm để càng lâu năm thì hương trà càng đậm đà, càng ngon vì ấm bằng đất hấp thụ hương trà mỗi ngày.
    Nếu là buổi sáng, trà phải được pha đậm. Bao giờ cũng phải rửa trong một ít nước đầu rồi đổ đi. Nước sau sẽ ngon, sạch sẽ và hương không bị lẫn. Có thể dùng trà sen, lài hay hoa cúc. Các loại trà mang hương trái cây nên uống vào các buổi xế chiều hay tối. Không dùng vào đúng bữa ăn vì như thế sẽ làm món ăn mất ngon mà thay vào đó là trà thường, pha loãng, hơi đăng đắng là hợp nhất. Nó vừa giúp dễ tiêu hóa đồng thời làm bay mùi thức ăn.
    Với những ai đã ?oquen? trà, mỗi buổi sáng trước khi bắt đầu một công việc mới, dành ít phút ngồi bên bình trà con, thêm một vài chiếc bánh ngọt thì đã là một bữa sáng đầy thú vị.
    Kiss me, please
  7. Hết_tên

    Hết_tên Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2002
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Uống trà là thói quen và là thú tiêu khiển bình dị của nguời châu Á. Ở một góc độ nào đó, người Việt Nam xem trà là loại thức uống thể hiện tình bạn, sự đầm ấm, hạnh phúc của gia đình. Vì thế nó xuất hiện bắt buộc trong các bữa tiệc cưới hỏi hay gặp gỡ khách quý.
    Tính sơ ở VN có đến vài chục loại trà khác nhau. Tùy sở thích mà người ta chọn trà sen, trà lài hay trà khổ qua, trà hoa cúc, trà actisô, trà trái vải, trà trái nhàu...
    Phần đông người miền Nam dùng trà lài có hương nhẹ nhàng, thoảng và đơn giản trong cách pha chế. Người ta có thể pha trà trong ấm kiểu, bình thủy tinh, thậm chí còn có món ??otrà đá??? kèm theo mỗi bữa ăn đựng trong chiếc bình nhựa. Trong tiết trời lành lạnh, buổi sớm đầy sương mù, người miền Bắc thích dùng trà sen. Hương sen thơm nồng thật lâu tan. Chiếc ấm phải làm bằng đất nung, chung trà nhỏ xíu, chỉ ước chừng ??ovài ngụm??? là cạn, được đặt trên chiếc khay bằng tre hun khói cho sậm màu. Cái đặc biệt là chiếc ấm trà không bao giờ súc hay rửa. Ấm để càng lâu năm thì hương trà càng đậm đà, càng ngon vì ấm bằng đất hấp thụ hương trà mỗi ngày.
    Nếu là buổi sáng, trà phải được pha đậm. Bao giờ cũng phải rửa trong một ít nước đầu rồi đổ đi. Nước sau sẽ ngon, sạch sẽ và hương không bị lẫn. Có thể dùng trà sen, lài hay hoa cúc. Các loại trà mang hương trái cây nên uống vào các buổi xế chiều hay tối. Không dùng vào đúng bữa ăn vì như thế sẽ làm món ăn mất ngon mà thay vào đó là trà thường, pha loãng, hơi đăng đắng là hợp nhất. Nó vừa giúp dễ tiêu hóa đồng thời làm bay mùi thức ăn.
    Với những ai đã ??oquen??? trà, mỗi buổi sáng trước khi bắt đầu một công việc mới, dành ít phút ngồi bên bình trà con, thêm một vài chiếc bánh ngọt thì đã là một bữa sáng đầy thú vị.
    Kiss me, please
  8. gierach

    gierach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    0
    Thank you bac het_ten. Bac con bai nao hay thi post tiep len cho ba con thuong thuc.
  9. gierach

    gierach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    0
    Thank you bac het_ten. Bac con bai nao hay thi post tiep len cho ba con thuong thuc.
  10. Hết_tên

    Hết_tên Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2002
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Trà hương nhài
    Cái thú uống trà hương nhài, tuy chẳng gọi là tao nhã, sang trọng, song cũng được khá nhiều người Hà Nội ưa thích. Mặc dù trà nhài còn thua trà sen ở chỗ trà nhài chỉ để uống chơi hay tiếp khách, dân gian cổ sơ không ai dùng để dâng cúng trên bàn thờ.
    Sớm đầu hạ, mở hé khung cửa sổ. Một làn hương thơm mát nhẹ nhàng lan tỏa trong không gian. Lấy một ca nước nhỏ, đem ra ngoài hàng hiên, từ từ rẩy lên những cành lá xanh non tươi mát, tròn xoe như những đồng tiền mới tinh. Nhưng mà dù có yêu hoa đến mấy, cũng nhớ đừng hái nhài vào buổi sáng sớm, bởi bông nở thì đã sắp tàn hương, bông nụ thì còn đang ngậm mùi.
    Muốn hái nhài để ướp chè hương, thì vào tầm trưa nắng nỏ, khẽ dùng tay búng dăm bảy nụ nhài hàm tiếu, dân gian vẫn gọi là nụ bộp, nụ hoa chưa hề hé cánh nhưng cũng không còn se sắt, cứng cỏi như lúc ban sớm. Đem hoa vào đặt trong chiếc bát sứ nhỏ, thả một nhúm chè móc cây Thái Nguyên chính cống một tôm hai lá lên trên rồi đậy kín lại. Hoa nhài ta, gọi là nhài quế, tuy hoa đơn, cánh mỏng như vị hương thơm ngát ướp trà mới thơm, chứ giống nhài Trung Quốc, hoa bụ bẫm, cánh dày nom thích mắt nhưng hương thơm hơi nồng gắt, đem ướp trà tựa như đem ướp hương nhân tạo.
    Sau bữa cơm, khẽ khàng mở chiếc bát sứ, xóc lên nhè nhẹ, nhặt mấy bông nhài đã nở bung bỏ ra cạnh khay nước, rồi đem trà hãm trong chiếc ấm tích nhỏ ủ trong giỏ tre đan. Chè ngấm, lấy nước sôi tráng qua đôi chén nhỏ. Làn hương nhẹ thoảng bay lên từ chén trà nhỏ xíu.
    Ngày nay hiếm có gia đình Hà Nội nào lại dày công tự mình ướp trà. Hầu hết các bà vợ đều đảo qua phố Hàng Điếu để mua trà ướp đủ các kiểu hương hoa mà uống suốt vụ.
    Kiss me, please

Chia sẻ trang này