1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cái nhìn duy vật về Chúa, tôn giáo và ý nghĩa của tôn giáo

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi CaChep, 22/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Cái nhìn duy vật về Chúa, tôn giáo và ý nghĩa của tôn giáo

    Chúa là gì?

    Chúng ta hiểu Chúa là Siêu linh trong thần học. Chúa được các tôn giáo coi là cấp điều khiển cao nhất trong Vũ trụ. Chúa trong vũ trụ tương tự như những mong muốn trong con người. Các quy luật tự nhiên là thể hiện của lòng mong muốn ở Chúa. Thực tế sinh động là sự tiến hoá của vũ trụ.

    Một khi cơ chế tiến hóa được giải thích nguồn gốc và sự phát triển và của vũ trụ thỏa mãn hiểu biết của chúng ta thì ta không còn nhu cầu ước định Chúa ngự trị trong mỗi cá nhân như một thực thể có ý thức bên ngoài Vũ trụ tạo nên Vũ trụ.

    Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường gán với vụ nổ vũ trụ BigBang là sự kiện liên quan gần với "Chúa trời nào đó? nhất. Tương tự vậy, người ta có thể coi toàn thể vũ trụ hoặc bản thân sự tiến hóa là gì đó giống Chúa trời.

    Albert Einstein có những quan điểm về Chúa cùng các quan điểm duy vật khác hết sức đúng đắn, sắc sảo, tính nhân bản sâu sắc. A. Einstein phủ định khả năng tồn tại của Chúa từ góc nhìn của bản thể luận và nhận thức luận.

    Về bản thể luận, ông tin rằng thế giới tồn tại khách quan không phụ thuộc vào thần kinh và ý thức con người. Vũ trụ hoạt động theo quy luật khách quan. Không thể tin rằng Thượng đế lại có thể can thiệp vào sự vận hành của các thiên thể, các sự kiện diễn ra bị ảnh hưởng bởi điều mong ước được khấn với một thực thể siêu tự nhiên. Ông bác bỏ quan niệm tôn giáo về một vị thượng đế quyết định hành vi và số phận của con người. Bản chất của vị thượng đế đó chính là phản ánh mục đích chủ quan và sự yếu đuối của con người.

    Tôi không thể hình dung một vị Thượng đế lại ban thưởng hay trừng phạt những vật do mình sáng tạo ra, một vị Thượng đế mà mục đích được phỏng theo mục đích của chúng ta, tóm lại một vị Thượng đế chẳng qua chỉ là phản ánh sự bạc nhược của con người mà thôi.

    Không có tự do tuyệt đối ý chí con người không thực hiện được tất cả điều mình muốn. Hành động của con người tuân theo tính tất yếu khách quan không chỉ của thế giới bên ngoài, mà còn cả của chính bên trong mình.

    ?oMỗi người hành động không chỉ do sự bắt buộc bên ngoài mà còn phải phù hợp với tính tất yếu bên trong?.

    Bác bỏ quan niệm tôn giáo về bất tử tuyệt đối của cá nhân mà chỉ có sự bất tử tương đối.
    - Một là do ảo tưởng về ?okiếp sau? không căn cứ
    - Hai là sự duy trì ký ức về một người qua một số thế hệ

    Cái chết của một con người không đồng nhất với hư vô hoá, bởi hành động và ý thức của người đó vẫn được lưu giữ qua các thế hệ con cháu, thông qua những công trình, thành tựu người đó để lại cho hậu thế - thông qua ký ức những thế hệ sau.

    Về nhận thức luận, ông cũng phụ định về sự mặc khải (tức sự tiết lộ của Thượng đế về bí mật của thế giới cho vài người) ?" mặc dù lý trí con người là nhỏ bé nhưng là cái duy nhất con người dựa vào đó để nhận thức thế giới. Sự gia tăng của chủ nghĩa thần trí và duy linh chỉ là dấu hiệu của yếu đuối và nhầm lẫn.
  2. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Vậy tôn giáo có ý nghĩa gì?
    F. Engels trong tác phẩm Chống During đã chỉ ra bản chất của Tôn giáo: ?oTất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo ?" vào trong đầu óc của con người ?" của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế?.
    Thực chất vấn đề tình cảm của con người ?" đấng tối cao chính là hình thức tình cảm của con người: ?oDưới các hình thức thuận tiện, cụ thể và có thể thích ứng được với tất cả mọi hình thức đó, tôn giáo vẫn có thể tiếp tục tồn tại với tư cách là một hình thức trực tiếp nghĩa là một hình thức cảm xúc trong quan hệ của con người đối với các lực lượng xã hội xa lạ, tự nhiên và xã hội đang thống trị họ?.
    Tôn giáo vẫn có những ý nghĩa nhất định của nó trong cuộc sống. Giáo điều trung tâm của tôn giáo là thế giới này là cuộc sống này chứ không phải là thế giới sau khi chết. Tôn giáo là thực hành; nó liên quan đến hành vi, đức hạnh, lối sống của con người.
    Chức năng đích thực của tôn giáo không phải là làm cho con người tư duy, làm giàu kiến thức của nhân loại mà là làm cho con người hành động, giúp cho chúng ta sống và điều đó chỉ có những người sống với cuộc sống tôn giáo mới có thể cảm nhận được, mặc dù những cảm giác đó không phải là những trực cảm ưu việt, chúng chỉ là những kinh nghiệm đặc trưng, nhưng giá trị của kinh nghiệm này không thấp hơn giá trị của những kinh nghiệm khoa học.
  3. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Cá Chép!
    Lướt qua vài trang trong ttvnol em có đọc nhiều bài của bác nên thật tình em hơi bị... ngưỡng mộ phong cách của bác đấy.!
    Em là ma mới nên có gì sơ sót mong bác chỉ giúp.
    Thú thật với bác em là Phật tử nên cũng muốn biết bác nhận định ra sao về Phật giáo!
    mong
    honghoavi
    Được honghoavi sửa chữa / chuyển vào 18:12 ngày 22/04/2004
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Xin chào,
    Mình không phải là Phật tử. Bàn về Phật giáo thì ngày xưa có viết một bài thôi.
    Mời xem --> Đạo Phật và cuộc sống ngày nay của chúng ta !
     
