1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cái đẹp trong tranh

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi Chuot_Con, 23/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Chuot_Con

    Chuot_Con Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    0
    Cái đẹp trong tranh

    Là một người yêu thích hội họa - không hẳn kiếm ăn bằng hội hoạ - tôi thường gặp phải một câu hỏi đơn giản nhất, nhưng cũng khó tìm được câu trả lời nhất

    "Một bức tranh đẹp là một bức tranh thế nào ?"

    hoặc một cách đơn giản hơn: "Để cho mọi người khen là đẹp, hoặc tôi cảm thấy đẹp, thì bức tranh ấy phải thế nào ?"

    Tôi có được xem một chương trình trên TV nói về sự nghiên cứu của mắt và ảnh hưởng của bộ não trong thị giác của con người. Xem lâu rồi nên không nhớ hết, nhưng đại loại là thế này:

    - Khi nhìn vào một bức tranh, hay một phong cảnh, cái đầu tiên mắt con người ta làm là "chụp hình chung". Nghĩa là thu lượm chi tiết một cách khái quát. Mắt làm việc này bằng cách chia hình ảnh ra làm thành những ảnh nhỏ, chạy vòng quanh, chụp những hình này và ghi vào trong bộ não (kiểu như mình chia hình ra làm nhiều ô vuông nhỏ). (Có lần tôi đã nói đến cách cắt cảnh, chia hình ảnh thành 9 ô vuông, và đặt trung tâm các vật trong hình vào các điểm giao tiếp).

    - Sau khi tập hợp các chi tiết rồi, bộ não bắt đầu khái quát các chi tiết và "nhận dạng", hay nói cách khác là "định nghĩa" vật thu lượm được là gì. Não bắt đầu lục trong bộ nhớ, tìm lại các hình ảnh đã có, và lấy ra các định nghĩa, hoặc những cái gần nhất. Nếu vật miêu tả khớp với định nghĩa đã có, thì người ta sẽ nói tên của cái vật ấy. Nếu không tìm được định nghĩa khớp hoàn toàn, thì nó tìm cái giống nhiều nhất. Lúc ấy người ta sẽ nói, "trông giống như ... ".

    - Sau khi não đã "định nghĩa" các vật trong hình, nó bèn điều khiển mắt vào các chi tiết. Chỗ nào rõ và nhiều chi tiết sẽ được tập trung ngay lập tức. Vì mắt dựa vào ánh sáng để tiếp thu nên chỗ nào sáng tối phân biệt nhiều, hoặc chỗ nào có nhiều đường nét, rõ nhất - thường được gọi là "điểm thu hút", hoặc là "điểm chính" của tranh. Các điểm thu hút được gộp lại, tạo thành các điểm chỉ định. Mắt nối các điểm chỉ định này lại thành một con đường để cho mắt theo dõi, trong khi những điểm không quan trọng, bên ngoài con đường mà nó vạch ra, sẽ bị "lờ" đi, không để ý. (Thế cho nên nhiều khi vật sờ sờ ngay trước mắt mà mình không nhìn thấy là vậy).

    - Các chi tiết lôi cuốn sẽ được mắt "nghiên cứu" sâu hơn, theo con đường chỉ dẫn đã vạch ra ở trên. Nếu các chi tiết được nhìn thấy, sau khi được so sánh với những hình ảnh có sẵn trong não, mà không tìm thấy cái nào khớp, thì não sẽ nói là "sai". (Vì cái này mà nhiều khi không cần phải vẽ cả hình, nhưng não nối lại các chi tiết bằng những dữ kiện đã có và đặt tên, chấp nhận hình thu lượm được là cái gì - "sự thật không phải là sự thật mà là sự thật").

