1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cái chết của những tử ngữ

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Giao_Hoang, 11/09/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Giao_Hoang

    Giao_Hoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.697
    Đã được thích:
    0
    Cái chết của những tử ngữ

    Hiện tại, cứ hai tuần, thế giới lại mất đi một ngôn ngữ - một tốc độ kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại. Ngôn ngữ đã trở thành thứ "dễ bị tuyệt chủng nhất", hơn cả các loài động vật quý hiếm. Các nhà ngữ học ước tính, sau 100 năm nữa chỉ còn chưa đến nửa trong số 6.000 ngôn ngữ của thế giới hiện nay là còn sử dụng được.

    Để xây dựng đế chế Mông Cổ của mình, Thành Cát Tư Hãn đã tàn sát dân chúng của tất cả các thành phố. Còn năm 1227, khi con trai ông ta (Hốt Tất Liệt) trả thù cho bố bằng cách ra lệnh giết sạch người Tangut ở Trung Á, thì cả một nền văn hoá đã phải chết, và, từ đó, không còn ai nói tiếng Tangut nữa. Nó đã trở thành tử ngữ. Hiện thế giới có đầy ắp những tử ngữ như vậy. Và với tốc độ "tuyệt chủng" ngôn ngữ nhanh như hiện nay, thư viện tử ngữ của thế giới sẽ còn đầy hơn nữa. May là không phải ngôn ngữ nào cũng có kết cục thảm hại như vậy. Trong những công trình vừa công bố (Andrew Dalby với "Ngôn ngữ đang hiểm nguy", John McWhorter với "Quyền lực của tháp Babel") các nhà ngữ học đã lập bản đồ, phân loại tất cả những nguyên nhân chính trị, diệt chủng, địa lý, kinh tế... gây nên cái chết của những ngôn ngữ; đồng thời đặt ra câu hỏi: Phải chăng thế giới đang đánh mất những bằng chứng quý báu nhất về óc sáng tạo của con người?

    Các nhà ngữ học ước tính rằng trong 100 năm nữa, chỉ còn chưa đến một nửa trong kho 6000 ngôn ngữ của thế giới hiện nay là còn được sử dụng. Điều này có nghĩa là thế giới sẽ thanh bình hơn, đối thoại hơn hay chỉ giống một sa mạc cằn cỗi không sớm thì muộn sẽ dẫn tới một nhân loại độc ngữ, chỉ nói một thứ tiếng? Trong các công trình của mình, Dalby và McWhorter đã mô tả đời sống kỳ diệu và "khó nhọc" của ngôn ngữ qua sự thăng trầm của các vương quốc, qua sự khốn khó của các bộ lạc ở Tây Phi, Tasmania, vùng Amazon, Bolivia; qua những kẻ săn cá voi ở bờ biển nước Đức, những người Nga di cư sang New York... Theo McWhorter, đời sống của ngôn ngữ cũng như trong thuyết tiến hoá của Darwin. Ngôn ngữ giống động vật, thực vật, cũng chia nhỏ thành phân loài, biến đổi để thích ứng với hoàn cảnh, và cũng có tiến hoá, đào thải. Điều đó thấy rõ trong văn xuôi; theo McWhorter, ngữ pháp không phải là "cái kho đựng văn hoá", ngữ pháp được hình thành bởi các cơ hội và sự thuận tiện... Còn với Dalby, mỗi ngôn ngữ như có một ý thức riêng biệt, không thể thay thế; và điều đó thể hiện thông qua cả ngữ vựng. Không có tiếng Hi Lạp sẽ không ai biết đến "wine-dark sea" (biển rượu vang đen); và không có thổ dân Indian thì người ta cũng sẽ không hiểu "bury the hatchet" (nghĩa đen là chôn rìu, nghĩa bóng là giảng hoà) như ngày nay.


    :: Giáo Hoàng ::
  2. Giao_Hoang

    Giao_Hoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.697
    Đã được thích:
    0
    Theo các nhà ngữ học, mỗi một ngôn ngữ đều mang đến một thế giới quan tươi mới, mở một cánh cửa khác nhìn vào thế giới. Thật sai lầm biết bao khi người ta sính dùng từ "chuyển ngữ"! Bởi vì đâu có dễ "chuyển" như thế! Ví dụ như trong tiếng Yupik - một ngôn ngữ hệ Eskimo - Aleut ở Alaska, từ "thế giới" bao gồm cả hàm ý thời tiết, ở ngoài nhà ta, tỉnh thức, và cảm giác; trong khi đó, những từ "thế giới" của các thứ tiếng ở Châu Âu lại hướng chủ yếu về "con người, đám đông, dân cư". Như trong tiếng Pháp, du monde hàm nghĩa rất nhiều người; hay như trong tiếng Hi Lạp cổ thì he oikoumene lại ám chỉ là một vùng định cư. Cũng như vậy, trong khi người Anh chỉ nói một cách giản đơn là "he is chopping trees" (anh ta đang đẵn cây) thì những người Tuyuca ở vùng rừng mưa Amazon (Nam Mỹ) sẽ phải thay các hậu tố (trong từ) để làm rõ ra là họ được bảo như vậy, hay họ nhìn thấy như vậy, hay họ nghe được những âm thanh như vậy, hay đơn giản là họ chỉ đoán như vậy...
    Vì sao những ngôn ngữ như thế lại đang mất đi? Theo các nhà ngữ học, sự toàn cầu hoá bây giờ còn tệ hại hơn cả vũ lực của Thành Cát Tư Hãn. Tiếng Anh bây giờ được khoảng 1,8 tỉ người nói trên toàn thế giới. Các phụ huynh đều coi đó là chìa khoá cho một cuộc đời tươi đẹp. Sợ rằng không nói được tiếng của các nền văn hoá xây được "nhà chọc trời" kia, con cái họ sẽ không đạt "chuẩn" giáo dục, rồi sẽ mất cơ hội làm ăn buôn bán quốc tế, rất nhiều rất nhiều trong số họ thúc giục con cái học ngoại ngữ, bỏ mặc tiếng bản địa, và tinh thần của tiếng bản địa chết đi cùng những người già. Theo Dalby và McWhorter, điều trớ trêu là cả những thứ tiếng "mạnh" cũng có thể chẳng ra làm sao cả: một khi những sắc thái văn hoá hay tính cách đã mất đi thì ngay cả Anh ngữ cũng chỉ còn những từ trống rỗng, những kí hiệu. Hoài Khanh (Theo Newsweek, 8.2002)
    (Lao Dong, so 224, ra ngay CN 25.8.2002)

    :: Giáo Hoàng ::

Chia sẻ trang này