1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÁI CHẾT VĂN HỌC TRONG NHỮNG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO

Chủ đề trong 'Văn học' bởi meocon_g1983, 30/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meocon_g1983

    meocon_g1983 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    1.715
    Đã được thích:
    0
    CÁI CHẾT VĂN HỌC TRONG NHỮNG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO

    Đọc những tác phẩm của Nam cao trước cách mạng ta thường thấy các nhân vật của Nam cao thường phải tìm đến cái chết để có thể bảo toàn phẩm chât lương tri của mình nhưng số phận những con người luôn cố thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn của cuộc sống muốn vươn lên nhưng các vùng vẫy họ mới phát hiện ra một chân lý họ không thể thoát khỏi cái cuộc sống ngục tù tối tăm ấy
    Lão Hạc chọn cho mình cái chết bằng thuốc chuột có cái chết nào đau đớn hơn lão phải tự tử vì không muốn mình ăn vào miếng đất mà hắn đã dành cho con Lão.Hay như Chí Phèo khi hắn muốn trở về làm kiếp con người thèm nói tiếng người thì hắn phải giết Bá Kiến để rồi lại phải tự giết mình .Hắn muốn làm ngươi nhưng không ai cho hắn lương thiện hắn muốn làm hoà với mọi người nhưng tất cả những con đường dẫn hắn về với loài người đã bị chặt đứt hắn đã thành con quỷ của làng Vũ Đại ngay đến cả THị NỞ con đường cuối cùng cũng đã đóng sầm trước mặt hắn
    Rồi không ai chết vì đói đói hắn không chết mà chết vì một bữa no
    các bạn hãy tiếp tục kể tên những nhân vật đã từng chết trong tác phẩm của Nam cao

    to live is to fight
  2. ngoisao_datcang

    ngoisao_datcang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    0
    Trong xã hôi thời bấy giờ, cuộc sống của những con người như Lão Hạc, Chí Phèo là quá bế tắc. Ngoài cái chết ra thì đâu còn con đường nào khác dành cho họ nữa. Thời đó không như bây giờ. Bây giờ thì Lão Hạc có thể vào Viện dưỡng lão, Chí Phèo thì có thể đi cải tạo để thành một người tốt hơn nhưng thời đó thì không. Có thể nói là cái chết ở đây là hoàn toàn hợp lý.
    -Lão Hạc chết vì không có tiền để sống. Những đồng tiền cuối cùng của lão là dành cho con trai. Nếu lão không chết lúc bấy giờ thì lão sẽ ăn hết số tiền mà mình để dành cho con trai. Như vậy sẽ làm mất đi hình ảnh đẹp đẽ của lão Hạc - một người hết lòng vì con trai
    - Chí Phèo chết vì nếu hắn sống thì hắn sẽ dạy dỗ con hắn ra sao? Phải chăng là sẽ tạo ra một Chí Phèo thứ hai. Cái chết của Chí Phèo cũng thể hiện chút lương chi còn lại của con người này. Đó cũng là một nghệ thuật rất tốt.
    ===> Không thể nói là các tác phẩm của Nam Cao đầy chết chóc được bởi đó là những cái chết để tạo ra một cái sống mới đẹp hơn cái cũ.
    [​IMG]
  3. meocon_g1983

    meocon_g1983 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    1.715
    Đã được thích:
    0
    Tui không có ý bình luận cái chết đó mà muốn mọi người hiểu và biết nhiều hơn về một thời kỳ như thế ?Bạn đã hiểu sai ý của tôi rồi
    to live is to fight
  4. hoacuctim

    hoacuctim Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    13
    Có thể nói trong các tác phẩm của Nam Cao, cái chết đã trở thành một motip. Rất nhiều các tác phẩm có kết thúc là cái chết của nhân vật chính. Tôi có thể ví dụ vài tác phẩm như: Một bữa no, Lang Rận, Chí Phèo,Lão Hạc, Nghèo.....
    Kết thúc bằng cái chết thể hiện sự bế tắc của nhà văn trong việc tìm lối thoát cho nhân vật của mình. Nhân vật chỉ còn hai lối thoát: hoặc là tìm đến cái chết để giữ trọn phẩm tiết, hoặc là bị tha hoá hoàn toàn. Nam Cao không đành lòng nhìn nhân vật của mình mất hết nhân phẩm bởi ông tin vào con người nên ông đành để cho họ tìm đến cái chết. Đó là một đặc trưng của chủ nghĩa Hiện thực phê phán mà Nam Cao là một đại diện tiêu biểu. Nó chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện thực xã hội đương thời và cả hoàn cảnh riêng của nhà văn.
    Đừng buồn dù nắng tàn phai
    Dù ngày nặng trĩu trên hai vai gầy...
  5. fri13th

