1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cái Đêm Hôm Ấy...Đêm Gì ? - Phùng Gia Lộc

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi baphicr, 02/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VuongTien

    VuongTien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Tôi còn nhớ hồi đấy ở quê tôi có truyền miệng nhau mấy câu vè về ông Phùng Gia Lộc như sau
    Phùng Gia ơi hỡi Phùng Gia
    Viết lách như rứa có ngày bỏ cha

    hay
    Chàng văn sỹ họ Phùng
    Đói bụng viết lung tung
    Trời không cho "gia lộc"
    Rồi đất cũng không dung

    Hôm nay đọc lại phóng sự của Phùng Gia Lộc, nhớ lại mấy câu vè mà thấy buồn cho một thời ngèo đói ở quê tôi ...
    (tôi cũng ở cùng huyện Thọ Xuân với ông Phùng Gia Lộc mà)

    Được VuongTien sửa chữa / chuyển vào 23:02 ngày 05/01/2006
  2. caothaiuy

    caothaiuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    885
    Đã được thích:
    0
    Bác nào sưu tầm được mấy truyện ngắn và truyện ký của nhà văn nhà giáo Phùng Gia Lộc xin pots lên cho anh em đọc lại với !
  3. prclub

    prclub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    đọc tác phẩm của PGL sẽ thấy được tầm của chữ nghĩa, văn chương: Nên đọc, nên học
  4. haijingg

    haijingg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2007
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    20 năm rồi nhỉ.
    Tớ chỉ được nghe papa kể lại thôi, hồi đó "bé dại" biết j? Nghe bảo thời đó nhiều tờ báo "liểng xiểng" vì đăng những truyện của PGL. Còn PGL còn bị chính quyền địa phưong tìm kiếm đến mức phải đi trốn và ở nhờ tại nhà của vợ chồng nhà thơ Đỗ Bạch Mai - Bế Kiến QUốc. Đó là một câu chuyện dài.
    Nên đọc để biết một thời đã qua. Dù sao đó cũng là một phần của lịch sử mà. Và mỗi thời một khác.
  5. caothaiuy

    caothaiuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    885
    Đã được thích:
    0
    Báo Tuổi trẻ hôm nay có bài viết một vụ thu thuế dã man và ví như "Cái đêm hôm ấy...đêm gì?",đọc xong lạnh hết cả người ! Tàn bạo,mất nhân tính,cường quyền... Sợ thật 2004 mà còn những chuyện như thế này,đọc còn dã man hơn cả phóng sự của bác Lộc !
  6. caothaiuy

    caothaiuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    885
    Đã được thích:
    0
    Chuyện đau lòng ở xã Thăng Bình

    TT - Không ngờ ?okịch bản? câu chuyện buồn từ năm 1983 trong ký sự ?oCái đêm hôm ấy là đêm gì?? của nhà văn quá cố Phùng Gia Lộc viết từ một làng nhỏ bên bờ sông Chu thuộc xã Phú Yên, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) nay tái diễn tại một làng quê cũng thuộc tỉnh Thanh Hóa.
    Chỉ khác gia đình nghèo này không còn thóc nên tài sản duy nhất là một con lợn nái và một tivi cũ đã bị đoàn cán bộ xã Thăng Bình gồm 13 người đến ?obắt nợ?. Nhưng chuyện buồn ở Thăng Bình không chỉ có thế.
    ?oBắt nợ?
    Tháng 3-2003, chị Nguyễn Thị Đương, 30 tuổi, vợ anh Mai Công Thái (trú tại thôn 4 Lý Bắc, xã Thăng Bình, huyện Nông Cống, Thanh Hóa), sinh con thứ ba. Ngay sau đó, hai vợ chồng bị phạt 200kg thóc (quy thành tiền là 500.000 đồng) theo quy định của UBND xã Thăng Bình. Cộng với số sản thuế trong bốn vụ (một vụ đóng góp 17 khoản thuế tại địa phương) đang nợ gồm 1.926.444 đồng thì tổng số tiền nhà anh Thái mắc nợ xã là 2.426.444 đồng.
    Ai đời xã bắt nợ kiểu đó. Gia đình tôi kêu gần bốn năm ni không thấu tới ai cả. Đã nghèo lại càng khổ thêm
    Lời vợ chồng anh Thái

