1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cái cảm giác sợ này - cái cảm giác mà ta không nên có

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi smartguy88, 12/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    đọc takts như đọc osho, nhưng lẫn lộn hơn một chút.
    giống như một tôn giáo, nhưng chân lý.... vì chân lý như chính osho viết.... chỉ có mình tự nhận ra....
  2. Hienscarlett

    Hienscarlett Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    0
    hì, đọc những gì takts vít thôi ^^
    còn để đọc đc takts thì lại đơn giản hơn đọc Osho nhìu, takts nhỉ
    Được hienscarlett sửa chữa / chuyển vào 08:20 ngày 18/04/2008
  3. hatbuicodoc

    hatbuicodoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Cản giác sợ hãi là cảm xúc cơ bản của động vật nói chung, cũng là cảm giác mà con người ai ai cũng có. Vì vậy nếu có cảm giác sợ hãi là chuyện hết sức bình thường.
    Nhưng trong trường hợp của bạn, có lẽ ý bạn muốn đề cập đến việc bạn có cảm giác sợ hãi với cả những diều, những người, trên thức tế, không hề đáng sợ. tôi hiểu thế có đúng không nhỉ?
    Khoan hãy đổ tội cho điều này hay điều kia, cho tôn ti trật tự hoặc cho ngôn ngữ. Trước hết thì, theo bạn, cảm giác sợ hãi thực chất là do cái gì sinh ra?
    Cản giác sợ hãi, tôi nghĩ đơn giản, là cảm giác sinh tồn, sinh ra khi đối mặt với một nguy cơ bị tổn thương. Khi kẻ yếu đối mặt với kẻ mạnh, kẻ yếu sinh ra cảm giác sợ hãi, thực ra cũng là do kẻ mạnh tiềm tàng khả năng làm tổn thương kẻ yếu. Đấy là nói chung.
    Khi bạn đứng trước một người trên vai vế, do quan hệ họ hàng, do bằng cấp, do quyền lực hay do địa vị xã hội, bạn cảm thấy yếu thế, tự đặt mình vào vị trí kẻ yếu, và bạn sợ hãi, đó là vì bạn cho rằng kẻ kia có thể làm tổn thương bạn. Dĩ nhiên, nguy cơ tổn thương này biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như bị coi thường, bị đánh giá xấu về đạo đức, bị thù hằn trù dập, thậm chí bị ăn bạt tai...vv
    Từ đấy suy ra, cảm giác sợ hãi thái quá của bạn bắt nguồn từ sự phóng đại những nguy cơ tổn thương mà đối phương có thể gây ra. dĩ nhiên, nhưng nguy cơ đó không phải là không có thật.
    Vậy để khắc phục cảm giác sợ hãi thái quá của mình, bạn cần đánh giá đúng nguy cơ tổn thương mà bạn phải gánh chịu, sau đó xem xét kả năng chấp nhận những tổn thương đó nếu nó xảy ra. Ví dụ, với một người bà con thuọcc hàng cha chú có những lời nói không hay về gia đình bạn chẳng hạn. Nguy cơ tổn thương ở đây là gì? Là sự đánh giá tiêu cực về đạo đức ( cho rằng bạn hỗn láo, vô giáo dục) của bản thân người dó dành cho bạn, va của những người chịu ảnh hưởng của người đó (những người họ hàng khác, khi nghe người đó kể lại). Vậy để đối phó với điều đó, một là, bạn sẵn sàng chấp nhận và sau đó tìm cách khắc phục đánh giá đó, hai là, cao hơn nữa, bạn có cách diễn đạt nhẹ nhàng, từ tốn, có những hành động đúng mực để giảm thiểu sự đánh giá tiêu cực đó.
    Thế nên, có lẽ trong trường hợp của bạn, mình nghĩ bạn đừng quá cầu toàn, hãy xem nhẹ những nguy cơ tổn tương và sẵn sàng chấp nhận chúng khi chúng xảy ra (mà chắc gì chúng đã xảy ra). Như thế tức là không sợ hãi.
    Chúc bạn vui vẻ.
  4. tadiepthu

    tadiepthu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2007
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Sợ hãi là một trong những biểu hiện của trí tuệ cảm súc, là sự đắn đo nên bỏ chạy hay là đứng lại
    - Đừng có đứa nào có ý kiến phản hồi nhá câu này đi ăn trộm trong quyển trí tuệ cảm súc thôi
  5. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Vâng bác. Em thì chưa được nghe nói đến cuốn "súc súc" gì đó đâu ạh.

Chia sẻ trang này