    fri13th Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    tôi ko nghĩ chết ở đây là bế tắc. xét về một mặt nào đó, chết lại là mở ra một lối thoát, một cuộc sống khác, một tâm hồn khác cho nhân vật. NC là một ng` VN và ng` VN ấy có thể hy vọng vào một kiếp khác, một cuộc sống khác, tốt đẹp hơn cái kiếp sống đày ải mà những nhân vật đang fải chịu đựng.
    ko hiểu sao tôi thấy ám ảnh nhất là cái chết trong Lang Rận và Mò sâm banh. Mò sâm banh là tác fẩm duy nhất sau CM của NC mà tôi thấy còn chút hơi hướng NC trong đó (trong số các tp NC mà tôi được bit, tôi chỉ đọc có 2 quyển tuyển tập NC thui!). Cái chết của thằng bé ở đây ko fải một sự bế tắc mà đó chính là nền cho một chi tiết tưởng như ko có gì là cái thở fào nhẹ nhõm của ông bố. Cái thở hắt ra ấy cjho thấy con ng` bị tha hoá, hèn mọn hoá, đến nỗi sự sợ hãi còn mạnh mẽ hơn tình fụ tử!
    bất tri tam bách dư niên hậu...thiên hạ hà nhân khấp fri13th...
  6. hoacuctim

    hoacuctim Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    13
    Trong truyện ngắn trước cách mạng của Nam Cao thì cái chết chắc chắn là bế tắc. Như tôi đã nói ấy, chỉ còn hai cách giải quyết mà cách nào cũng bế tắc cả. Còn nếu như bạn nói nó không bế tắc vì người Việt Nam hi vọng vào một kiếp sống khác thì tôi e rằng bạn nhầm. Sống kiếp này không tốt đẹp được thì cứ " tạch" một nhát để sang kiếp sau cho tốt đẹp hơn. Cái ấy mà gọi là lạc quan à, là không bế tắc à? Tư tưởng ấy hơi bị khác với tư tưởng của Phật giáo tin vào sự tái sinh như Mãn Giác Thiền Sư từng thốt lên:
    Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
    Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
    Đừng buồn dù nắng tàn phai
    Dù ngày nặng trĩu trên hai vai gầy...
  7. thisi_ngheo

    thisi_ngheo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Đúng là một sự bế tắc đó. Chẳng mở ra cái gì đâu bác Fri ạ ,nếu cứ mở ra mấy cái "tươi sáng" như bác nói thì sao gọi là "Hiện thực phê phán" . Nó phê phán cái gì, nó phê phán xã hội PK đẩy con người lương thiện như Chí vào bước đường cùng không lối thoát.
    Bác bảo "bởi đó là những cái chết để tạo ra một cái sống mới đẹp hơn cái cũ" . Theo tôi không hợp lí lắm. Bác chắc không quên đọan cuối tác phẩm Thị Nở nhìn xuống cái bụng và nghĩ về cái lò gạch bỏ hoang nhé , như vậy chú Chí này chết đi chú kia lên thay, Ông Kiến chết thì ông Cường lên. Nó trở thành cái vòng luẩn quẩn ,mà người dân cùng không thể thoát ra được phải tìm đến cái chết.
  8. nhoc_con_thich_dua

    nhoc_con_thich_dua Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    3
    Chưa chắc đó là một giải pháp bế tắc đâu bởi nếu như CP không chết hắn sẽ lại tiếp tục sống trong lót quỷ hắn biết rằng trong cái xã hội ấy sẽ không cho ai hắn cái quyền làm người cả chính vì thế hắn mới phải tìm đến cái chết
    Có những cái chết đẹp Cp hay lão Hạc nếu không chọn cho mình cái chết liệu trong lòng độc giả có chút ấn tượng tốt đẹp sâu sắc nào không????
    love me love my dog
  9. hoacuctim

    hoacuctim Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    13
    Đó là những cái chết của sự bế tắc. Khi không tìm được con đường sống nào khả dĩ hơn thì họ buộc phải chết thôi. Không thể gọi cái chết của Chí Phèo hay lão Hạc là" cái chết đẹp" được. Xét về mặt hình thức thì đều là những cái chết tức tưởi và đau đớn, . Xét về mặt nội dung thì họ chết do bị dồn đến đường cùng, chết vì xã hội quá nghiệt ngã . Chỉ những cái chết mang tính chất hi sinh chúng ta mới nên gọi là cái chết đẹp thôi.
    Theo tôi thì những cái chết trong tác phẩm của Nam Cao vừa để tố cáo xã hội tàn ác, vừa thể hiện lòng nhân đạo của ông . Đó là ý nghĩa chính nhất chứ không phải chủ yếu để gây ấn tượng về người nông dân( cho dù đây cũng là vấn đề cần chú ý)
    Đừng buồn dù nắng tàn phai
    Dù ngày nặng trĩu trên hai vai gầy...
  10. hoacuctim

    hoacuctim Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    13
    Như vậy không phải là bế tắc thì thế nào mới gọi là bế tắc hả nhoc_con_thich_dua?
    Đừng buồn dù nắng tàn phai
    Dù ngày nặng trĩu trên hai vai gầy...

Chia sẻ trang này