1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cái chết bắt buộc của Ô Mã Nhi

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Dilac, 04/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Dilac

    Dilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Cái chết bắt buộc của Ô Mã Nhi

    Trong chừng mực nào đó, việc giết hàng tướng Ô Mã Nhi đã gây nên hậu quả xấu. Sách Đại-Việt sử ký toàn thư, kỷ nhà Lê, chép về hậu quả này qua việc sắp xếp giảng hòa giữa quân ta và quân Minh bị bãi bỏ, dọn đường cho bọn Liễu Thăng, Mộc Thạnh mang quân sang tiếp cứu như sau:

    ?oTháng chạp năm Bính Ngọ [1426] vua [Lê Thái Tổ] thân đốc suất tướng sĩ ngày đêm đánh Đông-Đô. Bọn Vương Thông, Sơn Thọ nhà Minh hễ đánh là thua; chán nản lo sợ, mưu kế đã cùng, viện binh không có, tình thế ngày một khốn bèn sai người đưa thư xin hòa, mong được toàn quân trở về nước. Vua nói: ?oCâu đó đúng hợp ý ta. Vả lại binh pháp có nói không đánh mà khuất phục được quân của người là kế hay hơn cả.? Bèn bằng lòng cho giảng hòa, hẹn ngày kíp gọi quân sĩ các thành cùng một lúc tập hợp tại thành Đông-Quan để cho về nước. Sai cận thần trao đổi với quân Minh, cho phép họ được đi lại mua bán không khác gì thường dân.?

    ?oBấy giờ bọn ngụy Đô-ty Trần Phong, Tham-chính Lương Nhữ Hốt, Đô-Chỉ-huy Trần An Vinh đã bán nước làm quan to cho giặc, sợ sau khi giặc rút về hắn sẽ hết bề sống sót, bèn ngấm ngầm tâu với nhà Minh rằng:

    ?oTrước kia Ô Mã Nhi bị thua ở sông Bạch-Đằng đem quân về hàng. Hưng-Đạo-Vương cho hàng, nhưng mưu lấy thuyền lớn đưa họ về nước, rồi cho người giỏi bơi lặn sung vào phu thuyền. Ra đến ngoài biển, lừa lúc ban đêm mọi người ngủ say, bọn phu thuyền lặn xuống nước dùi thủng đáy thuyền, những người đầu hàng đều bị chết đuối hết, không một ai sống sót trở về được.?

    ?oBọn Vương Thông tin lời, đem lòng ngờ vực, lại nảy ra ý khác. Bèn đắp thêm tầng lũy kép, thả chông để làm kế tạm bợ, ngoài mặt nói hòa hiếu nhưng ngấm ngầm bày mưu tính kế. Chúng bí mật sai mấy chục bọn mang thư bọc sáp, đi lối tắt về xin viện binh.?

    Phê phán về việc giết Ô Mã Nhi, trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục, phần Ngự phê, vua Tự Đức nhà Nguyễn có lời nghiệt ngã sau đây: ?oBất nhân bất nghĩa.?

    Nhắm tìm một kết luận hợp tình hợp lý, chúng ta hãy lần giở trang lịch sử xưa, nghiên cứu kỹ trường hợp này.

    Trước hết hãy tìm hiểu một cách tổng quát xem vua quan nhà Trần có ngược đãi tù hàng binh không?

    Toàn thư chép: ?oVua Trần Nhân Tông trông thấy thủ cấp của Toa Đô, thương hại nói: ?oNgười làm tôi phải nên như thế này,? rồi cởi áo ngự bào phủ lên và sai quan đem đi chôn.?

    Lại một sử liệu khác trong An-Nam chí lược của Lê Tắc, tác giả là người đã từng tham gia cuộc chiến này, cũng công nhận rằng vào tháng 3 năm Ất Dậu (1285) trong khi cầm quân đánh chặn cho bọn Ô Mã Nhi trốn bằng thuyền về Tàu, viên võ quan Mông-Cổ bị thua, định tự tử, được quân ta cứu sống và đối xử tử tế. ?oĐến Bái-Khanh Thanh-Hóa, bị Bộ-tướng là Lê Cước Trương làm phản kéo quân Nam đến đánh. Toa Đô ngã ngựa xuống nước chết; riêng Ô Mã Nhi, Vạn-Hộ-hầu Lưu Khuê dùng thuyền nhỏ thoát thân. Một mình Tiểu Lý giữ chiếc thuyền ở mặt sau chống với quân Nam, bị thua bèn tự vẫn, nhưng được quân của Thế-tử cứu sống và đối đãi tử tế.?

