1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cái Lể trong võ thuật

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi huynhloc, 16/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Cái Lể trong võ thuật

    Ý ngầm sâu sắc trong lễ chào ôm quyền


    Ôm quyền chào còn gọi là mời quyền, là chiêu thế mang tính lễ nghi trong võ thuật, tức là lễ tiết làm trước hay sau khi đã kết thúc việc đi quyền, đối luyện hoặc múa khí giới ôm quyền chào biểu hiện sự khiêm tốn lễ độ, là bộ phận của đạo đức trong quyền, cũng là đầu mối tốt đẹp của bài múa và tiêu chí của một môn quyền thuật nào đó, có thể phản ánh được tôn chỉ và bộ mặt tinh thần của môn phái. Ngoài ra khi người tập võ cổ xưa gặp nhau thường hay ôm quyền làm lễ. Lễ chào này là một tục dân gian đặc sắc của Trung quốc. Người tập võ không chỉ ôm quyền là lễ mà ý ở chỗ tránh làm đối phương hoài nghi, cũng đồng thời tránh đối phương có khả năng che giấu cơ hội sát hại bằng tay.

    Sau đây giới thiệu mấy phương pháp chào ôm quyền:

    1. Chào khom mình (cúc cung lễ) : Là lễ tiết thông dung có thể cúi khom mình về trước, ra sau, sang trái, phải, một lần ba lượt chào.

    2. Ôm quyền chào : Còn gọi là chắp tay (bao trấp) dùng chưởng trái ôm lấy quyền phải, đặt trước ngực hoặc quyền vẫy động mấy lần. Quyền chưởng ôm nhau biểu thị sự đoàn kết coi trọng nhau. Khi đối luyện thì nói mấy tiếng "Xin mời...".

    3. Chào chữ thập (hợp thập lễ) : Còn gọi là chào hợp chưởng. Hai chưởng mười ngón tay hợp lại trước ngực, đầu hơi cúi, mắt nhắm, đứng chụm chân, khom lưng hoặc khụy gối, vẻ cung kính. Đây là lối chào cơ bản của đạo Phật.

    4. Chào giơ tay : Một tay cầm khí giới, còn tay kia xòe chưởng, cạnh bàn tay hướng ra trước, mũi chưởng cao ngang vai.

    5. Chào chữ nhất : Bước lên một bước, đứng thẳng, hai cánh tay vươn bàn tay thành chữ nhất, tay trái duỗi bốn ngón, tay phải duỗi năm ngón hoặc cả hai bàn tay đều duỗi năm ngón. Biểu thị năm hồ vốn là một nhà, bài trừ thành kiến môn hộ.

    6. Chào ba ngón : Kiểu một, tay trái xòe ba ngón (biểu thị cho tuấn kiệt trong Phật, Đạo, Nho là "tam giáo cửu lưu") gập ngón trỏ, ngón cái (biểu thị một là không sợ lời người công kích, hai là không tránh rìu búa sát thương, trung thành chân lý), tay phải xòe thành chưởng (biểu thị tam sơn ngũ nhạc - ba núi năm đồi - hiệp lực đồng tâm, cùng chí thành tâm) đặt trước ngực, mũi bàn chân trái điểm xuống đất trước mặt chân phải hơi khuỵu xuống. Kiểu hai, xòe thành thế hổ trảo, hai lưng bàn tay áp nhau đặt trước ngực, đứng tứ bình mã bộ.

    7. Kiếm sơn lễ (chào thấy núi) : Đây là chiêu thế mang tính không có lễ nghĩa. Biểu diễn trước làm ra vẻ khiêm tốn, sau đó đánh chưởng, dậm chân, vung quyền, xòe chưởng hoặc ra tiếng hét sau cùng, trực tiếp ra quyền:

    8. Liên hoa lễ (chào kiểu hoa sen) : Đây là lễ chào của phái Bạch Liên giáo chống nhà Thanh vào cuối thế kỷ 18. Hai gốc chưởng áp vào nhau, mười ngón tay xòe hơi cong hợp lại thành hình tròn, đặt phía trước ngực ý như đóa hoa sen nở. Biểu thị trăm họ một lòng anh dũng chiến đấu, phản kháng ách thống trị của triều Thanh.

    9. Vô vi lễ (chào kiểu vô vi ) : Căn cứ vào tư tưởng ?othanh tĩnh vô vi" của Lão Tử mà diễn hóa thành. Tư thế đứng hai tay quyền buông xuôi vẫy về phía sau, không tiện lộ ra ngoài. Tượng trưng cho tư tưởng "thật mà không bừa, sáng mà không chói" của Lão Tử.

