1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cái nhìn duy vật về Chúa, tôn giáo và ý nghĩa của tôn giáo

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi CaChep, 22/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Xin bác cachep nói rõ hơn cho em mở rộng tầm mắt? Vì sao không có gì mâu thuẫn cả vậy?
    honghoavi
  2. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Bạn và ngài Huyền Trang đều thấy rằng: "Phật giáo chưa nói cái gì không đúng sự thật ". Còn mình nói "Tôn giáo là phản ánh sự hư ảo, tức là nó phản ánh cái không thật" & lại còn nói rõ Phật giáo cũng là 1 thứ tôn giáo có phẩm chất như trong nhận định.
    Mình nói thì mâu thuẫn với bạn và ngài Huyền Trang nói. Tất nhiên mình cũng không tin vào cái chuyện thề thốt của 1 người về chuyện chặt đầu hay là trong tầm hiểu biết để khẳng định câu chuyện chất lượng nhận thức thực tế của tôn giáo. Mình lý giải mọi sự, nhận thức mọi chuyện không căn cứ vào kết luận của đạo Phật. Mình không phê phán đạo Phật, kết luận của bạn và của mình có thể giống nhau, nhưng đó không phải là căn cứ để nói Tôn giáo là phản ánh cái thật!
  3. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Hoàn toàn đồng ý với bác vấn đề này?
    Ý nghĩa thực sự của cầu nguyện không phải là một vị thần linh nào nằm ngoài bản thân ta mà cầu nguyện nhằm ấp ủ trong ta một ý nguyện một hoài bão, một ước mơ. Ta biết rằng một vấn đề nan giải sẽ được giải quyết nếu thời gian ấp ủ vấn đề càng lâu. (ví dụ như bài toán ta giải không ra tự nhiên giữa đêm thức dậy giải ra một cách thần kỳ). Đó là do dù ý thức đã ngừng hoạt động nhưng vô thứ vẫn còn hoạt động miệt mài không ngừng nghỉ. Trong trường hợp cầu nguyện cũng vậy. Chính chúng ta đã cấy vào tâm mình một ý niệm, ý niệm này được lặp đi lặp lại nhiều lần mà chính bản thân ta cũng không hề cảm thấy được nó. Nó sẽ tạo cho ta sức mạn tâm linh từ vô thức. Điểm chính vẫn là ở chổ bản thân ta chứ không nằm ngoài bản thân ta. Chính vì vậy mà trong Phật giáo có câu "cầu xin chư Phật gia hộ. Gia hộ tức là thêm vào. Tức là cầu xin chư Phật giúp cho con có thêm sức mạnh để hoàn thành tâm nguyện của con. Nhưng trước tiên con phải là người làm cái đã.
    honghoavi
    Được honghoavi sửa chữa / chuyển vào 10:37 ngày 24/04/2004
  4. ssjulis

    ssjulis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Tôn giáo hoàn toàn không phải là một thứ thiêng liêng huyền bí nào, chẳng qua nó là sản phẩm của hệ tư tưởng trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, mục đích là làm nền tảng cho mọi thứ quyền khác trong trật tự xã hội.Tôn giáo không phải tự nhiên mà có, nó được xác lập trên cơ sở những lợi ích của những kẻ muốn thống trị kẻ khác, cùng với tôn giáo là những tín đồ của nó,họ coi ?oTrời?- ?oĐấng tối cao? là?và dân chúng tuyệt đối phải phục tùng những kẻ này, và những tín đồ của nó vui thích tận tụy phục vụ như những người tùy tùng yên phận với sự ngu ngốc của mình.Sở dĩ có tôn giáo là do sự ngu dốt không thể lý giải thế giới quan một cách duy vật được,chính vì thế mà nó phải dựa vào thế giới duy tâm của tôn giáo, rồi tính hèn nhát mà những tín đồ của nó mà thành ra nô lệ mãi trong sự dốt nát đó.