    (còn tiếp)
  2. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Theo như cách mà cái TV của bác lý giải, thì đó chỉ đơn thuần là những tín hiệu của thị giác lên não, và não xử lý để có được cái nhìn hài hoà nhất--->bức tranh đó chỉ đẹp về bề mặt vật chất, đẹp kiểu thị giác thuần tuý. Nhưng ngay cả trong khía cạnh thị giác đơn thuần thì nó vẫn chưa đầy đủ. Đã có rất nhiều sách nói về cách lý giải này, và đều có hai điểm chung là:
    -Não có xu hướng quy mọi hình ảnh thu nhận được qua thị giác về dạng đơn giản, được khái quát hoá.
    -Nếu như hình ảnh thu nhận được bị khuyết đi một chi tiết nào đó ko giống như kinh nghiệm tâm lý thị giác thì não sẽ tự động hoàn thiện nốt chỗ khuyết đó (định luật về sự liên tưởng thị giác thì phải- giáo trình Cơ sở tạo hình trên mặt phẳng )
    Và hai đặc điểm này chỉ là 2 trong số rất nhiều định luật thị giác mà thôi (riêng giáo trình của Munchen đã có 12 định luật cơ bản ), vì thế càng ko thể nói một bức tranh nào đó đẹp mà chỉ dựa trên 2 định luật thị giác này.
    Để có thể nói một bức tranh có đẹp hay ko, theo tôi còn tuỳ thuộc nhiều thứ: trường phái sáng tác và tuyên ngôn của trường phái ấy, phong cách sáng tác, thể loại, chất liệu...rất nhiều, và "đẹp" là giá trị chủ yếu trong toàn bộ nhiều giá trị của bức tranh. Một người hâm mộ dòng tranh Phục Hưng thường sẽ ko thích các tác phẩm thuộc trường Dã Thú, nhưng anh ta ko thể nói bức "Căn phòng màu đỏ" của H. Matisse là ko đẹp được, hoặc một người theo dòng vờn tỉa kiểu Dali cũng ko thể nói một bức trừu tượng kiểu J.Bollock là xấu được. Bởi vì ở đây khái niệm "đẹp" thay đổi theo cách nhìn, tuyên ngôn của các trường phái khác nhau.
    Có lẽ cách lý giải mà bác nói chỉ dành cho các bài nghiên cứu thị giác cơ bản thôi. Vẫn còn nhiều điều để nói nhưng vì bác post chưa xong nên xin chờ bác viết tiếp vậy, hê hê
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  3. Chuot_Con

    Chuot_Con Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    0
    Bút sắt cũng thuộc về Lịch sử hội họa nhể. Cười hơi sớm đấy, hé hé .. người Anh có câu "those who laugh last, laugh longest".
    Mình không biết dịch ra tiếng Việt, ai có kiến thức, dịch hộ nhé.
    Definition of Beauty
    --------------------------
    A definition of beauty is required here; something beautiful would be something that would stimulate a pleasant neuron in the brain. This neuron could be either innate, what is called inherited, or a memory, learned neuron. When dealing with an innate neuron then the beauty would be universal. When dealing with a memory neuron it would be only local. Example: A portrait of you girl friend would stimulate pleasant sensations in you but do nothing to another male. This would be a memory sensation. However, if a full-length nude photo of your girl friend was observed by this other male then it would stimulate pleasant sensations in him as well as you; this would be an innate sensation. Although little is know for sure about innate neurons, it is generally accepted that design, pattern, harmony, and balance is innately beautiful in art.
    Nguồn: http://www.fortunecity.com/victorian/coldwater/234/artheory.htm
  4. Chuot_Con

    Chuot_Con Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    0
    Định nghĩa về cái đẹp
    Đến đây, định nghĩa về cái đẹp cần phải được xác định. Một vật được gọi là "đẹp" phải gây hưng phấn cho nột tế bào thần kinh trong não. Tế bào thần kinh này có thể là bẩm sinh, cái mà người ta gọi là "thừa hưởng", hoặc từ trong trí nhớ, một tế bào được tạo nên qua quá trình hấp thụ kiến thức mới. Khi tác động đến tế bào bẩm sinh thì cái đẹp có tích chất phổ thông. Khi tác động đến một tế bào trong bộ nhớ thì cái đẹp có tính chất cơ sở (những cái học được trong quá trình lớn lên). Ví dụ: bức chân dung của một người bạn gái sẽ gây khoái cảm cho riêng một tràng trai, song không gây một tí tác động nào với một tràng trai khác. Đây là khoái cảm tác động đến trí nhớ (cái đẹp có tính cơ sở). Song nếu cả bức hình lõa thể của người bạn gái, khi được cả tràng trai kia chiêm ngưỡng, sẽ gây kích thích cho cả hai; đây là cái đẹp có tác động bẩm sinh. Tuy kiến thức về các tế bào bẩm sinh không mấy được tường tận, nói chung các kiến trúc, văn hoa, sự hài hòa, và sự cân bằng là những các đẹp có tính cơ sở trong mỹ thuật.
    ------------------------------------------------------------

    The Nature of Beauty in Art - by Jennie Bradley (Professor Delaney) November 13, 2000

