1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cái máy cần thiết cho người Việt Nam? "Tổng kết bắt đầu từ các sự việc (fait) người thật, việc thật

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi noandyes, 20/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    Trở về với mục đích chính của buổi trao đổi, anh nhấn mạnh nhiều lần đến sự lãng phí nếu dùng người giỏi làm Toán.
    Chúng ta là VN, nói thẳng ra, chúng ta còn nghèo khó, đang tìm đường để phát triển lên văn minh. Nếu chúng ta là những người Mỹ, người Đức? thì câu chuyện nó khác. Chúng ta là VN thì chúng ta mới nói những câu chuyện như thế này.
    Có thể 50 hay 70 năm nữa, khi phát triển hơn, chúng ta sẽ gặp những vấn đề giống các nước phát triển bây giờ. Lúc đó, sẽ lại phải có những định hướng khác, phù hợp hơn.
    Định hướng phát triển cho hoàn cảnh hiện tại mà anh đang đề cập cụ thể là gì?
    Vấn đề tôi muốn nói ở đây là tối ưu hoá khi đào tạo nguồn nhân lực. Thực sự VN không có quá nhiều người giỏi như chúng ta vẫn tự hào.
    Chúng ta không có nhiều cá nhân xuất sắc, nhưng số lượng người giỏi chắc cũng không ít. Đấy là nhận định của rất nhiều đánh giá tổng kết hay kế hoạch đào tạo nhân tài.
    Không, chẳng nhiều đâu. Tại chúng ta tuyên truyền tốt thôi.
    Chẳng hạn, giải thưởng của anh Ngô Bảo Châu, có lẽ cũng nên đặt đúng tầm của nó. Đơn giản, bạn có để ý và quan tâm, năm 2005 giải Clay được trao cho ai không? Tôi chắc chắn là không.
    Ngày xưa, như lứa chúng tôi, cũng tưởng mình là tinh hoa của đất nước (cười). Học ở nước ngoài, gặp mấy sinh viên Do Thái thì ?omất điện?.
    Nói chung, theo tôi, người giỏi của ta ít. Mà ít, thì đơn giản thôi, phải khéo dùng.
    Một số nhà khoa học nhận định, VN cần thêm ?oít nhất 50 Tiến sỹ Toán mỗi năm? http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/2006/02/543714/ trong vòng 20 năm tới. Đó cũng là một đánh giá nghiêm túc, và ra kết quả khác anh?
    Những vấn đề dạng này, tôi nghĩ phải có tính toán cụ thể, xác thực dựa trên những yếu tố thực tế, hiện trạng, nhu cầu và cả khả năng đáp ứng.
    Tôi rất muốn biết các anh ấy tính toán thế nào để thuyết phục về sự hợp lý của con số này.
