1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cải Cách Chữ Viết ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi NangKhuya, 28/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. starboard_side

    starboard_side Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Bạn không hiểu ý tôi, tôi thấy bạn gì ấy bạn ấy bảo thay IÊU bằng IU, tôi thử đưa ra vài ví dụ để bạn ấy thấy muốn thay đổi thì không phải dễ thôi..
  2. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Iêu và Iu chỉ là biến âm thường gặp ở 2 miền thôi mà. Nói thế nào thì vẫn hiểu được. Tôi nghĩ nên theo đa số, đó là Iêu, mặc dù nó hơi dài dòng, thêm một chữ Ê thôi.
  3. starboard_side

    starboard_side Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Bạn CPHZ xem lại xem những chữ sau nếu đổu IÊU bằng IU thì có được không nhé:
    (Nói) ĐIÊU = (Nói) ĐIU
    MIÊU (TẢ) = MIU (TẢ)
    (Liêu) XIÊU = (Liêu) XIU
    KHIÊU (Khích) = KHIU (Khích)
    THIÊU (ĐỐT) = THIU (ĐỐT)
    2 nguyên âm khác nhau mà bạn bảo thay đổi cứ như không ý, trình độ bạn cao siêu quá.
  4. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Ờ tôi cũng hơi nhầm thật, ƯU và IU mới là biến âm của 2 miền.
    Tôi cũng đã từng nói ở trước là IÊU và ƯƠU mới là biến âm rồi.
  5. phuongdung8682

    phuongdung8682 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Ặc Ặc , em đồng ý. HỦY và HỦI làm sao mà viết giống nhau được cơ chứ.
  6. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    UY và UI theo tôi nên hoán đổi lại cho nhau, như thế sẽ hợp với cách viết QUI thay cho QUI, hoặc là những chữ như là NGUIỄN, QUÌNH...
    Khi đó cách bỏ dấu sẽ là với chữ I chứ không thể là Y, bởi vì Y là bán nguyên âm. Ví dụ: THUÍ, QUÍ... thay cho THUÝ, QUÝ...
    Các chữ như Ý, Ỷ... sẽ viết lại là Í, Ỉ...
  7. luckkuck

    luckkuck Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    5
    Ngán cái ông Châu Phi như ngán cơm nếp mắc mưa. Ổng cứ theo tôi thế này, theo tôi thế kia, làm như ổng là nhà thông thái
  8. gentletiger

    gentletiger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2003
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    0
    Khi đó, chauphihwangza thâm thúy trở thành chauphihwangza thâm thúi
  9. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì chẳng thâm thúy/ thâm thúi gì đâu. Chỉ là gentletiger mắt cận nhìn nhầm THUÍ với THÚI nhưng nói chữ cũng thâm thuí/ thâm thuý đấy chứ.
  10. starboard_side

    starboard_side Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Nếu chỉ vì những biến âm thế này mà phải thay đổi thì đúng là rỗi hơi. Cách phát âm tiếng Việt thay đổi đa dạng ngay trong từng vùng, làm sao mà thay đổi cho hết? Tôi hơi lạ là tại sao bạn cứ thích thay dổi những chuẩn mực đã được thống nhất bằng những thứ phức tạp hơn nhỉ? ÚI VÀ ÚY chắc chắn sẽ dễ phân biệt hơn ÚI và UÍ rồi, đúng không? Mà ý tương này hình như không phải của bạn đâu, bằng chứng là có cái bài này (1 ý tưởng kiểu "Thử xem sao") được post lên TTVNOL cách nay cũng lâu rồi:
    http://5nam.ttvnol.com/tiengviet/119670.ttvn

