1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"cái gạt nước xua đi nỗi nhớ, cái nhành cây gạt mối riêng tư"

Chủ đề trong 'Văn học' bởi liketoursim, 05/11/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. liketoursim

    liketoursim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2007
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    "cái gạt nước xua đi nỗi nhớ, cái nhành cây gạt mối riêng tư"

    đó là câu thơ trong bài thơ " trường sơn đông, trường sơn tây" của Phạm tiến Duật. đầy đủ ra, câu thơ đó sẽ là " anh lên xe, trời đổ cơn mưa, cái gạt nước xua đi nỗi nhớ. Em xuống núi, nắng vàng rực rỡ, cái nhành cây gạt mối riêng tư"
    mời các bạn cùng nhau phân tích câu thơ này, nếu không phân tích đúng tôi sẽ mời các bạn cùng xem những phân tích của chính nhà thơ về câu thơ này, đảm bảo gây sock
  2. kongtonxach

    kongtonxach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    0

    Có gì đâu
    Thời đó xe ô tô toàn loại cũ, lấy đâu ra cái gạt nước tự động
    Do đó lên xe mà trời mưa thì vừa đi vừa mải lấy tay gạt nước thì còn thì giờ đâu nữa mà nhớ ...
    Cũng thế , "em xuống núi, nắng vàng rực rỡ.." thì vừa đi vừa phải dùng cành cây che nắng, quên cả nõi lòng riêng...
    Vậy đó, đơn giản nhỉ ???
  3. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    vừa đi ôtô vừa lấy tay gạt nước hơi khó bác ạ!
    Em nghĩ trong văn học người ta có thể dùng ngôn từ, hình ảnh ước lệ, miễn làm sao truyền đạt lại cảm xúc một cách tốt nhất, chứ cứ "biện chứng duy vật" e rằng các nghệ sỹ nhà ta đi bán bán mỳ hết.
    Mình thưởng thức văn học chỉ cầu lấy tư tưởng, chứ săm soi vào chuyện đời tư của chính tác giả có khi vỡ mộng, tóm lại câu thơ trên thuộc về một bài thơ hay, okie, và chỉ thế thôi!
    Em bàn chùn, mong mọi người thông cảm!
  4. ghet_ghet

    ghet_ghet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2006
    Bài viết:
    769
    Đã được thích:
    1
    Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây cũng có thể hiểu là hai miền Nam Bắc lúc bấy giờ. Một miền còn đang trong thời chiến hỗn loạn, một miền đang trong hòa bình xây dựng đất nước. Vì thế, chàng trai - nhân vật anh đang ở chiến trường nên được diễn ta thông qua hình ảnh mưa, hình ảnh ướt ác, lạnh lẽo cô đơn. Còn cô gái - em - với nắng chiều rực rỡ. Khỏi phải phân tích nhiều, từ "rực rỡ" bản thân nó phản ảnh được cái nắng ấy đỏ và chói chang nóng đến như thế nào. "Rực lửa" nếu được hiểu là đầy nhiệt huyết, đầy lừa thì "rực rỡ" được hiểu là nhiều rạng rỡ, tươi sáng. Hihi, linh tinh quá.
    Nhưng vấn tiếp chuỗi "ít sến sồ" của mình.
    Anh và em, hai người yêu nhau hẳn nhiên phải nhớ nhau lúc không ở bên nhau rồi. Có khi bên nhau cũng thấy nhớ nữa là...!
    Anh và em "ở hai đầu nỗi nhớ" là thế, nhưng đương lúc làm việc nước thì phải tập trung, không được lơ là nên việc gạt nỗi nhớ sang một bên là điều cần phải làm. Thế nhưng, cái gạt nước nó làm xua đi nỗi nhớ chứ không phải chính anh tự gạt đâu nghe (lời giải thích thật dễ thương).
    Về phần em, phải lao động, gia tăng sản xuất mới có gạo gửi anh chứ. Với cả, giờ xuống núi lúc buổi chiều. Nếu cứ mãi nhớ đến anh thì trời sẽ tối lúc nào chẳng hay. Thế nên vì lo sợ trời nhanh tối, cọp beo báo ăn thịt nên phải đi thật nhanh, gạt cả mấy nhành cây giữa lối đi một cách mạnh mẽ hòng về nhà được an toàn. (Tại mấy cành cây ngán đường em gạt mối riêng tư của em đang nghĩ về anh đó, không phải em tự gạt đâu).
    Hihi!
  5. liketoursim