    Trong bài phỏng vấn, nếu để ý, chính anh Dũng cũng lơ mơ khi nói đến dự án của mình. Đã làm TS Toán thì đến 90% họ chọn đường ở lại, vì môi trường khoa học cơ bản của VN chưa thể đáp ứng ngay được nguyện vọng làm việc của họ (như chính anh ấy nói).
    Mà, người VN làm Toán ở nước ngoài, có lợi ích gì với đất nước, tôi đã nói ở trên.
    Thế thì VN cần thêm mỗi năm 50 ông TS Toán làm gì, tôi vẫn chưa tư duy ra. Thậm chí việc mỗi năm tìm ra ngần ấy bạn trẻ có nguyện vọng này, tôi cũng thấy nan giải.
    Tóm lại, theo anh, giới trẻ VN nên học những ngành khác, hơn là Toán?
    Tất nhiên, một khi làm Toán là lẽ sống của bạn, thì hãy làm Toán. Tôi đã có người bạn bỏ học ngành Hóa dầu ở Liên Xô về nước để được học Toán và anh ấy vẫn say mê Toán học đến bây giờ.
    Tôi tôn trọng niềm say mê của các nhà Toán học VN. Mỗi người có một đam mê và hoàn toàn có thể tự chọn hướng đi cho riêng mình.
    Nhưng, ở góc độ phục vụ cho sự phát triển đất nước hiện nay, các bạn trẻ nên đi vào các ngành KH ứng dụng, các KH công nghệ vì đây là những lĩnh vực đang và sẽ làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế nước nhà.
    Xin được nhắc lại ý của anh Trung Hà, nếu người (VN) giỏi đi làm Toán sẽ rất lãng phí. Còn biết bao cái thực tế hơn, vị nhân sinh hơn, cần hơn cho đất nước còn nghèo khó của chúng ta. Toán lý thuyết có vẻ đẹp nội tại của nó, nhưng lúc này chưa cần thiết.
    Chưa cần, nhưng chính anh cũng thừa nhận "có thể 50, 70 năm nữa sẽ cần thiết", mà khoa học cơ bản không thể xây dựng trong thời gian ngắn. Một đất nước mà thiếu lực lượng làm khoa học cơ bản thì...?
    Thiếu thì đi thuê. Có nhiều cách đầu tư. Ai chẳng biết là đầu tư cho khoa học cơ bản sẽ tốt, nhưng liệu có phải là tối ưu cho VN không?
    Hãy nhìn Singapore, họ bỏ tiền ra mời rất nhiều chuyên gia giỏi của thế giới đến làm việc, trong các Viện nghiên cứu, các trường ĐH và hiệu quả lớn hơn nhiều so với sử dụng của "nhà trồng được".
    Số tiền họ trả cho các chuyên gia ấy, trông thì có thể lớn hơn nhiều so với tiền lương của nhà khoa học bản xứ, nhưng thực ra lại là tiết kiệm hơn rất nhiều so với tiền đầu tư để tự nghiên cứu.
    Cảm ơn anh
    Hoàng Lê (Thực hiện)
    --------------------------------------------------------------------------------
    © Báo điện tư? VietNamNet http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/2006/04/561903/