    Cũng cần nhấn mạnh thêm, vua Trần Nhân Tông sau khi nhường ngôi, xuất gia làm Sư-tổ thứ nhất phái Thiền Trúc Lâm. Một bậc Thiền-sư đạo hạnh, một đấng minh quân, lại có thể là kẻ chủ trì việc tàn bạo khát máu ư?
  2. Dilac

    Dilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Đào sâu về trường hợp này, ta hãy xét kỹ về con người Ô Mã Nhi:
    Ô Mã Nhi xuất hiện trong cuộc xâm lăng lần thứ hai của quân Nguyên; ngày 12 tháng giêng năm Ất Dậu (1285) y tấn công vào xứ Vạn-Kiếp và núi Phả-Lại, quân ta vỡ chạy.
    Thấy thế giặc mạnh, vua sai Đỗ Khắc Chung mang thư đi giảng hòa. Trong cuộc hội kiến, Ô Mã Nhi bảo Chung:
    Quốc-vương ngươi vô lễ, sai người thích chữ ?oSát Thát?, khinh nhờn Thiên binh, lỗi ấy to lắm!
    Khắc Chung đáp:
    Chó nhà cắn người lạ, không phải tại chủ nó. Vì lòng trung phẫn mà họ tự thích chữ thôi, Quốc-vương tôi không biết việc đó. Tôi là cận thần tại sao lại không có?
    Nói xong giơ cánh tay cho xem. Ô Mã Nhi nói:
    Đại quân từ xa tới, nước ngươi sao không quay giáo đến hội kiến, lại còn chống lệnh. Đem càng con bọ ngựa cản bánh xe, liệu sẽ ra sao?
    Khắc Chung nói:
    Hiền tướng không theo cái phương cách Hàn Tín bình định nước Yên , đóng quân ở đầu biên giới đưa thư tín trước, nếu không thông hiếu mới là có lỗi. Nay lại bức nhau, người ta nói thú cùng thì chống lại, chim cùng thì mổ lại, huống chi là người.
    Ô Mã Nhi nói:
    Đại quân mượn đường để đi đánh Chiêm-Thành, Quốc-vương nước ngươi nếu đến hội kiến thì trong cõi yên ổn không bị xâm phạm mảy may, nếu cứ chấp nê thì chỉ trong khoảnh khắc núi sông sẽ thành đất bằng, vua tôi sẽ thành cỏ nát.
    Sau khi Khắc Chung về, Ô Mã Nhi bảo các tướng rằng:
    Người này ở vào thế uy hiếp mà lời lẽ tự nhiên, không hạ chủ nó là Chích, không nịnh ta là Nghiêu, mà chỉ nói chó nhà cắn người, giỏi ứng đối, có thể nói là không nhục mệnh vua. Nước nó còn nhiều người giỏi, chưa dễ mưu tính được.?
    Qua hai sử liệu vừa kể, có thể đánh giá Ô Mã Nhi vừa là dũng tướng vừa là trí tướng. Chiến tranh tiếp diễn, Ô Mã Nhi dự cuộc hành quân chiếm thành Thăng-Long vào tháng 2 năm Ất Dậu (1285). Tháng 3 cùng năm, được tin hai vua (Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông) chạy vào Thanh-Hóa, y và Toa Đô vào Thanh-Hóa mở cuộc hành quân truy kích. Tháng 4 quân ta chiếm lại thành Thăng-Long, chủ tướng Thoát Hoan thua to, ra lệnh rút quân vào đầu tháng 5. Tại Thanh-Hóa y cùng Toa Đô rút lui và bị đánh tan. Toa Đô chết, y chiếm được chiếc thuyền nhỏ, tẩu thoát về Tàu như đã kể ở phần trên.
    Thời xưa bản đồ không chính xác, địa bàn nếu có cũng rất thô sơ; nhưng y và viên Vạn-Hộ-hầu Lưu Khuê thoát hiểm thành công trong vùng đất lạ xa xôi, chứng tỏ khả năng về địa hình và hàng hải rất vững.
    Trong cuộc xâm lăng nước ta lần sau, Ô Mã Nhi tiên phong chỉ huy đoàn thủy quân, đánh bại quân của Phó-tướng Trần Khánh Dư tại núi Lãng-Sơn vào tháng 11 năm Đinh-Hợi (1287), sau đó vì khinh địch đuổi dài, nên bị Trần Khánh Dư đánh tan thuyền lương tại phía sau. Sau khi Thoát Hoan tới được bằng đường bộ, ra lệnh y hành quân cướp lương khắp nơi. Tháng 2 năm Mậu Dần (1288) y được lệnh đi đón thuyền lương của Trương Văn Hổ đến lần thứ hai, cũng bị đánh thua. Sau cùng trong cuộc hành quân rút lui trên sông Bạch-Đằng vào ngày mồng 8 tháng 3 cùng năm, đoàn thủy quân bị đánh tan và y bị bắt.
    Lược qua các bộ sử nước ta, cùng sử nhà Nguyên ghi chép về hai cuộc chiến, được biết y là người tham dự nhiều cuộc hành quân nhất. Một tướng lãnh năng động, dũng cảm, quyền biến, rành về đất nước ta từ Thanh-Hóa trở ra Bắc là một mối hại thực sự cho dân tộc ta, nếu quân Nguyên mở những cuộc xâm lăng mới. Hơn nữa xét về lịch sử, nhà Nguyên như một cơn bạo phong, chiến tranh không dứt; y là công cụ giết người rất đắc lực, sẽ còn có dịp gây tác hại lớn cho dân ta. Thôi đành ?ogiết một người, cứu muôn người,? vua tôi nhà Trần phải làm một việc chẳng đặng đừng mà thôi!
    Đây không phải là những lời suy luận bào chữa, đạo dụ của nguyên Thế Tổ gửi cho vua Trần Nhân Tông vào năm Chí Nguyên thứ 28 (1291) đã nói lên điều đó:
    ?o? Vì viên Trấn Nam Vương tuổi trẻ nông nổi, tiến quân theo đường thủy, sai lầm không nghe lời chỉ bảo; nên bọn Toa Đô, Ô Mã nhi mới rơi vào tay ngươi, nhờ vậy ngươi mới được tạm thời yên ổn.? Rõ ràng cái chết của Toa Đô, Ô Mã Nhi đã làm chùn tham vọng xâm lăng của địch.
    Mãi cho đến ngày trút hơi thở cuối cùng (1294) Nguyên Thế Tổ vẫn duy trì An-Nam Hành tỉnh, cho Lưu Nhị Bạt Đô đóng tại Tĩnh-Giang (tỉnh Quảng-Đông), đợi ngày xâm lăng nước ta, nhưng rốt cuộc không dám thực hiện. Một trong những nguyên nhân chính là thiếu những tướng giỏi như Ô Mã Nhi.
    © 2006 talawas
  3. farseer

