1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cái thiêng liêng của ngày tết có còn không?

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi nguoibantra, 14/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoibantra

    nguoibantra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Cái thiêng liêng của ngày tết có còn không?

    Chẳng hiểu sao, từ khi có lệnh cấm đốt pháo tết tới giờ, mình không còn cảm thấy cái không khi thiêng liêng của tết nữa.

    Hôm qua họp mặt tết niên trong công ty, mình hỏi mấy đứa bạn trong công ty xem các bác ấy có cảm thấy nôn nao gì không? Các bác ấy bác ấy bảo là cảm thấy bình thường

    Mấy ngày nay thấy báo chí bàn tới việc ăn tết theo tây... nhưng cái quan trọng nhất là làm sao để có lại được cái không khí thực sự thiêng liêng của ngày tết thì ko thấy mấy bác đó bàn tới.

    Các bác trên ttvnol mình thấy sao hả?
  2. duongducminh

    duongducminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2004
    Bài viết:
    4.821
    Đã được thích:
    0
    Chuyện này bên Thảo luận bàn mãi rồi. Cấm đốt pháo là không hợp lý nhưng không cấm thì không quản lý được -> Vẫn phải cấm
  3. cucvangcuoithu

    cucvangcuoithu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    2
    Quả thật khi đến giao thừa mà không được nghe tiếng pháo thì buồn. Hồi mới cấm pháo là vậy nhưng lâu dần cũng cảm thấy quen. Hãy làm quen với tiếng pháo hoa vậy bạn à. Biết làm sao được bây giờ.
  4. sakura

    sakura Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2001
    Bài viết:
    1.660
    Đã được thích:
    0
    hic hic.. cái thiêng liêng của ngày tết đâu chỉ ở tiếng pháo đâu mà phân tích vậy.
    Ngày xưa các cụ có câu đối để thể hiện, thi vị ngày tết:
    Dưa hành, thịt mỡ, câu đối đỏ
    Cây nêu, tràng pháo, bánh trưng xanh.
    Ngày còn bé thì thấy háo hức với ngày Tết vì được mừng tuổi, được đi chơi, được đốt pháo (háo hức nhất là đi Bình Đà mua pháo, là ngày Tết đi nhặt pháo chưa nổ về nhồi lại làm thành quả to hơn, là lấy hết vở quấn pháo rồi ra Giêng mua vở mới). Nhưng bây giờ lại thấy ngày Tết là ngày xum họp gia đình, là ngày được tự do bù khú...
    Vậy ý nghĩa chính của ngày tết thì lúc nào cũng vẫn nguyên hương vị (tiếng pháo chỉ là 1 thành tố nhỏ thôi)
  5. NguyHun

    NguyHun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    4.092
    Đã được thích:
    0
    đúng rồi .... ý nghĩa hay không là do bản thân mình cảm nhận như thế nào .... có pháo chưa chắc là ý nghĩa ...
    Chúc bạn ăn tết vui vẻ nhé ....
  6. banhnuong.

    banhnuong. Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Đúng rùi! cái gì "Không Quản Lý Được" thì phải cấm
  7. come_on_girl

    come_on_girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    5.420
    Đã được thích:
    0
    Thật ra thì tết có chút mùi pháo, tiếng nổ cũng làm ngày tết thêm thi vị, cái khó là ko quản lý đc nên phải cấm thui, giờ mình ra đường, thỉnh thoảng có thanh niên đốt pháo diêm, cũng cố hít cái mùi thuốc pháo, thơm thơm lạ kì
  8. botaychamcom291

    botaychamcom291 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2006
    Bài viết:
    2.979
    Đã được thích:
    0
    Bình thường thoai, ra ngoài đường là bít mùi vị tết ngay, đường chật cứng, đông nghẹt, giờ thì nói cũng có tác dụng gì, tớ chả cho đốt pháo là hay, cấm là fải
  9. nguoibantra