    Nói rằng một người tự đem mình trói buộc cho nó là không đúng, đó là chuyện hồ đồ không thể chấp nhận được. Cử chỉ ấy là không hợp lý và vô nghĩa.Thế nhưng người đó lại coi đó là ý chí, là tinh thần của họ.Từ bỏ tự do của mình, trói buộc trong những thứ tôn giáo là từ bỏ phẩm chất con người, từ bỏ quyền làm người và cả nghĩa vụ làm người. Không thể không có tí đền bù tất yếu nào cho người đang từ bỏ tất cả. Bản chất con người không thể dung hòa với sự từ bỏ vô điều kiện như thế. Làm cho ý chí con người mất hết tự do tức là tước bỏ đạo lý trong hành động của con người. Cuối cùng, thật là mâu thuẫn và vô nghĩa nếu một bên là quyền năng tuyệt đối và bên kia là sự phục tùng vô hạn độ.
    Tuy mất đi một vài lợi thế, nhưng tín đồ của nó lại cho rằng họ thu lại những lợi thế lớn hơn; năng khiếu được vận dụng và phát triển, tư tưởng mở rộng ra, tình cảm cao quí thêm, tâm hồn được nâng lên đến mức mà ví phỏng hoàn cảnh hiện tạI có hạ anh xuống kém hơn hoàn cảnh trước kia, thì anh vẫn cứ phải cảm tạ cái thời điểm dứt anh ra khỏi giới động vật ngu muội và hạn chế để vĩnh viễn trở thành loài thông minh, thành một con người, và rồi anh ta nghĩ rằng anh ta sắp trở thành một vị thánh.Con người còn có tự do tinh thần sẽ khiến anh ta trở thành người chủ thật sự của chính mình; vì rằng làm theo kích thích của ảo vọng là nô lệ của tôn giáo, mà tuân theo qui tắc tôn giáo đặt ra lại là tự do tinh thần kia đấy!Thiên nhiên đã hạn định cấu trúc của con người bình thường. Vượt quá hạn định ấy, con người sẽ thành ông khổng lồ như một thánh thầnhoặc thằng lùn tí hon cũng như thần thánh.
    Với các nhà thần học, những người phân biệt hai thứ tôn giáo. Tôn giáo nào không phải là tôn giáo của họ thì đều do con người sáng chế ra, còn tôn giáo của chính họ mới là vật sáng tạo của Thượng đế.Nhưng người ta vẫn vui thích với tôn giáo hơn rất nhiều, bởi vì học phí cho những buổi thuyết giảng của những tín đồ trung thành của nó rẻ hơn rất nhiều so với học phí của những nhà sư phạm,những nhà khoa học, và nhiều bậc cha mẹ vẫn gửi con cái mình đến đó , một phần là do lòng sùng đạo, một phần là vì họ cho rằng về phương diện phát triển trí lực thì cần dựa vào tinh thần tôn giáo mà tăng cường tinh thần thế tục.
    Tóm lược:
    Giống hệt như các vương quốc thiên đàng của các tôn giáo, trong đó người tín đồ luôn luôn gặp lại - dưới một dạng rạng rỡ - những cái đã làm cho cuộc sống của họ ở trên cõi trần này được ngọt ngào hơn,trong đó "mỗi người đều có thể tự giải thoát theo cách riêng của mình". Họ còn muốn thêm cái gì nữa chứ?