    Thử tìm giải pháp cho người yêu dùng i-ngắn thay cho y-dài
    Nguyên Nguyên
    Hầu như những ai thích đọc sách báo chữ Việt đều biết rằng vào khoảng giữa thập niên 1960, ở Sàigòn bắt đầu có hiện tượng táo bạo cổ súy mọi người dùng chữ I thay cho chữ Y. Thí dụ trong khi bình thường người ta viết: ''''tôi có yêu một người đàn ông Mỹ'''', những người thích i-ngắn sẽ viết: ''''tôi có iêu một người đàn ông Mĩ''''. Người cổ võ mạnh mẽ nhất là nhà văn Nguyễn Hữu Ngư. Ông này mê cái mốt-I dữ dội đến độ dùng một bút hiệu thường trực là Nguiễn Ngu Í. Nguiễn Ngu Í chơi thân với học giả Nguyễn Hiến Lê cho nên chẳng bao lâu sau, người ta thấy học giả họ Nguyễn tiếp tục lăng xê mốt-i và từ khoảng đầu thập kỉ 1970 cho đến cuối đời, các tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê đều in các từ dùng Y ra i-ngắn hết. Chỉ trừ họ Nguyễn của tiên sinh không thấy thay đổi chữ y ra i thôi.
    Cái mốt thay y bằng i từ thập kỉ 80 cho đến bây giờ gần như mỗi ngày một lan tràn mạnh hơn. Và hiện có vẻ thịnh hành ngay tại Việt Nam. Tuy nhiên luôn luôn người đọc thấy nó như bị một cái hạn chế nào đó. Hạn chế đó hình như dính liền với những lời chế giễu cái mốt-i này. Ai muốn chỉ trích nó rất dễ. Họ chỉ cần lôi tên người nữ ca sĩ có gốc ''''Bến Ngự Sông Hương'''' là xong. Họ nói đổi y thành i chắc phải gọi tên ca sĩ Thanh Thúy thành Thanh Thúi sao? Nhỡ Thanh Thúy chửi mình hay đi kiện mình thì làm sao đây? Thành ra phát triển của mốt-i này luôn luôn bị hãm lại nhờ ở tên tuổi của người ca sĩ đất Cố Đô đó chăng? Những người thuộc ''''trường phái'''' mốt-i cũng không chịu thua, và họ thường trích dẫn quyển Việt Nam Văn Học Sử Yếu của học giả Dương Quảng Hàm, trong đó họ Dương có viết đại khái rằng dùng i thay cho y cũng không sao! Tuy nhiên giới yêu i-ngắn vẫn chưa giải quyết được việc thay i cho y đứng cuối từ như: Thúy Kiều, thấy, suy đoán, v.v.
    Sau đây xin mạo muội đề nghị một giải pháp cho những người iêu thay y bằng i.
    Trước hết xin quan sát một vài nguyên âm đôi như ''''ươ'''' trong từ như ''''hứơng'''' hay ''''hưởng''''. Ta để ý trước hết vị trí của dấu sắc hay dấu hỏi. Dấu nằm ở đâu? Trên ư hay trên ơ. Nếu trên ư: hướng sẽ đọc ra là hứ-ơng chứ không phải hư-ớng.Hướng có dấu trên ư (hứ-ơng) có vẻ có âm không sâu bằng có dấu trên ơ (hư-ớng) và chỉ sắc hơn hương một chút thôi. Do đó âm hướng thật sự đọc ra hướng hoàn toàn nhờ ở dấu sắc đặt để trên chữ ''''ơ'''' tức nguyên âm đi sau chứ không phải đi trước (ư).
    Tương tự, ta có thể thử các từ dùng nguyên âm đôi như phường thành ra phừ-ơng và phư-ờng, hay thưởng thành ra thử-ơng và thư-ởng, hoặc Phượng ra phự-ơng hay phư-ợng. Ta sẽ thấy ngay có một sự khác biệt nhưng rất ít. Dấu để vào âm sau ''''đúng'''' hơn nhưng có đánh sai ra âm trước, cũng không sao, không chết ai! Nhưng phải nhận rằng có. . . khác.
    Giải pháp để hoá giải cái ''''âm nạn'''' ''''thanh thúi'''' này trong một ngẫu nhiên nằm trọn trong cách đánh dấu chữ I trong tên Nguiễn Ngu Í. Tức là nếu muốn hoá giải từ THÚY khi dùng I thay cho Y ta PHẢI đánh dấu ngay trên chữ i như trong tên Nguiễn Ngu Í:
    THANH THÚY nếu muốn thay Y bằng I phải viết ra THANH THU-Í
    Tương tự, thủy (nước) sẽ được viết là thu-ỉ.
    Thùy mỵ -> thuì mị (tức thu-ì mị)
    Trọng Thủy -> Trọng Thuỉ (tức Trọng Thu-ỉ)
    Thế còn những từ như ''''suy đoán'''' thì sao. Ngày xưa đi học tiểu học các thầy các cô thường nói Y còn gọi là Y-cà-réc (Y-grecque - Y của tiếng Hy Lạp). Ngày nay ta thường gọi nó là I-dài. Do đó khi có âm Y cuối của một từ không dấu, nếu cần I thay cho Y, ta chỉ dùng 2 chữ i là xong? ''''Suy đoán'''' do đó có thể viết theo người ''''iêu-i'''' là SUII ĐOÁN (tức Sui-i đoán).
    Tương tự, tuy nhiên viết thành tuii (tui-i) nhiên. Say sưa thành Saii sưa.
    Tương tự, Mầy sẽ trở thành Mâ-ì hay Mâì. Thành ra lần đầu tiên tiếng Việt có cảnh nguyên âm đôi, mỗi âm lãnh một dấu phía trên! Nghĩa là a trong Mầy có hai dấu: dấu mũ và dấu huyền. Do cách viết ''''iêu-i'''', a chỉ mang dấu mũ và dấu huyền nhường lại cho i đi đàng sau! Thí dụ khác: Sức mấy => Sức mâí, có vẻ OK như thường.
    Vẫn còn một cái kẹt! Đó là kẹt ở truyền thống văn hoá con người. Kẹt ở từ Yêu viết thành Iêu có lẽ không quan trọng lắm vì có yêu thì cũng có ''''không yêu'''' hay ''''hết yêu'''' hay trong khi yêu chợt thấy người yêu mình đôi khi cũng như ''''yêu'''' như ''''quỷ''''! Tức là YÊU đổi ra IÊU không vi phạm nhiều lắm đến văn hoá cổ truyền vì theo thông thường nó có nghĩa hơi tương đối và luôn luôn có các từ khác thay thế (như THƯƠNG chẳng hạn). Nhưng trục trặc ở một từ khác nằm trong cốt lõi của văn hoá Việt Nam: đó là Thầy, một từ hàm chứa ít nhiều tính cách thiêng liêng. Thầy nằm trong trục ''''quân sư phụ'''' của hệ thống Khổng Mạnh và cũng là từ gọi người Thân Phụ (Cha) trong một số nhiều gia đình ở ngoaì Bắc. (Riêng người viết người Sàigòn nhưng không hiểu sao đã gọi thân phụ là Thầy cũng như ông đã gọi ông Nội như vậy). Theo mốt ''''iêu-i'''' Thầy sẽ trở thành Thâ-ì.
    Không được, dù đã có một giải pháp cho giới iêu-i, xin mọi người hãy cố gìn giữ lấy Y.
    Nguyên Nguyên

    Được starboard_side sửa chữa / chuyển vào 13:55 ngày 16/01/2007

Chia sẻ trang này