    Over the years many different interpretations of the term "beautiful" have been discussed and experimented with in art, but as is expected in such a conversation, no consensus has been reached In his novel The Name of the Rose, Umberto Eco presents the classical definition of beauty in art through the musings of his narrator, the young Benedictine novice Adso. When visiting the scriptorium of the monastery at which he is staying, Adso reflects that there &e three factors in creating beauty in art: first, the work must have integrity, or perfection (in other words, it must be complete); secondly, the figures must be proportionally correct; finally, the work must have the quality of clarity, or light (72). These three characteristics should work together to convey a certain peace and calm to the viewer, since that is the effect that the beautiful and the good have on a person (72).
    Nhiều năm qua, các khái niệm về chữ "đẹp" được thảo luận và thử nghiệm trong mỹ thuật, song cũng như mọi người thường mong đợi, không có một sự thỏa thuận nào được rút ra. Trong cuốn tiểu thuyết của mình mang tên "Tên của bông hồng", tác giả Umberto Eco đề đạt một định nghĩa cổ điển về cái đẹp trong mỹ thuật ... (không quan trọng, song cũng lười, không muốn dịch)
    Có 3 điểm chủ yếu để tạo nên cái đẹp trong mỹ thuật:

    1. Tác phẩm phải có tính toàn vẹn, hoặc tính hoàn hảo (nói cách khác là phải trọn vẹn)
    2. Tạo hình phải cân đối
    3. Bức tranh phải có sự sáng sủa, rõ ràng, hoặc phải có ánh sáng.
    Cả ba yêu cầu này phải được hòa nhuyễn với nhau để truyền cảm cho người xem một cảm giác êm ái, nhẹ nhàng nào đấy, vì chính cái này động chạm đến cảm quan về cái đẹp và sự tốt lành trong một con người.

    Được chuot_con sửa chữa / chuyển vào 20:32 ngày 26/02/2003
  5. Chuot_Con

    Chuot_Con Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    0
    Khi học vẽ, hoặc tập đánh bóng, nên chọn những hình đơn giản mà tập. Tôi làm thí dụ vẽ một quả trứng và tập đánh bóng
    Hình sau tập vẽ đường nét cơ bản mà thôi. Để ý thấy hình "02" tuy không hoàn toàn dùng đường nét bao bọc cả quả trứng, song mắt mình vẫn nối lại được và hình như quả trứng tròn hơn.

    Còn đây là hình tập đánh bóng quả trứng

  6. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    --->Im the one who has a smiling face only, always do I try to smile to the world, not do laugh at the world

    Bác Chuot_con có tin là ngay giữa trường MTCN mà có đứa nào buột miệng "Đẹp là gì?", ngay lập tức tất cả quần hùng xung quanh sẽ ré lên mà cười vì thằng này "sến" quá? Có khi còn cười nghiêng ngả nữa là đằng khác! Nhưng mà bác trích cái định nghĩa hay lắm, voted!
    Theo Butsat, định nghĩa ấy với mỹ thuật đương đại thì chưa đầy đủ. Lấy ví dụ bức STRESS của DACAM, ko một ai đứng trước bức tranh ấy quá 30 giây mà ko kêu là đau đầu, nhức mắt. Nguyên nhân vì đó là một mặt phẳng rộng 1m2 gồm toàn những dải sóng chạy // , tương phản gay gắt giữa đen và cam phản quang, một mặt người nhăn nhúm bị dồn vào trong góc, xung quanh là những vi mạch điện tử chạy tràn ra cả ngoài khung...tất cả đều hừng hực, căng thẳng, và ke nuột từng chi tiết đến đáng sợ, như dự báo sự xâm lược và thống trị của máy móc tới thế giới con người... Diễn giải nôm na thế để thấy khái niệm "đẹp" trong tranh nói riêng ngày nay đã thay đổi, thái độ của các tác giả được đưa vào tranh một cách đậm đặc hơn, và dành chỗ của cái "đẹp". Nói như thế ko có nghĩa là ngày nay người ta ko cần phải vẽ đẹp nữa, mà cái "đẹp" xưa được chuyển thể thành các kỹ thuật làm tranh tinh vi hơn, ở nhiều kỹ thuật như tạo ra một mặt phẳng arcrylic phẳng tuyệt đối, ẩn nhiều màu vào trong một mặt phẳng đơn sắc, tạo ra những màu phản quang rực đến độ choáng váng...đó là cái đẹp hiện đại, đương đại, và đương nhiên cũng ko thể phân định rạch ròi bằng một vài định nghĩa.
    Lại nói đến một khía cạnh khác của cái "đẹp". Theo bà con thì dòng tranh trên phần lớn các gallery ở Hà Nội ngay lúc này là đẹp hay ko đẹp? Ko thể trả lời nổi! Bởi vì nếu đẹp sao dân trong nghề lại ko thích? Nhưng nếu bảo ko đẹp thì bọn Tây nó mua làm gì? Tại sao người dân thích mua tranh souvenir ở Nguyễn Thái Học, ở Nguyễn Khuyến, Bà Triệu... hơn là tranh trong các gallery có chất lượng như Sông Hồng, Cọ Xanh, Apricot...? Lại quay về chủ đề thế nào là ĐẸP, hêhê
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  7. Chuot_Con