  2. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    Muốn có ứng dụng, phải có lý thuyết
    11:26'' 21/04/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Không có ranh giới thực sự giữa Toán lý thuyết và Toán ứng dụng. Bởi vì, cái hôm nay ta tưởng rất lý thuyết thì ngày mai lại có thể rất ứng dụng. Những nước mà kinh tế phát triển nhất, ứng dụng Toán giỏi nhất cũng chính là những nước mà Toán lý thuyết phát triển nhất.
    [​IMG]
    GS Hà Huy Khoái: "Khoa học cơ bản tạo cho xã hội nền tảng chung cao, nhưng rất khó nhìn thấy lợi ích của nó"
    Đó là những nhận định của ông Hà Huy Khoái, Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, trong cuộc trò chuyện với VietNamNet, đầu tháng 3.
    Lý thuyết cũng là để quay về phục vụ thực tiễn
    "Toán học nghiên cứu những vấn đề cao siêu, xa rời thực tế, và rất ít người hiểu được". Ông nghĩ gì về nhận xét này?
    Các giải Nobel Kinh tế gần đây, hầu như trong đó chỉ có Toán.
    Nhiều người ngạc nhiên khi có những vấn đề Toán học, lúc sinh ra rất trừu tượng, mà lại được sử dụng rất bất ngờ.
    Nói cho cùng, Toán học là 1 sản phẩm của thực tiễn. Nên dù anh Toán học ngồi đấy vẽ voi với phát triển nội tại đi nữa... nếu ở mức độ cao, thì sẽ không tách rời thực tiễn. Làm Toán cao thì phải đẹp, mà cái đẹp thì bao giờ cũng phải đi với thực tiễn.
    Có khi nào, tồn tại những cái đẹp mà chưa thực tế?
    Không, cái đẹp thì không bao giờ vô dụng (cười). Tôi cho rằng, một thứ khoa học mà chưa đi vào được bản chất của sự vật thì chỉ vì nó chưa đủ cao.
    Ông Newton có một câu nói rất nổi tiếng "Không có gì gần với thực tiễn hơn là 1 lý thuyết đẹp". Có nghĩa là một lý thuyết cao và sâu sắc đến mức đẹp thì chắc chắn sẽ gần với thực tiễn.
    (Lan0303 "Thuyết Tai Biến" http://ttvnonline.net/kysu/686347/trang-2.ttvn )
    Tôi nghĩ đó hoàn toàn không phải là 1 câu nói suông, mà rất đúng trong thực tế phát triển của khoa học. Những lý thuyết rất cao, rất sâu rồi cuối cùng đều quay về phục vụ cuộc sống.
    Ông René Thom, một nhà Toán học Pháp từng đạt giải thưởng Fields, có nói "Những người đi đầu thường không biết là họ đang đi đâu. Lúc mà họ biết... thì không đi được xa".
    Toán lý thuyết, chắn chắn sẽ quay về thực tiễn, trừ phi đó là những lý thuyết vớ vẩn.
    Lấy gì để xác định được 1 lý thuyết đẹp và 1 lý thuyết vớ vẩn, khi những vấn đề đó vượt quá tầm hiểu biết của đa số dân chúng?
    Tiêu chuẩn đầu tiên là nó quay về thực tiễn, chẳng hạn quay về phục vụ Vật lý, Tin học...
    Thứ hai, những người làm Toán giỏi thì bao giờ cũng đi không xa luồng chính của sự phát triển.
    Tất nhiên để nhận diện cũng khó, nhưng chắc chắn nhận diện được, cũng giống như làm thơ. Một nhà thơ lớn nào đó nói "Tôi không định nghĩa được thế nào là thơ hay, nhưng cứ đưa tôi 1 bài thơ, thế nào tôi cũng nhận ra được".
    (Lan0303 "Thi pháp Toán học" http://ttvnonline.net/kysu/686347/trang-1.ttvn )
    Có một số tiêu chuẩn để định lượng. Ví dụ, một cô gái đẹp, chắc sẽ được ngắm nhiều. Một công trình hay sẽ được trích dẫn nhiều. Một ca sĩ lớn, sẽ biểu diễn ở những chương trình hoành tráng. Một bài báo tốt sẽ dễ được đăng ở những tạp chí uy tín.
    ...................
    - Hoàng Lê (Thực hiện)
    --------------------------------------------------------------------------------
    © Báo điện tư? VietNamNet Xem http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2006/04/562806/

  3. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    To All!
    Thực hiện qui định diễn đàn, tôi sẽ điều chỉnh TOPIC nầy theo hướng ứng dụng các kỹ thuật trên Neural Network cùa Dr. Alice E. Smith, nhằm phục vụ việc "quản lý điều hành" (Việt Nam có một số đề tài tương tự được thực hiện trên GIS-Base).
    Mong các Bạn có ý kiến giúp đỡ.
    [​IMG]
    Ảnh của Dr. Alice E. Smith.
    Research Focus (của Dr. Alice E. Smith):
    Modeling, analysis and optimization of complex manufacturing and engineering design systems using computational intelligence (artificial neural networks, evolutionary algorithms and fuzzy systems) combined with techniques from probability and statistics and from operations research. Primary application areas include manufacturing process and quality control, design for reliability and manufacturability, facilities design and economic modeling.
    --------------------------------------
    About Dr. Alice E. Smith xem http://www.pitt.edu/~aesmith/

    --------------------------------------------------------------------------------
    THÂN ÁI! KỸ SƯ KHÔNG BIÊN GIỚI
    --------------------------------------------------------------------------------
    Được lan0303 sửa chữa / chuyển vào 16:45 ngày 26/04/2006

Chia sẻ trang này