    10. Các kiểu khác : Khi múa quyền, mở thế và thu thế, làm lễ chào cơ bản là như nhau, khi cầm khí giới nhất là khi cầm loại khí giới đôi mà làm lễ chào không thể giống nhau hết được.

    Từ năm 1986 trở đi khi thi đấu võ thuật thực hiện lễ chào ôm quyền, chế định ra quy cách chào ôm quyền thống nhất với hàm nghĩa mới mẻ;

    Quy cách kiểu chào ôm quyền : Tay phải nắm thành quyền, tay trái gập ngón tay cái, còn bốn ngón kia xòe thành chưởng đặt lên che tay quyền phải. Quyền chưởng đặt cách ngực độ 20 - 30 cm, hai cánh tay gập tròn, đặt ngang ngực. Khi chào ôm quyền yêu cầu hai chân đứng chụm gót, thân thẳng, đầu ngay ngắn, mắt nhìn người được chào.

    Hàm nghĩa của lễ chào ôm quyền là tay phải nắm quyền với ý "lấy võ kết bạn". Chưởng trái che quyền phải với ý Quyền do lý tới. Gập ngón cái ý không tự cao, tự đại.Bốn ngón chưởng trái xòe sát nhau, ý nói đồng đạo võ lâm bốn biển đoàn kết cùng lòng mở mang võ thuật.