    Nhưng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thể đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế. Trong những thời kỳ đầu của lịch sử, chính những lực lượng thiên nhiên là những cái trước tiên được phản ánh như thế, và trong quá trình phát triển hơn nữa thì ở những dân tộc khác nhau, những lực lượng thiên nhiên ấy đã được nhân cách hoá một cách hết sức nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp. Nhờ môn thần thoại học so sánh, người ta đã theo dõi cái quá trình đầu tiên ấy, ít ra là đối với các dân tộc ấn - âu - đến tận nguồn gốc của nó, trong kinh Vệ đà của Ấn-độ, Ba-tư, Hy-lạp, Rô-ma, Giéc-manh; và trong chừng mực có đầy đủ tài liệu thì cả ở các dân tộc Celte, Li-tu-a-ni và Xla-vơ, Nhưng chẳng bao lâu, bên cạnh những lực lượng thiên nhiên, lại còn có cả những lực lượng xã hội tác động - những lực lượng này đối lập với con người, một cách cũng xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểu được đối với họ, và cũng thống trị họ với cái vẻ tất yếu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng tự nhiên vậy. Những nhân vật ảo tưởng, lúc đầu chỉ phản ánh những sức mạnh huyền bí của các lực lượng tự nhiên, thì nay lại vì thế, có cả những thuộc tính xã hội và trở thành những đại biểu cho các lực lượng lịch sử [1*]. Đến một giai đoạn tiến hoá cao hơn nữa thì toàn bộ những thuộc tính tự nhiên và thuộc tính xã hội của nhiều vị thần được chuyển sang cho một vị thần vạn năng duy nhất, bản thân vị thần này cũng lại chỉ là phản ánh của con người trừu tượng. Như vậy nhất thần giáo xuất hiện; trong lịch sử, nó là sản phẩm cuối cùng của nền triết học tầm thường của Hy-lạp ở thời kỳ suy vong và đã tìm hiện thân có sẵn của nó trong vị thần thuần tuý dân tộc của người Do-thái là Jehova. Dưới cái hình thức thuận tiện, cụ thể và có thể thích ứng được với tất cả mọi tình hình đó, tôn giáo vẫn có thể tiếp tục tồn tại với tư cách là một hình thức trực tiếp, nghĩa là một hình thức cảm xúc của thái độ của con người đối với các lực lượng xa lạ, tự nhiên và xã hội, chừng nào con người còn chịu sự thống trị của những lực lượng đó. Nhưng chúng ta đã nhiều lần thấy rằng trong xã hội tư sản hiện nay, con người bị thống trị bởi những quan hệ kinh tế do chính họ tạo ra, bởi những tư liệu sản xuất do chính họ sản xuất ra, như là bởi một sức mạnh xa lạ. Do đó cơ sở thực tế của sự phản ánh có tính chất tôn giáo của hiện thực vẫn tiếp tục tồn tại và cũng với cơ sở đó thì chính ngay sự phản ánh của nó trong tôn giáo cũng tiếp tục tồn tại. Và mặc dầu khoa kinh tế chính trị tư sản cũng có giúp cho người ta hiểu được đôi chút về mối quan hệ nhân quả của sự thống trị của những lực lượng xa lạ ấy, nhưng điều đó cũng không làm cho sự vật thay đổi một chút nào cả. Khoa kinh tế chính trị tư sản nói chung, không thể ngăn cản được những cuộc khủng hoảng, cũng không thể che chở cho nhà tư bản cá thể khỏi bị thua lỗ, nợ nần một cách tuyệt vọng và phá sản, hay cũng không che chở được cho người công nhân cá biệt khỏi bị thất nghiệp và cùng khổ. Câu ngạn ngữ: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên" (thiên đây tức là sự chi phối của những sức mạnh xa lạ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa), vẫn được lưu hành. Chỉ riêng sự nhận thức, dù cho nó có rộng hơn và sâu hơn sự nhận thức của khoa kinh tế chính trị tư sản chăng nữa, cũng không đủ để bắt các sức mạnh xã hội phải phục tùng sự chi phối của xã hội. Muốn thế thì trước hết cần phải có một hành động xã hội. Và khi nào hành động đó được thực hiện, khi nào thông qua việc nắm toàn bộ các tư liệu sản xuất mà sử dụng được những tư liệu ấy một cách có kế hoạch - xã hội tự giải phóng mình và giải phóng tất cả mọi thành viên trong xã hội khỏi tình trạng bị nô dịch, trong đó hiện nay họ đang bị giam cầm bởi những tư liệu sản xuất do chính tay họ đã làm ra nhưng lại đối lập với họ như một sức mạnh xa lạ không sao khắc phục nổi; do đó khi nào con người không chỉ mưu sự, mà lại còn làm cho thành công nữa, - thì chỉ khi đó, cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện nay vẫn còn đang phản ánh vào tôn giáo mới sẽ mất và cùng với nó bản thân sự phản ánh có tính chất tôn giáo cũng sẽ mất đi, vì khi đó sẽ không có gì để phản ánh nữa. --- Marx đã khẳng định như trên.
