1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cải cách Hội quần chúng - Các vấn đề pháp lý

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi littlesmile, 16/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Trên luật thế đấy . Nhưng bác nào thử lập một cái hội nhạy cảm kiểu "Hội chống tham nhũng " , hay một liên đoàn lao động không chịu sự kiểm soát của Tổng liên đoàn lao động VN hiện nay xem . Khó hơn lên trời đấy !
    Mấy cái quyền lập hội này nhạy cảm lắm !
  2. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0

    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 13:54 ngày 16/02/2005
  3. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0

    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 13:54 ngày 16/02/2005
  4. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Xin mời đóng góp ý kiến dự thảo Luật về Hội:
    Dự thảo Luật
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 09:05 ngày 03/11/2005
  5. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Không biết những điều của littlesmile bàn luận thành lập hội là Các hình thức nào ? cho hỏi có phải là hội nhóm thành lập với mụuc đích vui chơi giải trí hay là trao đổi kiến thức, online offline,? Nếu nói về hội kevin nghĩ ít nhiều cũng liên quan đến hình thức tập trung đông người cùng sinh họat ở nơi công cộng phải hông ? Nếu vậy chúng ta có thể xem lại quy định tại Mục 7 của Thông tư số 09/2005/TT-BCA ngày 5-9-2005 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18-3-2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng thì cơ quan có thẩm quyền (UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh) không cho phép tiến hành hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng trong các trường hợp sau:
    - Có một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 5 Nghị định số 38/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại điểm 2 Thông tư này như: Lợi dụng các quyền tự do dân chủ của công dân để thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc lôi kéo, xúi giục... hoặc để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác; thuê, nhận làm thuê hoặc giúp sức cho người khác thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng...
    - Người đăng ký hoặc người đại diện cho tổ chức đăng ký hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm 5.1 Thông tư này như: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc đang phải chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế; người bị phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách...
    - Có sự khai báo gian dối trong hồ sơ đăng ký hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng.
    - Việc tiến hành hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng đó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự công cộng, đến môi trường sống, đến thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; tác động xấu đến đoàn kết trong nội bộ nhân dân, đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, đến việc thực hiện các chính sách xã hội khác của Đảng và Nhà nước.
    hơi bị chính chị quá
  6. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Hội thảo lấy ý kiến dự án Luật về hội để trình phiên họp Chính phủ tháng 12-2005
    ?oLuật này sinh ra để đảm bảo quyền tự do lập hội. Vì vậy khi dân muốn lập hội, nhà nước không được quyền từ chối, nếu không phải nêu rõ lý do và cơ sở pháp lý. Dự luật phải quy định quyền khiếu nại ở đâu, toà án giải quyết thế nào, trừng trị những người ngăn cản việc lập hội trái luật ra sao, chứ không thể tuỳ thích cho người này lập hội mà không cho người kia?.
    ?oTư duy soạn luật là quản lý nhân dân, song tôi nghĩ người cần quản lý là cán bộ, công chức. Bởi vì người dân đóng thuế là để nuôi cán bộ cơ mà! Theo tôi, luật phải hết sức tránh để cán bộ, công chức can thiệp vào hoạt động của hội?

    (Trần Vũ Hải ?" Luật sư)
    ?oĐây là luật tư chứ không phải luật công, nó phải tạo điều kiện cho sự liên kết công dân với nhau. Chính vì thế dù không cho phép tôi vẫn cứ lập hội và không ai dám nói là sai. Nhưng dự luật lại để ra ngoài những tổ chức như hội đồng hương, hội bảo thọ ? thì rất có khả năng tạo cơ hội cho cán bộ xã, phường ?obắt bẻ??.
    (Hoàng Ngọc Giao ?" Tiến sĩ)
    ?oHội sẽ là chủ thể chính khi chúng ta xây dựng xã hội dân chủ. Vậy quản lý nhà nước là cái gì, không thể cứ như karaoke, đăng ký xe gắn máy không quản được là cấm. Cần nhớ lập hội là quyền tự do của công dân?
    (Phạm Tuấn Khải ?" Phó Ban xây dựng pháp luật Văn phòng Chính phủ)
    ?oHành chính công quyền không được can thiệp vào công việc nội bộ của hội?
    (Đinh Ngọc Mậu ?" Giáo sư, Tiến sĩ)
    ?oNên thay việc các bộ quản lý hội bằng việc thực hiện quyền thanh, kiểm tra theo luật?
    (Phạm Chi Lan ?" Ban Nghiên cứu của Thủ tướng)
    (Theo Pháp luật TP Hồ Chí Minh ngày 14.12.2005)
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 09:31 ngày 14/12/2005

Chia sẻ trang này