    Anh Thái kể: ?oGia đình tôi thuộc hộ nghèo, hai vợ chồng chỉ có 1,3 sào ruộng. Vụ nào được mùa thì có 3 tạ thóc, mất mùa chỉ được 1,2 tạ, trong khi đó một vụ (sáu tháng) gia đình phải làm ra 4,8 tạ thóc mới đủ ăn. Vì vậy ngoài làm ruộng tôi phải đi đánh đá hộc thuê, nhưng cũng không đủ ăn nên phải vào các tỉnh phía Nam làm thợ hồ mới trang trải được chuyện nhà. Sau khi lo đủ ăn, tôi lo gom góp trả dần ?ocục? nợ chứ để cán bộ thu thuế cứ nêu tên trên loa phóng thanh mãi thì tủi nhục, xấu hổ lắm. Nhưng do xoay xở chưa nổi nên tôi đã viết giấy khất, xin xã cho trả nợ dần?.
    Giấy xin trả nợ dần của gia đình anh Thái không được xã chấp nhận. Sau một số lần loa phóng thanh xã nêu tên gắt quá, chị Đương lên xã xin nộp khoản nợ thuế trước, riêng khoản nợ phạt sinh con thứ ba chờ chồng mang tiền về trả sau. Nhưng đoàn thu thuế cương quyết không cho vì ?okhông được trả dần, đã trả là trả đủ?. Chị Đương nhớ lại: ?oBất ngờ sáng 1-11-2004 tôi đi chợ về thấy đoàn cán bộ gồm 13 người do ông Nguyễn Thanh Tùng - phó chủ tịch xã (nay là chủ tịch xã) - làm trưởng đoàn, ông Vũ Hữu Nghĩa - trưởng ban chính sách kiêm kế toán ngân sách xã (nay bị kỷ luật do bị phát hiện làm chế độ thương binh giả) - dẫn đầu đứng chật hai gian nhà cấp bốn.
    Ông Tùng tuyên bố: ?oHôm nay chúng tôi đến thu sản?. Biết nhà mình rơi vào thế bị áp đảo thu nợ, tôi bế chặt con chưa đầy năm tuổi trong tay, miệng lập bập: ?oXin khất xã ít hôm nữa chồng tôi đi làm trong Nam về sẽ trả đủ?. Ông Tùng gắt: ?oKhông được. Hôm nay không dây dưa được nữa. Không có tiền nộp sản thì lấy tài sản. Trong nhà có cái gì thu cái đó?. Nghe vậy, tôi hốt hoảng van xin đoàn thu thuế chờ một lát rồi bế con chạy xuống nhà ông nội vay tiền. Khổ nỗi nhà ông nội cũng nghèo nên sau 30 phút tôi tay trắng ra về.
    Tới nhà, tôi thất thần thấy cửa nhà tan hoang. Tivi trong buồng và con lợn nái sau chuồng không còn nữa. Nghe tôi kêu khóc, bà con quanh nhà nói ?omi bỏ nhà đi mô để người ta vô lục lọi rồi vác tivi, khiêng lợn lên ủy ban xã rồi?. Biết chuyện chẳng lành, tôi chạy vô buồng tìm dây chuyền ba chỉ vàng (kỷ vật duy nhất bố mẹ cho hồi cưới) và 350.000 đồng để trong hộp xốp dưới tivi. Nhưng cả hai món tài sản quý giá ấy cũng đã biến mất?.
    Ông Thành, 72 tuổi, hàng xóm, sang góp chuyện: ?oHôm ấy tôi đang đánh cờ tướng ở nhà cạnh đây, thấy chị Đương không có nhà nhưng đoàn cán bộ xã vẫn lục soát rồi chuyển tivi và lợn đi. Một lúc sau chị Đương về thì mọi sự đã xong?.
    Sáng 5-11-2008, tiếp xúc với phóng viên Tuổi Trẻ, chủ tịch UBND xã Nguyễn Thanh Tùng thừa nhận: ?oTrong quá trình cưỡng chế để thu nợ, đoàn công tác của xã có một số sai sót. Chủ nhà không ký vào biên bản. Những sai sót đã được rút kinh nghiệm. Ví như quy định phạt 200kg thóc đối với ai sinh con thứ ba đã được xã hủy bỏ từ năm 2007?. Nói xong, ông Tùng gọi cán bộ ủy ban mở tủ cho nhìn thấy chiếc tivi 21 inch đang niêm phong trong góc tủ. Sau đó, chúng tôi sang nhà ông bảo vệ ủy ban xem con lợn nái. Người nhà ông bảo vệ cho biết ?ocon lợn nặng khoảng 60kg, đã sinh được tám lứa (một năm hai lứa). Còn một lứa lợn mẹ sinh được bao nhiêu lợn con thì không nhớ rõ?.
    Các đời chủ tịch xã đua nhau bán đất!
    Hơn 56 lần đi kêu oan cho người, cho đất
    Ông Dần, một người dân trong làng và anh Thái trở thành đôi bạn thân từ những đêm khuya ra tỉnh đi kêu oan. Cứ một tháng một lần (vào ngày 25 dương lịch) đôi bạn này rời làng lúc 24g bằng xe máy để sau gần 30km họ có mặt trước văn phòng tiếp dân của tỉnh Thanh Hóa đăng ký trong tốp đầu tiên. Ông Dần giải thích: ?oNếu mình đi muộn sẽ không đăng ký vào được tốp đầu, vì thế khó lòng gặp được lãnh đạo tỉnh trong ngày hôm đó?.
    Từ năm 2005 đến nay, hai người đã vay hàng chục triệu đồng để đi kêu kiện ở tỉnh đã hơn 48 lần và tám lần ra các cơ quan chức năng ở Hà Nội nhưng việc đâu vẫn đó.