  5. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Tôi có đọc bài bạn, có vài điểm đồng ý, tuy nhiên cũng có một số điểm tôi không đồng ý
    1/ một người tự đem mình trói buộc cho nó là không đúng, đó là chuyện hồ đồ không thể chấp nhận được. Cử chỉ ấy là không hợp lý và vô nghĩa.Thế nhưng người đó lại coi đó là ý chí, là tinh thần của họ
    Tôi không đồng ý với bạn ở điểm này vì những lý do sau. Có thể bạn không chấp nhận được chuyện đi theo một tôn giáo nào đó nhưng bạn không thể là người khác nên bạn không thể bắt người khác tin những gì bạn tin tưởng cũng như người khác không thể nào bắt bạn tin những gì người ấy tin tưởng. Thế nào là không hợp lý và vô nghĩa. Theo tôi được biết thì ngọai trừ những tà giáo (kiểu như Hồi giáo cực đoan khuyên người ta giết người thì là thánh tử vì đạo) thì các tôn giáo còn lại đều khuyên con người sống tốt với con người ở mặt này hay ở mặt khác, cho nên đi theo một đạo nào đó không có nghĩa là không hợp lý. Mà cho dù là không hợp lý thì chỉ không hợp lý với bản thân bạn hoặc những người có suy nghĩ như bạn, chứ con người có quyền tự do tín ngưỡng cơ mà. Tôi lấy một ví dụ như Phật giáo (vì tôi biết rõ nhất), một số tăng sĩ đi thuyết pháp rao giảng đạo đức giúp con người sống tốt hơn, như vậy ít nhất cũng làm lợi ích cho xã hội đấy chứ sao lại là vô nghĩa.
    2/ Từ bỏ tự do của mình, trói buộc trong những thứ tôn giáo là từ bỏ phẩm chất con người, từ bỏ quyền làm người và cả nghĩa vụ làm người.
    Ở hai câu này là bạn hơi cực đoan rồi đấy.
    Tôi đi tu là tôi từ bỏ phẩm chất con người từ bỏ quyền làm người và nghĩa vụ làm người.
    Tôi là linh mục thì tôi từ bỏ phẩm chất con người, từ bỏ quyền và nghĩa vụ làm người à.?
    Sai hoàn toàn.Quyên làm người là gì? Là quyền được ăn được mặc được bình đẳng trước pháp luật? Nghĩa vụ làm người là gì cái này nói ra thì nhiều nhưng gồm chung lại là phải có trách nhiệm dối với xã hội và đối vơi con người. Nếu xét quyền và nghĩa vụ ở khía cạnh này thì rõ ràng điều bạn nói đã không còn đúng đắn. Tôi thừa nhận với bạn rằng những tu sĩ của các tôn giáo không tạo ra được những giá trị vật chất cho xã hội nhưng họ lại đi rao giảng đạo đức (đương nhiên là theo quan điểm của tôn giáo họ) giúp người nghe sống tốt hơn, cũng là một hình thức đóng góp cho xã hội giúp xã hội trong sạch hơn. Nhìn lại lịch sử phát triển của nước ta, nếu Phật giáo không phát triển và không được tôn trọng thì có lẽ chúng ta đã không có một triều đại Lý Trần cực thịnh từng đánh tan vó ngựa Mông Cổ. Vai trò và giá trị lịch sử của tôn giáo, sự đóng góp của tôn giáo cho xã hội là không thể phủ nhận được.