    Được huynhloc sửa chữa / chuyển vào 22:17 ngày 16/03/2003
  2. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Một ý nghĩa của lể cúng tổ nhập môn trong võ cổ truyền Việt Nam
    Trong võ cổ truyền Việt Nam từ trước đến nay, vẫ thường tổ chức lể cúng Tổ nhập môn dành cho các môn sinh mới vào học. Tập tục này hiện nay vẫn được duy trì ở nhiều nơi, đặc biệt là những lớp võ tư gia. Nhiều người cho biết, với lễ cúng tổ này , người môn sinh sẽ được vị ***** của võ phái phù hộ cho việc tập luyện võ thuật đến nơi đến chốn...Nhưng có người lại bảo rằng qua lễ cúng Tổ, người thầy sẽ nhìn vào móng chân của con gà ( vốn là một lễ vật chính) mà đoán tâm, ý, tính tình người học trò mới của mình, để từ đó có phương án huấn luyện cụ thể đối với từng loại người : người trung nghĩa dạy khác, kẻ bội bạc dạy khác...
    Thế ý nghĩa đích thực của việc thực hiện lễ cúng Tổ nhập môn đối với các môn sinh mới vào học ở các môn võ cổ truyền ra sao ?
  3. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Trước khi phân tích một trong những ý nghĩa của lễ cúng tổ nhập môn , chúng ta tìm hiểu về các lễ vật có tính cách bắt buộc. Lễ vật được nhắc đến đầu tiên , - một con gà trống , chân vàng đã biết gáy. Bắt buộc là thế , không thể thay thế được. Tùy theo hoàn cảnh kinh tế, người môn sinh mới nhập học có thể sắm thêm các lễ vật khác, như heo, vịt... nhưng không thể thiếu con gà trống. con gà này phải được cắt cổ, nhúng nước sôi , nhổ lông, mổ bụng làm sạch sẽ lục phủ , ngủ tạng, rồi mới bày lên một cái đĩa trong tư thế chéo cánh khá trang trọng và đẹp mắt! Lễ vật thứ hai - bảy loại hoa đối với nam và chín loại hoa đối với nữ, được rửa sạch sẽ và cắm vào một lục bình đặt lên phía bên trái của dĩa gà. Lễ vật thứ ba - một dĩa gồm bảy hay chín loại trái cây ( tùy theo môn sinh là nam hay nữ) bày khá tươm tất trong một cái dĩa to đặt trên một chân chõ , đặt phía bên phải dĩa gà. Lễ vật thứ tư - một cái nhạo đựng rượu đế và ba chiếc chung sành sứ nhỏ đặt trên một cái dĩa cùng chất liệu , đặt trước dĩa gà. Ngoài ra còn có lư nhang , chân đèn, bình trà nhỏ,một cái dĩa đặt tiền mặt cúng Tổ ( thời điểm từ 1950 đến 1960, số tiền này được qui định cụ thể là 360 đồng) và một ít giấy tiền vàng bạc.
  4. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Các lễ vật đặt trên hương án thờ ***** võ thuật ở nhà thầy, người học trò mới nhập môn phải thắp nhang khấn vái, sau khi thầy võ của mình đã lên đèn, tức thắp sáng hai ngọn nến trên hương án. Lời khấn vái của người võ sinh thường mang nội dung giới thiệu tên, tuổi của bản thân mình, ngày tháng năm xin nhập môn học võ, và cuối cùng là lời thề nguyền về sự trung thành của môn phái, sự hiếu nghĩa đối với thầy dạy, sự hòa đồng với bạn đồng môn. Khấn xong , người môn sinh lạy bốn lạy với ba nén nhang nghi ngút trong tay, trong lúc người thầy dạy từ tốn rót rượu từ chiếc nhạo vào ba chung sành sứ bốn lần. Sau đó , ba cây nhang được cắm vào bát nhang trên hương án , đồng thời đốt xấp giấy tiền vàng bạc (giấy vàng mã), rồi rưới ba chung rượu lên đó trước khi các đốm lửa sau cùng tắt hẳn.
  5. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Sau lễ cúng Tổ nhập môn, người học trò sẽ được thầy chính thức truyền dạy võ thuật. Tuy nhiên, có thể nói, sự truyền dạy võ thuật của người thầy đối với học trò sẽ thật tâm hay không chính là tùy thuộc vào mọi hành động, cử chỉ của người học trò thực hiện qua lễ cúng Tổ. Từ việc mua sắm lễ vật có đúng món không, có keo kiệt không, cho đến việc bài biện, chưng chọn các lễ vật trên hương án, cũng như thái độ kính lễ, những lời khấn vái, thề nguyền của người học trò đều có thể tạo cho người thầy dạy có những phán đoán về tâm, ý cũng như sự kính trọng của người học trỏ đối với bản thân mình. Hầu như bất cứ người một người thầy dạy võ cổ truyền nào cũng đều nói rằng : "Đối với *****, nó( tức chỉ người học trò) không biết kính trọng, đến nổi tổ chức một lễ cúng Tổ lôi thôi, chẳng ra gì, thì đối với mình , nó còn xem ra gì ?". Theo tôi, đó chính là ý nghĩa đích thực của lễ cúng tổ trong các môn võ cổ truyền vậy.
    Tất nhiên, người thầy dạy võ cổ truyền không chỉ căn cứ vào một lễ vật cúng Tổ nhập môn, mà còn dựa vào rất nhiều yếu tố khác trong quá trình tập luyện võ thuật, để đánh giá đúng mức "chân tướng" của học trò mình. Nhưng dù sao, lễ cúng Tổ nhập môn ban đầu cũng không kém phần quan trọng, bởi từ lâu, ở phương Đông đã từng có câu: "Tiên học lễ, hậu học ...võ".
    Trích bài " Một ý nghĩa của lể cúng Tổ nhập môn trong võ cổ truyền Việt Nam" của võ sư Hồ Tường
  6. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Thu nhận môn sinh
    Ngày xưa , tại Việt Nam cũng như Trung Quốc , các võ sư có những cách thu nhận môn sinh khác nhau , gây không ít khó khăn trở ngại cho người muốn nhập môn tập luyện. Những ai vượt qua được ngưỡng cửa "thu nhận" muôn hình muôn vẽ phương cách lựa chọn của các bậc chân sư xem như sự thành công về con đường võ nghệ đã gần nắm chắc trong tay. Trái lại, những ai không vượt qua được các phương cách này kể như phải xót xa lui gót, vì chắc chắn không bao giờ được người thầy võ chấp nhận thu làm môn sinh.
    Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một vài phương cách thu nhận môn sinh của các bậc chân sư trong làng võ Việt Nam và Trung Quốc để các bạn hâm mộ võ thuật cổ truyền biết thêm được một số sắc thái khá đặc thù của môn này.
    Chắc nhiều người trong giới hâm mộ cũng như tập luyện đã từng nghe đến thử thách lòng can đảm của người xin học võ bằng cách người thầy dạy võ dẫn người này ra đứng trên một bờ hố sâu và rộng, rồi bảo hãy nhảy sang tận bờ hố bên kia. Biết bao nhiêu kẻ nhát gan khi nhìn thấy miệng hố quá rộng , đáy hố quá sâu , đã không dám nhảy, đành lủi thủi ra về, mang theo nổi thất vọng não nề, bởi đã bị người thầy từ chối ngay sau đó. Đôi khi cũng có được người dạn dĩ (hay liều mạng?) đã bấm bụng nhảy đại qua hố, thì câu chuyện kể tiếp rằng , người thầy đã dùng thuật phi thân nhảy liền theo và dang tay ôm lấy người học trò tương lai của mình nhảy sang tận bờ hố bên kia an toàn. Có nghĩa là người học trò đã được nhận theo tiêu chuẩn can đảm và biết nghe lời thầy ...dạy bảo!
    Được huynhloc sửa chữa / chuyển vào 20:59 ngày 25/04/2003
  7. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Cũng có cách thử thách người xin học võ tương tự như câu chuyện trên , nhưng trường phái Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà (nay thuộc xã Tân Phước Khánh và xã Bình Chuẩn của hai huyện Tân Uyên và Thuận An tỉnh Bình Dương) đã luôn nhắc đến đến cách chọn lựa học trò gần như trái ngược hẳn tiêu chuẩn trong câu chuyện kể trên của võ sư Võ văn Ất , một danh sư từng lừng danh với những phen đã hổ. Võ sư này đã dẫn cùng một lúc ba người xin học võ ra đứng trước hiên nhà , rồi bảo cả ba cùng leo lên nóc nhà và sau đó lại bảo hãy tự lựa chọn cách từ nóc nhà trở xuống sân theo ý nghĩ của mình. Người thứ nhất đã không cần suy nghĩ , nhảy đại xuống sân đến nổi lọi cả bàn chân để chứng tỏ mình có thừa can đảm . Người này đã bị loại ngay tức khắc vì thầy Ất cho rằng thiếu suy xét , liều mạng làm bừa . Người thứ hai thấy thế đã xin đầu hàng vì thấy mình vừa không có can đảm như kiểu người thứ nhất lại vừa thấy quá run chân khi đứng trên cao nên không biết thế nào để xuống . Võ sư họ Võ tươi cười bắc ********* người thứ hai bỏ cuộc leo xuốngan toàn. Còn lại người thứ ba từ từ tìm cách di chuyển theo triền mái nhà rồi cuối cùng tuột xuống đất theo cây cột ở hàng hiên . Võ sư Ất đã chọn người thứ ba làm môn sinh , vì ông cho rằng người này bình tĩnh , biết tính toán phương án xuống khỏi mái nhà một cách an toàn . Đó là những đức tính cần thiết cho con nhà võ.
    Được huynhloc sửa chữa / chuyển vào 03:40 ngày 03/05/2003
  8. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Trong khi đó nhiều bậc thầy võ lại xét đoán người đến xin nhập môn học võ với mình dựa vào những kinh nghiệm nhìn người mà suy ra tâm tính. Có thầy võ nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực nhìn mặt mày, bao gồm mắt ,mũi ,miệng, chơn mày, trán , tai ...mà suy luận được người xin làm môn sinh của mình có dũng cảm không, có thông minh không, có trung thành không , để từ đó sẳn sàng mở rộng cánh cửa võ học thu nhận làm môn sinh , vì đây là những tố chất rất cần thiết của con nhà võ . Nhiều thầy võ khác lại có kinh nghiệm nhìn tướng mạo, tay chân, thân thể mà suy ra được người xin học võ có những đức tính cần thiết học võ hay là không . Lại có thầy võ kinh nghiệm xét người qua sự giao tiếp : lời nói , thái độ, cử chỉ...Và từ đó kết luận là có thể thu nhận hay không thu nhận làm môn sinh, bởi ông đã thấy được tận đáy sâu tâm khảm của người đang đối diện với ông...Những kinh nghiệm như kể trên thường là do quá trình dạn dày kinh nghiệm sống và dạy võ đã mang lại cho thầy võ , nhưng cũng có khi những kinh nghiệm này được rút tỉa từ các quyển sách về tướng số mà người thầy võ đã được từng đọc qua hay đã được từ chính bản thân người thầy dạy võ truyền lại trong quá trình luyện tập chuẩn bị làm HLV...
  9. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Nhìn chung , có thể nói mỗi thầy dạy võ ngày trước đều có cách xét đoán riêng của mình để chọn người đáng tin cậy mà trao truyền sở học của mình, hầu có cơ bảo vệ bản thân , trợ giúp kẻ hèn yếu , góp phần bảo vệ đất nước khi võ thuật còn là khí cụ chủ yếu trong chiến tranh .Tuy vậy , nhũng sự xét đoán của các bậc thầy võ ngày xưa không phải hoàn toàn chính xác. Lịch sử võ thuật Việt Nam , Trung Quốc đã từng cho thấy biết bao nhiêu sự lựa chọn môn sinh sai lầm, dẫn dắt đến những hậu quả khôn lường : Võ sư Hồ Ngạnh ở Bình Định đã từng bị một người học trò tin cẩn nhất dùng các kỷ thuật võ học độc hiểm tấn công chỉ vì muốn học thêm được kỷ thuật tuyệt kỷ của võ sư chưa truyền dạy cho anh; hay Quỷ Cốc tiên sinh tuy chọn đúng người học trò hiền tài là Tôn Tẩn nhưng bên cạnh đó đã hoàn toàn sai lầm khi ông nhận Bàng Quyên vào cùng học với Tôn Tẩnv.v...
  10. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Hihi, cao siêu quá.
    Chúng tôi chỉ có mấy tiêu chí sau:
    Vô duyên không dạy
    Ngu quá không dạy
    Không đóng góp công sức vì môn phái không dạy

Chia sẻ trang này