    Ông Hoàng Sĩ Dần, 72 tuổi, nguyên cán bộ quân đội, trú tại xã Thăng Bình, kể chuyện như muốn dồn cả mọi bức xúc: ?oThật khó hiểu nổi vì sao mỗi nhiệm kỳ làm chủ tịch xã Thăng Bình là các ông ấy lần lượt thay nhau xẻ đất nông nghiệp bán vô tội vạ. Người dân biết xã bán đất thì nộp tiền mua. Có người nộp vào kho bạc, người nộp cho chủ tịch UBND xã, người nộp cho cán bộ địa chính. Họ nộp tiền đã ba năm nay nhưng vẫn không làm được bìa đỏ hoặc chưa được cắt đất. Ruộng của nông dân biến thành những vạt đất bỏ hoang?.
    Ông Đỗ Công Tiến, trú tại thôn 9, đưa tôi xem biên lai thu tiền, nói: ?oTôi mua một lô đất 80m2, giá 26 triệu đồng. Lúc đầu nghe xã nói nộp tiền cho UBND nhưng thấy không chắc chắn nên tôi nộp vào Kho bạc Nhà nước huyện. Nộp tiền đã ba năm nhưng vẫn không làm được sổ đỏ vì huyện khẳng định bán đất như vậy là sai quy định?. Anh Ngọc Văn Triều, thôn 13, nêu chuyện tương tự: ?oTháng 7-2008 tôi nộp 52 triệu đồng cho phòng địa chính xã, mua lô đất 160m2. Nay nghe nói do xã gặp trục trặc phải chờ huyện về giải quyết mới được cắt đất?.
    Ông Lê Xuân Ẩm, 70 tuổi, đau xót không kém: ?oNhà tôi vay tiền, nộp từ năm 2005, mãi đến nay vẫn chưa biết đất mình mua nằm ở đâu. Mới đây tôi lên xã hỏi ông Tùng, ông ấy bảo số tiền đó ủy ban xã tiêu mất rồi. Xã sẽ thu khoản khác nộp cho huyện, huyện mới cho cắt đất?.
    Ông Tùng thừa nhận ông Lê Xuân Thám trong 10 năm làm chủ tịch xã (1993-2003) có bán 166 suất đất theo nghị quyết của đảng ủy xã. Đến nay số hộ mua đất này chưa làm được sổ đỏ. Sau đó ông Thám làm bí thư đảng ủy xã, ông Mai Công Tuấn làm chủ tịch UBND xã, bán 32 suất. Số đất này hiện chưa cấp cho dân. Trước khi ông Tuấn bị kỷ luật thì đã bán tiếp 17 suất đất nữa.
    ?oThu thuế kiểu đó là bậy bạ?

    Con lợn bị bắt từ bốn năm trước, đẻ được thêm tám lứa, vẫn còn bị ?ocầm tù? - Ảnh: V.TOÀN
    Ngày 6-11, làm việc với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Trần Văn Tâm - chủ tịch UBND huyện Nông Cống - thừa nhận cách cưỡng chế để thu nợ của UBND xã Thăng Bình đối với gia đình anh Mai Công Thái là ?orất bậy bạ?. Ông Tâm cũng bức xúc: ?oNgay sau vụ đó, chúng tôi đã thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Thanh Tùng và các cán bộ liên quan?.
    Vậy đến bao giờ chính quyền địa phương sẽ giải quyết dứt điểm vụ ?obắt nợ? mà gia đình anh Thái kêu kiện hơn bốn năm nay? Ông Tâm khẳng định: ?oChúng tôi đã chỉ đạo xã giải quyết nhiều lần nhưng do xã và anh Thái chưa thống nhất một số điểm nên vụ việc cứ dây dưa. Sắp tới tôi sẽ giao UBND xã Thăng Bình trả lại tivi và con lợn cho gia đình anh Thái. Anh Thái có nghĩa vụ trả nợ thuế cho xã. Nếu anh Thái chưa đủ tiền sẽ trả dần?.
    Riêng những tiêu cực trong việc chủ tịch xã đua nhau bán đất, ông Tâm cho biết đã kỷ luật ông Thám, ông Tuấn và ?ohuyện sẽ giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho người dân theo đúng pháp luật?.

