1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cái osiloscope

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi a4cva, 02/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Ối giời.
    Sound card thì có thể biến đổi tích phân hay vi phân, có sao đâu, nhưng sẽ làm hỏng yêu cầu hiện sóng (không còn là tín hiệu nữa mà là đạo hàm của tín hiệu, vì âm thanh hình sin nên nghe vẫn hay).
    Để sử dụng card tương tự sound làm máy hiện sóng, bạn phải có AD đủ yêu cầu. Một AD đến vài chục KHz hiện chỉ có thể gửi mua nước ngoài. Đến cỡ MHz thì cả quốc gia cũng phải mơ. Thế mà cái máy hiện sóng 20 MHz giá có 3 triệu.
    Thực tế, người ta không dùng AD làm máy hiện sóng. Người ta nhận dạng chu kỳ sóng và dùng màn hình âm cực đồng bộ với chu kỳ để làm.
    Sau này, AD cỡ chục MHz rẻ đi thì hãy mơ, đó là suy nghĩ quá trẻ con.
  2. Quen_mang_kinh

    Quen_mang_kinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    1
    Bạn có thể giải thích rõ là tín hiệu bị đạo hàm thế nào qua sound card được không.
    Theo tôi thì sound card hầu như không làm thay đổi dạng gốc của tín hiệu. Với card sound tốt một chút bạn có thể lấy mẫu tín hiệu ở tần số 41KHz (tức là lấy mẫu được tín hiệu tối đa 20KHz) và lượng tử 128bit và chuyển sang PCM số. Dòng tín hiệu này có thể trích ra để phân tích (bằng các hàm API xử lý stream) hay hiển thị (thông thuờng là playback).
    Các ADC flash tốc độ cao bây giờ nhiều làm một ADC cỡ 80MHz giá dưới 20USD tất nhiên bạn phải trả thêm phí gửi từ nước ngoài về.
    Các DSP cỡ GigaHz thì mới hiếm nhưng cũng không phải là không mua được.
    Các bạn cũng có thể tìm ADC ở các mach thu phát truyền hình số. Bạn tính thử xem chuyển từ truyền hình Analog băng thông khoảng 6MHz sang truyền hình số cần ADC tốc độ như thế nào.
    Đấy là bàn về D osc thôi còn các osc bình thường thì tất nhiên là không dùng số rồi. Trước khi bạn nào muốn chế ADC số tất nhiên phải tìm hiểu về osc analog rồi. Rất may là tài liệu này rất nhiều bằng tiếng Việt ngay cả giáo trình kĩ thuật đo của ĐH BK TpHCM cũng có một phần nói về nguyên lý osc.
    Mấy bác chuyên về vô tuyến truyền hình chắc dễ dàng hiểu được osc này.
  3. babyO

    babyO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Mình xin gửi bài hướng dẫn cách dùng sound card làm osciloscope mà mình tìm được trong trang web Diễn đàn tin học.
    Cách dùng SoundCard trong kỹ thuật đo lường,
    làm máy hiển thị sóng (Oscilloscope),
    máy phân tích phổ (Spectrum Analysis),
    máy phát sóng (Generator) trong phạm vi âm tần
    (cung cấp bởi NgocGL)
    Giới thiệu
    Bài này được viết với mục đích là giúp các bạn yêu phần cứng và điện tử có trong tay một bộ dụng cụ dùng để đo lường thuộc loại "khớ khớ" trong khi các bạn chưa có đủ money cho loại xịn và chất lượng cao hơn. Tuy nhiên theo tôi thì tất cả những máy trên là quá đủ cho các bạn yêu điện tử rồi. Với các bạn không phải là dân điện tử và yêu hardware thì các bạn cũng có thể xem đây là một cách kết hợp giữa "mềm" và "cứng" tức là một sự kết hợp giữa 2 phần này để tạo ra những ứng dụng có ích.
    Để có một "phòng thí nghiệm" nhỏ bé này thì bạn phải có các điều kiện sau:
    Phải có một chiếc máy PC + Soundcard: Điều kiện này chắc là khá dể đối với các bạn phải không? (Bởi vì nếu không có máy thì làm sao bạn có thể online để đọc bài tute này được).
    Download phần mềm thực hiện các quá trình xử lý số.
    Một vài điện trở.
    Giới thiệu Soundcard
    Đối với một số bạn thì soundcard chẳng qua là 1 thiết bị dùng để cho các ứng dụng Multimedia, nhưng để dùng soundcard trong các ứng dụng đo lường thì ta nên hiểu một chút về cấu trúc phần cứng của chúng thì hơn.
    Ngoài các phần cơ bản khác như là bộ DSP để sử lý các tín hiệu âm thanh thì ở trên card còn có 2 phần quan trọng sau:
    Bộ chuyển đổi Digital-Analog (D/A): Dùng để chuyển các tín hiệu số thành các tín hiệu tương tự sau đó qua loa để biến thành các sóng âm đến tai chúng ta. Để dể tưởng tượng các bạn có thể xem sơ đồ khối sau:
    Qua sơ đồ trên ta thấy rằng trước khi đến loa thì tín hiệu số của âm thanh sẽ có dạng sóng điện tương ứng, như vậy ta thấy rằng chỉ cần thay đổi chuỗi số một cách hợp lý thì ta có dạng sóng diện mong muốn, như vậy ta đã có một máy phát (Generator).