    Mặc khác tự do không có nghĩa là muốn làm gì thì làm. Tự do có nghĩa là phải tuân theo một quy tắc nhất định nào đó. Không thể nói rằng tôi sống và làm việc theo pháp luật là tôi từ bỏ quyền tự do của mình.Thật ra chính vì sợ pháp luật mà con người sống tốt hơn, sống có đạo lý hơn và phù hợp với những chuẩn mực chung của xã hội.Trở lại với vấn đề tôn giáo mỗi tôn giáo đều có những quy định riêng có những quy định không phù hợp với đại đa số chuẩn mực xã hội (tôi nói là những chuẩn mực nhiều người chấp nhận chứ chưa hẳn chuẩn mực ấy đã hòan toàn đúng đắn) nhưng không có nghĩa là nó sai. Nó vẫn đúng tương đối ở một mặt nào đó. Có thê nó khó cho bạn nhưng đối với một số người sống như vậy là hanh phúc là đúng đắn nên ta không thể khằng định như bạn đã nói.
    3/?Làm cho ý chí con người mất hết tự do tức là tước bỏ đạo lý trong hành động của con người?
    Nói như bạn có nghĩa là khi tôn giáo làm cho con người mất hết tự do về mặt tinh thần thì hành động của con người sẽ không còn đạo lý. Nhìn ra xã hội ta sẽ thấy có rất nhiều người không theo một tôn giáo, một học thuyết nào cả nhưng vẫn hành động không có đạo lý. Họ tự cho mình là đúng, nhưng thật ra người có trí sẽ thấy rằng đạo lý không nằm ở chổ tự do muốn làm gì thì làm, đạo lý nằm ở chổ tuân thủ một số quy tắc nhất định nào đó được nhiều người đồng tình ta gọi chung là những chuẩn mực mà tôi có đề cập ở trên. Chúng ta thấy rằng nhiều tôn giáo khuyên con người làm thiện lánh ác, bác ái thương người sống hòa hợp với người khác chẳng lẽ theo bạn tất cả những điều đó đều là những hành động không có đạo lý. Nếu nói như vậy thì bạn sẽ bị ít nhất là hơn 3 tỉ người trên hành tinh này phản bác đấy.
    4/?Con người còn có tự do tinh thần sẽ khiến anh ta trở thành người chủ thật sự của chính mình?
    Cái này hoàn toàn đúng tuy nhiên rất khó vì con người chịu ảnh hưởng của nhiều mặt không rơi vào chủ nghĩa này cũng rớt vào học thuyết khác. Cho nên chúng ta cần xem lại quan điểm về sự tự do tinh thần. Nếu hiểu tự do tinh thần là không bị lệ thuộc vào bất cứ ai không bị lệ thuộc vào bất cứ cái gì và chỉ suy nghĩ hành động theo cái hợp lý cái đúng có sự suy xét của chính bản thân con người thì tự do tinh thần là điều xa vời cho dù là bạn không theo bất kì một tôn giáo nào. Ngẫm thử đúng không?
    5/ Không thể không có tí đền bù tất yếu nào cho người đang từ bỏ tất cả. Bản chất con người không thể dung hòa với sự từ bỏ vô điều kiện như thế?
    Bạn nói vậy là phủ nhận sự hy sinh của nhiều người đấy nhé. Con người không thể từ bỏ tất cả, từ bỏ vô điều kiện cho lý tưởng của mình sao. Trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm có biết bao nhiêu vị anh hùng đã hy sinh mạng sống của mình cho lý tưởng cách mạng cho sự thanh bình của đất nước, tôi xin hỏi họ có đòi hỏi gì cho bản thân mình không? Bạn cũng đừng nói rằng con người chỉ có thể hy sinh cho lý tưởng cách mạng chứ không thể hy sinh cho một lý tưởng nào khác? Sức mạnh tinh thần của con người là rất lớn và nếu con người có đủ sức mạnh tinh thần họ sẽ làm được nhiều điều phi thường mà ta không thể nào nghĩ ra được.
    ?Nhưng người ta vẫn vui thích với tôn giáo hơn rất nhiều, bởi vì học phí cho những buổi thuyết giảng của những tín đồ trung thành của nó rẻ hơn rất nhiều so với học phí của những nhà sư phạm,những nhà khoa học, và nhiều bậc cha mẹ vẫn gửi con cái mình đến đó , một phần là do lòng sùng đạo, một phần là vì họ cho rằng về phương diện phát triển trí lực thì cần dựa vào tinh thần tôn giáo mà tăng cường tinh thần thế tục
    Chà, cái này bạn đang phỉ báng các nhà khoa học phải không, hóa ra các nhà khoa học nghiên cứu, các nhà sư phạm đi dạy học đều vì tiền à?