  7. VuDieuMinh

    VuDieuMinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2007
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Mình đã nghe về bài bút ký này lâu lắm rồi, nhưng đây là lần đầu tiên mình đọc.
    Bác Phùng Gia Lộc! Cái cách gọi quen thuộc này đôi lúc làm cho mình cảm thấy rất tự hào bởi thay vì gọi "nhà văn Phùng Gia Lộc" như những người không quen biết thì mình lại có thể gọi bằng "bác".
    Mình không còn nhớ được nhiều những hình ảnh về bác Phùng Gia Lộc, chỉ nhớ lần đầu tiên mình nghe đến cái tên của bác là lúc mình còn rất nhỏ, nhà mình còn ở khu tập thể Ngọc Khánh- là khu tập thể của Hội nhà văn Việt Nam - một hôm thấy mẹ làm thịt gà (hồi đó chỉ khi nào có khách đặc biệt hoặc những dịp quan trọng thì mới có thịt gà để ăn) mình hỏi mẹ "Hôm nay có khách hả mẹ?" và mẹ trả lời: "Ừ, hôm nay có bác Phùng Gia Lộc bạn của bố đến ăn cơm và sẽ ở nhà mình chơi mấy hôm.". Khi đó mình chỉ mới 5 hay 6 tuổi gì đó, chỉ nhớ mang máng, đó là một người đàn ông cũng râu tóc giống như bố mình, gầy gò, ít nói và rất hay ngồi trầm ngâm. Mình không biết đó là ai, chỉ biết là bạn của bố và mấy ngày ở trong nhà cũng đủ khiến tình cảm mọi người trở thành như người một nhà. Rồi khi bác đi, cũng chỉ thỉnh thoảng nghe bố mẹ nhắc đến tên bác và lần cuối cùng là khi mẹ hỏi: "X. còn nhớ bác Phùng Gia Lộc lần trước đến nhà mình chơi không?... Bác mất rồi con ạ!" và mẹ khóc, bố thì quay đi bùi ngùi. Cho đến tận bây giờ ở nhà mình vẫn giữ những tấm ảnh bố mình đi viếng đám tang của bác, trong đó có một tấm bố cùng vợ và 3 con trai bác đứng trước một nấm mộ chỉ giống như một đống đất, chẳng có gì, chỉ có đất ...
    Bao nhiêu năm đã trôi qua, bố mình cũng đã đi cùng bác, không biết 2 người ở dưới kia có gặp nhau không nhỉ?!
    Cách đây 4 hay 5 năm, anh Học con bác có ghé qua nhà mình thăm mẹ mình và 2 chị em sau bao nhiêu năm bôn ba ở Nga và Đức. Gia đình mình và gia đình bác vẫn là những người thân.
    "Cái đêm hôm ấy... đêm gì" và "Sau cái đêm hôm ấy... đêm gì?" là 2 bài viết bác Lộc đã viết bằng chính những tâm tư tình cảm của mình, và bằng chính hiện thực đã chứng kiến. Nó không chỉ có giá trị về mặt văn học mà hơn tất cả nó, giống như "Tắt đèn" đã ghi lại một thời kỳ lịch sử của đất nước.
    Mình là một người trẻ tuổi, nhưng mình tự hào và hãnh diện khi có thể nói với mọi người rằng: cái bàn tròn to dài ở Báo Văn nghệ mình cũng từng nằm dài trên đó, cũng từng ngồi học và viết những chữ đầu tiên ở trên đó, và cả những nhà văn lão thành, mình cũng hãnh diện khi gọi tên họ mà trước đó phải thêm từ "bác"!!!
  8. sondh2009

    sondh2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2010
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Bạn nào có "Hào kiệt xứ Thanh" của nhà văn Nguyễn Khải không?

Chia sẻ trang này