    Chuot_Con Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    0
    Mấy ông Tây, sang Việt Nam mua tranh "Hàng Đào" thì sao ? Không phải ai là người Tây Âu, sang Việt Nam mua đồ, cũng là những người làm chuẩn mực cho thị hiếu của Châu Âu. Người ta, cũng như tôi, khi đi du lịch thì tìm cái gì - mà theo tôi - là tiêu biểu cho nước mình đến thăm, bất kể cái đó có giá trị hay không. Việt Nam đóng cửa với thế giới lâu quá, nên không còn biết một tí gì ở thế giới bên ngoài nữa. (Không biết có phải là chính sách ngu dân đây không? :0) - nói đùa đấy nhé "!).
    Ngay cả ở các nước Tây Âu, người ta cũng còn đang cãi vã về định nghĩa của "Cái Đẹp", huống hồ là mình. Mấy anh học sinh trong MTCN, mới biết vẽ, tí tởn, tưởng làm ông Vua thiên hạ được. Chung quy cũng chỉ vì thiếu hiểu biết và bản tính kiêu ngạo - nói văn hoa hơn là "tự hào dân tộc".
  8. hau_k5

    hau_k5 Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    749
    Đã được thích:
    0
    chủ đề hay, yêu cấu tiếp tục tranh luận!
    admin
  9. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Chuot_con nói đúng đấy, người ta mua tranh souvenir vì nó lạ thôi, chả phải vì đẹp. Một cái tranh in của Tàu rộng hàng mét, chúng nó in rồi tút thêm mấy nhát sơn cho gọi là có rồi đem bán, đương nhiên dân ta thích mua hơn dòng sáng tác vì nó rẻ, khổ lớn, lại giống thật . Người sành hơn chút thì mua tranh ở các gallery ở trên phố, nhưng vẫn là loại sú cao cấp. Tiếp theo là các khách hàng quý tộc thì họ mua tranh ở các gallery, salon cao cấp có bảo vệ đứng canh kiểu như Sông Hồng trên Metropole...còn dòng sáng tác đương đại thì có lẽ chỉ để xếp xó trong xưởng hoạ thôi, năm thì mười hoạ mới bán được một cái.
    Sinh viên mỹ thuật công nghiệp thì có mặt ở tất cả các dòng trên chứ ko phải chỉ riêng mấy anh định làm "Vua thiên hạ" Chuot_con ạ! đừng có đổ đồng như thế.
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
    Được butsat sửa chữa / chuyển vào 23:04 ngày 28/02/2003
  10. DACAM

    DACAM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    he he tôi cũng chẳng tự hào quái gì về cái trường MTCN đâu,mặc dù tôi học trường đó thật.Nhưng chuot con phát biểu hơi bị thiếu suy nghĩ đó.Thế nào là biết vẽ?Tôi theo vẽ đã 8 năm nay nhưng ko biết là mình có biết vẽ hay ko. Nói thật với bác chứ,bác hơi bị áp đặt khái niệm cho người khác.Ko có một định nghĩa nào cho cái đẹp cả bởi cái đẹp có được là do sự cảm nhận của khách thể thẩm mỹ.
    Bác phê phán sv MTCN ko biết vẽ tôi ko phủ nhận điều đó,ko sai.Nhưng thử hỏi sv ĐHMT hà nội cũng cố biết vẽ ko?Trường nào thì cũng chỉ là cái trường mà thôi.Đầy người có học cái trường quái nào đâu mà vẫn biết vẽ,thậm chí còn hơn cả những người đc đào tạo chính quy ấy chứ.Mà xin lỗi bác nhé ,chắc gì bác đã vẽ bằng một đứa bé 3 tuổi.Picasso đã nói:"Tôi phải mất cả cuộc đời mình để vẽ dc như trẻ thơ".
    Mà nói thật với bác lần nữa mấy cái bác vẽ vẫn còn non tay lắm,nhưng mà cũng đc cái tích cực nói.Mà thôi bác ạ,tôi ko biết bác học trường nào cả nhưng tôi thấy tranh của bác và những khái niệm mà bác nói 2 cái đấy nó còn vênh nhau nhiều lắm.Nó như là treo đầu dê bán thịt chó ấy.
    DACAM

Chia sẻ trang này