    liketoursim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2007
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    các bạn nhe tôi phân tích sơ sơ, nhưng là ý phân tích của chính nhà thơ Phạm Tiến Duật đó nghe, chứ không phải cá nhân tôi nghe, sau đó chúng ta hãy bình luận tiếp, còn tin hay không tin thì tự các bạn kiểm chứng rồi hãy lên tiếng nghe :
    trong kháng chiến chống Mỹ gian khổ và ác liệt, các nam thanh niên thì thành chiến sỹ cầm súng xông pha chiến truờng, mang trong mình dòng máu tuổi trẻ sục sôi , chí căm thù giặc....quyết chiến đấu bảo vệ tổ quốc, khi cầm súng ra chiến trường họ phải gác lại tình cảm riêng tư (tình thương yêu bố mẹ , người thân và cả người yêu của mình) cụ thể là những anh chiến sỹ trong bài thơ này cầm vô lăng vượt Trường sơn đi cứu nước, nhà thơ ví nỗi nhớ của anh chiến sỹ nhiều và đong đầy như những hạt mưa, và ví những cái gạt nước của ô tô để xua bớt đi những nỗi nhớ, tình cảm cá nhân để một lòng quyết chiến. còn ở hâu phương, các nữ thanh niên xung phong, ngày đêm lao động sản xuất, họ cũng tham gia mặt trận như mở đường giao liên.... tuổi trẻ các cô cũng với bao mơ ước khát khao. cũng trong thời kỳ kháng chiến thì đất nước vẫn còn gian khó, cơm ăn không đủ nói gì đến làm đẹp, và đến những điều riêng tư nhất của các cô là đến kỳ kinh nguyệt hàng tháng, các cô cũng không có lấy 1 mảnh vải (dù là vải màn xô, giặt đi giặt lại) các cô phải dùng đến những nhành cây cùng những chiếc lá non (như tuổi xuân của các cô) để vệ sinh cho mình mỗi khi đến kỳ kinh ( "cái nhành cây gạt mối riêng tư" là ở đây đấy các bạn à).....giá mà các cô sinh ra trong thời bình này thì đâu đến nỗi khổ vậy nhỉ : DANA FOUR TEEN, siêu mỏng, siêu thấm,có cánh đây đủ. hic hic thương các cô quá hic hic
    xin mời các bạn bình luận
  6. kongtonxach

    kongtonxach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    0
    Gom cả đống phân tích này lên thì ... ô hô chẳng kém gì các bài dẫn chứng về các bài văn "đặc sắc" trong kỳ thi tốt nghiệp năm 200.. của học sinh phổ thông
    Thế mới biết và thông cảm cho các em nó, trình độ lớp 12 nên "thua" xa các anh chị ở đoạn phân tích "văn, thơ"...
    Có khi phải chuyển sang bình xem ai phân tích đoạn thơ trên dở nhất. buồn cười nhất, kỳ quặc nhất mất ...
  7. liketoursim

    liketoursim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2007
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    trước khi nhận định một cái gì đó, phải nên phân tich thông tin, phải tìm hiểu thực hư đã rồi hãy lên tiếng, chớ đừng cảm nhận chủ quan, rồi cho rằng "cảm thấy vô lý" là đã bù lu bù loa lên rồi. Hãy ngẫm kỹ cho ý thơ nhồi được vào trong cái bộ phận mà giông giống như cái bã đậu ấy bạn nhé. ngay riêng việc người ta viết rằng " cái nhành cây..." thì lại viết rằng "cành cây", thế đã đủ biết là như thế nào rồi
  8. kongtonxach

    kongtonxach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    0
    Không biết @liketorism muốn AE tham gia "bình" "luan" hay "khen" ?????
  9. kizzzshockkk

    kizzzshockkk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Nguyên văn bài thơ
    TRƯỜNG SƠN ĐÔNG, TRƯỜNG SƠN TÂY - thơ PHẠM TIẾN DUẬT
    Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
    Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
    Đường ra trận mùa này đẹp lắm
    Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây
    Một dãy núi mà hai màu mây
    Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
    Như anh với em, như Nam với Bắc
    Như đông với tây một dải rừng liền
    Trường Sơn tây anh đi, thương em
    Bên ấy mưa nhiều,
    con đường gánh gạo
    Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
    Rau hết rồi, em có lấy măng không?
    Em thương anh bên tây mùa đông
    Nước khe cạn, **** bay lèn đá
    Biết lòng anh say miền đất lạ
    Chắc em lo đường chắn bom thù
    Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
    Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ;
    Em xuống núi nắng về rực rỡ
    Cái nhành cây gạt mối riêng tư
    Đông sang tây không phải đường thư:
    Đường chuyển đạn
    và đường chuyển gạo
    Đông Trường Sơn,
    cô gái "ba sẵn sàng" xanh áo
    Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh
    Từ nơi em gửi đến nơi anh
    Những đoàn quân trùng trùng ra trận
    Như tình yêu nối lời vô tận
    Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn.
  10. pinklighter

    pinklighter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Bài viết:
    1.116
    Đã được thích:
    1
    Chả biết bác hay nhà thơ PTD nói thật hay nói đùa ( xin hãy phù hộ cho nhà thơ PTD vì ông ấy đã đi vào cõi vĩnh hằng ). Thơ ca nói chung trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đều gắn kết giữa cái chung và cái riêng, giữa tình yêu đôi lứa với TY đất nước...như các bác đọc : Cuộc chia ly màu đỏ....hay rất nhiều bài hát kinh điển trong KCCM. Vì vậy những câu thơ trong bài TSĐ TST của nhà thơ PTD cũng không nằm ngoài chủ đề ấy. ...."cái gạt nước xua đi nỗi nhớ.....cái nhành cây gạt nỗi riêng tư...." thực sự đó là sự hy sinh cái tôi, cái riêng tư, cái cá nhân, cái tình cảm yếu mềm để dành tất cả cho lý tưởng, cho cuộc chiến đấu, cho cái chung của cả một dân tộc... Ngày xưa, em đã bài phân tích về bài thơ này khi đang học PTTH. Em thực sự rất thích thơ của nhà thơ PTD.

Chia sẻ trang này