  5. tronhoc

    tronhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    nếu như vậy thì mọi tôn giáo đều giống nhau rồi còn gì?
    thế nhưng tại sao lại có đạo thờ nhiều Chúa, có đạo lại tin chỉ có một Chúa duy nhất???
  6. SeriousSam

    SeriousSam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Có đạo như Đạo Phật chân chính thì lại không thờ ai cả , chỉ coi Phật như đấng triết nhân .
  7. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Đã có nhiều tôn giáo và cũng sẽ có thêm nhiều tôn giáo. Không tin mọi người vi hành thiên hạ là thấy.
    Sự đa dạng của các tôn giáo chứng tỏ rằng sự phản ánh hư ảo ?" vào trong đầu óc của con người cùng những biện pháp thực hành cuộc sống liên quan đến hành vi, đức hạnh, lối sống... rất đa dạng, sinh động thôi.
  8. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Không biết mình có cực đoan không nhưng em thấy bác cachep nói:
    Sự đa dạng của các tôn giáo chứng tỏ rằng sự phản ánh hư ảo ?" vào trong đầu óc của con người cùng những biện pháp thực hành cuộc sống liên quan đến hành vi, đức hạnh, lối sống... rất đa dạng, sinh động thôi.
    Tôn giáo là phản ánh sự hư ảo, tức là nó phản ánh cái không thật nhưng em thấy Phật giáo chưa nói cái gì không đúng sự thật (dĩ nhiên là trong tầm hiểu biết của em thôi). Ngày xưa Ngài Huyền Trang thỉnh kinh khi đi ngang qua vùng có nhiều tà giáo đã khẳng định một câu xanh rờn rằng: (đại ý)
    "Nếu như trong kinh sách chư Phật chư Tổ để lại, có điều nào không đúng với sự thật mà có thể sửa được dù chỉ một chử thì tôi xin chịu chặc đầu"
    Rốt cuộc Ngài vẫn bình an lên đường và thỉnh được rất nhiều kinh sách quý giá về cho Trung Quốc.
    Hổng biết bác cachep có cho Phật giáo là một ngoại lệ không nhỉ?
    honghoavi
  9. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Vâng, Phật giáo chẳng phải ngoại lệ, một trong những tôn giáo lớn. Những điều bạn mô tả cũng không có gì phủ định những điều tôi đã nêu.
  10. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Về sự cầu nguyện của con người
    Bạn đã bao giờ lắng nghe người ta cầu nguyện những gì chưa? Quan trọng nhất là ta hiểu về bản chất sự cầu nguyện. Đó không phải là cầu xin thứ gì đó từ Phật,Chúa hay ai đó khác cả.
    Khi cầu nguyện, mỗi người đi tìm, xác định lại mục đích cho mình qua những câu hỏi rõ ràng, đến mức chính mình cũng có thể hiểu được. Ngoại lực đem đến từ sự dẫn dắt cho chính tuệ nhãn của bản thân. Sức mạnh của những lời cầu nguyện nảy sinh từ việc ta tập trung vào nêu câu hỏi như là mong muốn nhờ cậy vào Chúa giúp. Tất cả chính là bắt nguồn từ nhu cầu nào đó làm cho mình cầu xin chính điều chỉ mình mới biết và nêu nói ra rõ ràng!
    Khi cầu xin có thêm sức mạnh, mục tiêu chính của chúng ta là mong được công nhận chính sức mạnh của mình. Tôi đã tranh đấu sinh tồn cho đến hôm nay. Và giờ đây tôi đã đạt được một phần những gì tôi mong nhưng nó chưa phải là tất cả. Tôi đã hiểu được mình cần những gì để đạt được và tôi hôm nay là như thế nào, tôi biết ngày mai tôi phải làm những gì nữa. Ước nguyện của tôi là cầu xin có cho mình phút giây yên tinh để tôi tập hợp những nguồn lực sức mạnh của chính mình lại.
    Tôi không phải sắp tham gia vào một trận đánh mới và tôi chắc cũng chẳng cần có thêm sức mạnh như của mười người cộng lại hay xin thêm nhiều gươm, giáo... Tất cả ước nguyện của tôi là cần sự dẫn dắt đúng hướng và khai thác sức mạnh bản thân. Tôi đã dành thời gian cầu nguyện và nhận được cái tôi cần: Tôi nhìn rõ sức mạnh của mình dành cho điều tôi mong muốn một cách sáng rõ hơn.
    Sự cầu nguyện (để thanh thản trong tâm hồn) =
    Tuệ nhãn, trí tuệ (tập trung về câu hỏi & hỏi rõ ràng) +
    Ý chí, ước mong (nhận biết rõ sức sống bản thân & khẳng định-kiên trì theo mục tiêu)

Chia sẻ trang này