    nguoibantra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Hi hi... mình thấy câu đối "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, Bánh trưng xannh" rất tuyệt. Nó mô tả cái tết với đầy đủ màu sắc, hương vị và âm thanh. Nếu bỏ đi âm thanh của pháo thì mình đón tết câm đó bạn.
    Mình nói không quá lời đâu. Hồi tối này mình dạo phố Sài Gòn một vòng thấy hầu hết người nghèo không có tết đâu bạn ạ! Hồi xưa - trước khi cấm pháo - mọi người khổ hơn bây giờ nhiêu nhưng mà cứ chiều 30 tết là các chợ đóng cửa hết, ra đường thấy vắng teo. Ai ai cũng thấy muốn trở về nhà để hưởng không khí ấm cúng thiêng liêng của gia đình bất kể giàu nghèo. Người nghèo cũng có cảm giác đó vì có tiếng pháo nhắc nhớ từ lúc đưa ông táo đó. Tiếng pháo cũng giúp người ta lo tết từ sớm nên việc ai cũng muốn việc mua bán diễn ra nhanh chóng sao cho trưa 30 tết là có mặt ở nhà cúng ông bà tổ tiên.
    Bạn biết không, hồi xưa cái tết thực sự ở VN mình diễn ra từ lúc đưa ông táo đến lúc giao thừa là hết. Cái tuần lễ này là tuần lễ mọi người từ nghèo tới giàu đều cảm thấy thiêng liêng nhất.
    Tiếng pháo nó tạo ra sự giật mình. Giật mình để thấy thời gian một năm đã qua và người ta phải nhìn lại xem một năm qua mình ra sao ? Và như vậy chính nó tạo ra nhịp sống của một năm cho mọi người. Thiếu nó người nghèo dường như không có tết nữa. Cứ như vầy thì mình thấy là có những người cả đời họ không biết giao thừa là gì đâu. Hồi tối, lúc gần giao thừa rồi mà mình thấy chợ Bà Chiểu còn đông hơn cả ngày thường nữa. Thấy nhiều người nghèo thấy tội nghiệp lắm.
    Cái làm mình buồn nhất là tại sao ngày xưa mọi người cùng có tết nhưng bây giờ thì không?
    Thôi mình buồn ngủ rồi. Mai mình sẽ gởi bà con các hình ảnh mình chụp thực tế lúc đi dạo đêm giao thừa nha.
  10. skid_row

    skid_row Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2004
    Bài viết:
    3.353
    Đã được thích:
    0

    Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
    Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh !!!

    Có thể coi trong 2 câu thơ này đã hiện lên một cách ngắn gọn nhưng rõ ràng nhất những biểu tượng của ngày Tết cổ truyền VN.
    Xem bây giờ cái j mất, cái j còn nha !
    - Thịt mỡ, còn !
    - Dưa hành, còn !
    - Câu đối, k hẳn mất, nhưng chả phổ biến nữa
    - Cây nêu, mất hẳn !
    - Tràng pháo, lẻ tẻ, chính thống chỉ còn pháo hoa, phi chính thống vẫn có pháo bánh, cơ mà, cũng coi như là mất !
    - Bánh chưng xanh, còn !
    Gần như mất 1/2, nhưng xem ra cũng chỉ là hình thức, điều quan trọng là tâm trạng Tết trong mỗi người hình như chả còn, riêng skid đêm 30 cũng chả hào hứng đón Giao thừa nữa, ngủ lăn quay, mẹ gọi dậy mới dậy , ngày thường thức tới 12h, 1h sáng là bình thường, Tết lại ... lười, ngủ sớm, chẹp !!! Nghĩ cũng thấy mình ... ngược đời, hì hí ^^ !
    Có một người bạn trong SG, nhắn tin bảo, "Tết ngòai bắc chắc chắn vẫn thấm đượm tình quê hơn trong SG. Trong đây, ngôn từ "ăn tết" đuợc thay bằng "chơi tết", chỉ như thế thôi cũng mất đi nhiều lắm ... ", k phải đâu, Tết ngoài Bắc giờ cũng k khác Tết trong Nam là mấy, nhất là khi zời lại nóng như Tết năm nay
    Không khí thì không lạnh, lòng người thì hững hờ, ôi Tết ...
    Muốn tìm lại cảm giác nôn nóng háo hức của ngày xưa, mà sao ... k thể ...

Chia sẻ trang này