    Bộ chuyển đổi Analog-Digital (A/D): Ngược lại với bộ chuyển đổi D/A, bộ chuyển đổi A/D dùng để chuyển các tín hiệu tương tự từ bên ngoài thành các tín hiệu số để PC sử lý. Ta có thể xem sơ đồ sau để dể tưởng tượng:
    Micro là 1 thiết chuyển đổi Điện-Cơ tức là chuyển đổi các giao động cơ học của âm thanh thành các tín hiệu điện có tần số tương ứng (cái này hình như chúng ta đã được học ở cấp III, không biết các bạn còn nhớ không nhỉ). Các tín hiệu điện này qua lỗ jack Line-In ở soundcard vào bộ chuyển đổi A/D để thành các tín hiệu số tương ứng để vào PC cho PC sử lý.
    Như vậy ta thấy rằng nếu ta bỏ Micro đi và thay vào đó là 1 tín hiệu điện bất kỳ ở 1 mạch điện nào đó thì nếu sử lý các số liệu hợp lý thì ta sẽ vẽ lên trên màn hình 1 dạng sóng (hoặc phổ) tương ứng với tin hiệu điện ở đầu vào thay vì chuyển các tín hiệu số này thành dạng âm thanh.
    Để giao tiếp với bên ngoài thì ngoài các lỗ jack khác, sound card có 2 lỗ jack mà ta cần quan tâm đó là Line-In và Line-Out.
    Dùng jack cắm như sau để lấy tín hiệu vào (hoặc tín hiệu ra) sound card (jack cắm này bạn có thể mua hoặc tận dụng các dây phone nghe nào đã hỏng):
    Nếu dùng jack này khi sử dụng Oscilloscope thì:
    - Đầu 1 nối với dây đo kênh 1,
    - Đầu 2 nối với dây đo kênh 2,
    - Đầu 3 nối dây đất chung.
    Để có thông tin đầy đủ về các thành phần giao diện vào/ra, bạn xem ở phần Interface Schematics trong phần Help của chương trình, tại đây có các hướng dẫn cụ thể cách nối dây vào/ra sound card.
    Nói "túm lại" ta cần 1 phần mềm để thực hiện các quá trình sử lý số như ta đã phân tích ở trên. Và phần mềm đó ở đây (shareware - free).
    Hướng dẫn sử dụng phần mềm
    Do chương trình này được viết bởi một người Đức nên chế độ mặc định sẽ là tiếng Đức, bạn có thể chuyển qua giap diện tiếng Anh cho dễ đọc.
    Nếu muốn sử dụng soundcard như là 1 máy phát tín hiệu âm tần thì bạn chọn tab (Frequency Generator)????
    Sau khi chuyển sang giao diện tiếng Anh, bạn xem thêm chi tiết và cách sử dụng trong mục Sweep frequency generator (trong mục Help).
    Tương tự, nếu bạn muốn sử dụng sound card như 1 máy phân tích phổ thì bạn chọn tab Spectrumanalyzer, còn nếu bạn muốn sử dụng sound card như là 1 máy hiển thị sóng thì bạn chọn tab Oscilloscope. Trong các tab sẽ có nhiều chức năng lựa chọn khác, bạn có thể dễ dàng tự tìm hiểu. Bạn cũng có thể xem trong mục Help để được hướng dẫn chi tiết.
    Chú ý khi sử dụng
    Điện áp cao nhất đặt ở đầu vào chỉ là 2V, cho nên khi bạn muốn đo những điện thế hơn 2V bạn phải lắp thêm một số điện trở để thực hiện phân áp trước khi vào sound card (bạn có thể xem thêm ở phần Interface Schematics trong Help).
    Do đây là bản shareware nên chương trình chỉ hoạt động trong vòng 30 ngày (sau 30 ngày thì cứ khoảng 15'' nó lại out ra ngoài). Nhưng nguyên lý của việc dùng sound card cho mục đích trên đều giống nhau nên bạn dùng bất cứ phần mềm nào tương tự như thế này cũng được cả. Bạn chịu khó tìm trên mạng xem thử có chương trình nào free hay không (nếu có cho tui 1 bản nhé :-) )


    Dế Nhũi

Chia sẻ trang này