    Tôi đùa đấy! Tôi hiểu ý bạn mà.
    Nhưng nếu chúng ta xét ở một khía cạnh khác thì rõ ràng các tăng sĩ đã thuyết giảng mà không nhận về mình lợi ích vật chất đó cũng là một điểm đáng ghi nhận đấy chứ.
    CuốI cùng tôi muốn nói rằng tuy tôn giáo có nhiều điểm đi ngược lạI vớI sự phát triển của khoa học kỹ thuật tuy nhiên xét ở một khía cạnh nào đó tôn giáo vẫn có những điểm tích cực. Tuy nhiên tôn giáo đã là một phần không thể thiếu của lịch sử nên bạn cũng không thể nào phủ nhận được nó. Max từng nói kẻ nào đụng đến tôn giáo là tự sát. Con ngườI còn một căn bệnh trầm kha nữa là tuyệt đốI hoá khoa học, tuyệt đốI hoá con người. Tuyệt đốI hoá con ngườI con ngườI sẽ trở nên tự mãn và ích kỷ càng xa nhau hơn, tuyệt đối hoá khoa học là ta đã cực đoan khoa học không thể mang lại hạnh phúc đích thực cho con người. Dù cho khoa học có tiến bộ đến đâu đi chăng nữa thì có một điều chắc chắn là khoa học không mang lại hạnh phúc cho con người. Chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn không thiên lệch về khoa học cũng như về tôn giáo.
    honghoavi
  6. ssjulis

    ssjulis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Đưa ra những nhận xét duy lý kiểu cậu thì mình nghe đến nhàm tai mất...tóm lại là những gì thuộc về tôn giáo thì đều dựa vào cái ý niệm,cái ý chí ,cái duy tâm của nó, thậm chí là *********,một vài tính tích cực của nó cũng không thể phủ nhận,nhưng cái tích cực đó xét theo lịch sử hình thành,phát triển của tôn giáo thì chúng chỉ nhằm một mục đích duy nhất mà bất kỳ ai cũng biết.
  7. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Xin cho tôi hỏi mục đích duy nhất của tôn giáo là gì?
    honghoavi
  8. ssjulis

    ssjulis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Tín ngưỡng, và khi nó muốn thay đổi cái mục đích ấy sang chính trị thì lúc này người ta sẽ chia nó ra thành hai mặt để giải quyết vấn đề này,như cậu nói-người ta rất khôn ngoan khi tránh né đối đầu với nó,tôt nhất là sẽ biến cái to thành cái nhỏ,thế thui,hơ hơ ,chán cậu wá!
  9. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Bạn phải thừa nhận rằng bản chất tôn giáo là tốt là hướng thiện nhưng do tính phổ biến và quần chúng của tôn giáo nên tôn giáo rất dễ bị lợi dụng cho các mục tiêu chính trị.
    Không ai bảo là Triết học Mac và CNXH là sai nhưng hãy nhìn lại Việt Nam thập niên 80 ai dám bảo lúc ấy Việt Nam đã đi đúng theo hướng XHCN.
    Vấn đề là con người đã bóp méo nó ra sao chứ tự bản thân sự việc là chính nó. Chỉ có con người gán thêm cặp kính màu định kiến mà thôi.
    honghoavi.
  10. ssjulis

    ssjulis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề là con người đã bóp méo nó ra sao chứ tự bản thân sự việc là chính nó.Không phải bóp méo mà là vo nhỏ nó lại.
    Chỉ có con người gán thêm cặp kính màu định kiến mà thôi.Thế thì Cái nhìn duy vật về Chúa, tôn giáo và ý nghĩa của tôn giáo là thế nào ấy hơ

Chia sẻ trang này