    farseer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ hay hơn là giết Ô Mã Nhi ngay khi bắt được, làm thật nhẹ nhàng, cứ nói là chết trận, chả ai biết. Còn thả về rồi cho người giết sau đó không hay lắm.
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Thế cuối cùng Omar bị bắt hay bị giết các bác nhỉ?
  5. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài viết trên thì thấy rõ ràng một điều: Cơ hội sớm chấm dứt chiến tranh đã bị "bọn bán nước" phá hoại.
    Cũng chả biết như thế nào, nhưng mà rõ ràng 2 đường viện binh cũng lại tiếp tục bị đánh tan tành. "Đồ nhút nhát Thạnh Thăng mang dầu chữa cháy". Cuối cùng thì một nhanh chân chuồn được, một bỏ xác tại núi Mã Yên, hệt như Ô Mã Nhi và Toa Đô trong cuộc xâm lược lần 2.
    Ôi, Tự Đức, 1 ông vua chỉ biết đến thi phú, lúc nào cũng chỉ chong chóng hoà với Pháp, vậy thì tư cách gì mà nhận xét về các vua Trần, những người đã lãnh đạo quân dân Đại Việt 3 lần đánh bại sự xâm lăng của một đế quốc mạnh nhất thế giới thời bấy giờ ?
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 14:24 ngày 04/07/2007
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Thảo nào, sau này Vương Thông nhất định không chịu về nước bằng đường biển, nằng nặc đòi về bằng đường bộ
    "Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
    Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
    Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
    Về đến nước mà vẫn tim đập chân run."
  7. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Âu cũng là Ô Mã tự chuốc lấy thôi. Quân thua, rút về, bị bắt, dẫu bị chém đầu hay bị ám sát giữa biển cũng không thể trách cho vua Trần, chỉ tiếc là không được chinh phạt lần sau, hối hận là bị sa cơ ở Bạch Đằng.
  8. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    0
    Thằng Ô Mã Nhi này chết là đáng, trong bức thư viết tháng 5. 1288 vua Trần gửi cho vua Nguyên đã nói rõ tội của thằng này như sau: "...OMN đem quân thủy đi ra riêng rẽ ngoài biển, bắt hết nhân dân ven biển, lớn thì giết, bé thì bắt đi, cho đến cả treo trói, mổ cắt, vứt mình 1 nơi đầu 1 ngả. Trăm họ bị bức đến chỗ chết mới nổi lên cái họa "chim cùng thú quẫn"..
    Tháng 12-1288 Hốt Tất Liệt sai sứ sang đòi tù binh và thả ÔMN, nhà Trần bảo đã cho thuỳên đưa về rồi như ng "...dọc đường đang đêm thuyền bị vấp để nước dội vào, tham chính mình vóc to lớn khó bề quốc cùng đều chết hết. Thê thiếp tiểu đồng của ông ta nhờ người nhỏ nhẹ mà cứu thóat đc.."
  9. nguoi_giong

    nguoi_giong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    75
    Bác có tài liệu chi tiết ở đâu thế, post lên cho anh em mở rộng tầm mắt.
  10. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Ô Mã Nhi không phải hàng tướng mà là tù binh bị bắt tại trận

Chia sẻ trang này